MỸ THUẬT THỜI NGUYỄN (1802 1885) I Hoàn cảnh xã hộ

Một phần của tài liệu Lịch sử mỹ thuật Việt Nam (Trang 60 - 61)

IV MẤY DẠNG CÔNG TRÌNH KHÁC CỦA NHÀ NƯỚC VÀ QUÝ TỘC

MỸ THUẬT THỜI NGUYỄN (1802 1885) I Hoàn cảnh xã hộ

I. Hoàn cảnh xã hội

Năm 1802 tập đoàn phong kiến Nguyễn Anh đánh bại triều đình tây Sơn, lập ra vương triều Nguyễn, đặt niên hiệu là Gia Long, đóng đô ở Phú Xuân, xác lập sự thống trị trên phạm vi cả nước từ đỉnh đầu Đàng Ngoài xuống tận cùng Đàng Trong. Năm 1804 sau khi thỏa thuận với nhà Thanh, Gia Long đặt quốc hiệu là Việt nam nhưng đến năm 1811 trở lại tên cũ Đại Việt, đến 1838 Minh Mạng đổi ra là Đại Nam.

Nếu Tây Sơn mới đặt nền móng cho sự thống nhất thì Gia Long đã xây dựng được sự thống nhất thực sự. Vì đất nước chưa bao giờ rộng lớn như thế, thời gian đầu 11 trấn phía Bắc hợp đồng tổng trấn Bắc Thành và 5 trấn cực Nam hợp thành tổng trấn Gia Định Thành, đến năm 1830 – 1831 Minh Mạng chia cả nước ra 30 tỉnh và phủ Thừa Thiên đều trực thuộc trung ương. Vua nắm mọi quyền một cách độc đoán, thậm chí không đặt tể tướng, không lấy trạng nguyên, không lập hoàng hậu, không phong tước vương cho người ngoài họ Vua.

Để tăng cường chuyên chế, Nhà nước ban hành “Luật Gia Long” gần như sao chép luật nhà Thanh, tìm mọi cách củng cố sự độc tôn Nho giáo, đặt “Thập điều” giao các làng xã bằng tiền và gạo cho quan lại, còn ruộng thì hưởng theo phép quân điền, để hạn chế sự nhũng lạm. Tuy thế, nạn tham nhũng ngày càng gia tăng đến mức dân coi “cướp ngày là quan”. Các vua từ Gia Long đến Tự Đức đều nhận thấy, đã từng xử phạt rất nặng hàng loạt quan to, song vẫn không ngăn chặn được.

Trong xu thế phát triển của kinh tế tư hữu, đến thời Nguyễn ruộng tư tăng lên rất nhiều, ruộng công còn lại quá ít, trong đó cường hào và hương lý bao chiếm hầu hết chỗ màu mỡ, dân chỉ được phần xương xẩu. Nhà nước có chú ý đê điều, song thiếu quy hoạch chung, nên vẫn liên tiếp xảy ra đê vỡ, kéo theo là đói kém. Đồng thời với việc khẩn hoang, do tình trạng dân phiêu tán, nhiều nơi lại bỏ ruộng hoang.

Tình trạng khốn đốn của dân đã dẫn đến những cuộc khởi nghĩa liên tục ở Bắc và Nam, lan lên cả miền núi với dân tộc ít người. Ngay cả trong giai đoạn “thịnh trị”, khởi nghĩa lớn nhỏ đời Gia Long có khoảng 90 cuộc, đời Minh Mạng khoảng 250 cuộc, Thiệu trị chỉ 7 năm cũng có 50 cuộc. Do Nho giáo khủng hoảng, những nho sĩ thức thời – như Cao Bá Quát cũng tham gia khởi nghĩa và trở thành lãnh tụ nghĩa quân.

Mặt khác do đất nước thống nhất, hệ thống giao thông được quan tâm với việc sửa đắp đường sá và tăng cường trạm dịch; rồi do tiếp xúc với phương Tây mà công nghiệp đã có bước tiến rõ rệt, kích thích óc sáng tạo của thợ thủ công Việt Nam. Chế độ công tượng trưng tập thợ khéo về kinh đô, tuy bị kiểm soát ngặt nghèo song do việc tập trung học hỏi lẫn nhau, tay nghề được nâng cao. Các làng nghề thủ công vẫn gắn với nông nghiệp nhưng phát triển hơn hẳn trước, nhiều mặt hàng nộp thế bằng sản phẩm. Nhà nước giữ độc quyền mua những sản phẩm quý, và cũng độc quyền ngoại thương, có mở rộng buôn bán với các nước trong khu vực, nhưng lại đóng cửa với phương Tây.

Tình hình xã hội trên đã ảnh hưởng đến sự phát triển văn hóa nghệ thuật: kinh đô Huế được xây dựng đàng hoàng to đẹp, nhưng việc xây dựng ở các làng quê có mở ra nhiều mà không lớn, không rầm rộ, được cái lan xa tỏa rộng.

Một điều quan trọng là nhà Nguyễn nắm chính quyền trong lúc phương Đông đang trì trệ ở cuối mùa phong kiến, thì phương Tây đã bước vào chủ nghĩa tư bản và đi tìm kiếm thị trường quốc tế, nhiều nước châu Á đã lần lượt rơi vào ách thông trị của chủ nghĩa thực dân. Gia Long chịu ơn Bá Đa Lộc trong việc đánh thắng Tây Sơn, nên cố giữ quan hệ tốt với Pháp, nhưng thực tiễn các nước xung quanh đã làm cho nhà Nguyễn lo lắng. Minh Mạng lên ngôi đã lạnh nhạt với các võ quan Pháp trong triều, khiến họ phải về nước, cự tuyệt với các nước phương Tây. Năm 1858 Pháp chính thức nổ súng xâm lược nước ta, triều đình Huế dao động giữa hai xu hướng chủ hòa và chủ chiến, với vũ khí thô sơ và chiến thuật lạc hậu, đã từng bước nhượng bộ, đến năm 1885 thì chính thức ký hàng ước chấp nhận sự đô hộ của Pháp trên cả nước. Như vậy, về chính trị chế độ quân chủ nhà Nguyễn chấm dứt ở năm 1885, nhưng do thực dân Pháo thực hiện cai trị theo chế độ nửa phong kiến nửa thuộc địa, dưới tính chất bù nhìn các vua nhà Nguyễn

vẫn tồn tại đến tận Cách mạng tháng Tám 1945. Văn hóa nghệ thuật truyền thống vẫn duy trì ở các làng xã, di duệ của mỹ thuật Nguyễn vẫn phát triển ngay ở Huế đến tận đầu thế kỷ XX.

Một phần của tài liệu Lịch sử mỹ thuật Việt Nam (Trang 60 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w