I NGHỆ THUẬT HỘI HỌA

Một phần của tài liệu Lịch sử mỹ thuật Việt Nam (Trang 30 - 32)

Cũng như các thời trước, hội họa thời Lê sơ không để lại bức tranh nào, song thơ văn và sử cũ có đề cập đến một số tranh, thậm chí miêu tả và nêu tâm trạng của người xem tranh.

Tập thơ nôm "Hồng Đức quốc âm thi tập' của Hội Tao Đàn, do những trí thức cao cấp nhất sáng tác trong giai đoạn thịnh đạt nhất của Nho giáo, một mặt khẳng định ngôn ngữ dân tộc đã phát triển thành ngôn ngữ thơ ca, mặt khác bên cạnh những đề tài bình dị dân dã, còn quan tâm đến những tác phẩm hội họa thuộc lối chơi trang nhã của giới thượng lưu.

Về tranh phong cảnh, họa sĩ xưa tập trung vào các loại hoa thanh cao như hoa sen, hoa mai.. Qua bài "Xem tranh bốn thứ sen" có cả bộ tứ bình với các cảnh sen non, sen già, sen gặp gió, sen sau cơn mưa, mỗi bức - một vẻ đẹp riêng, nhưng với họa sĩ thì vừa tự tin vừa băn khoăn :

Bốn ấy dường thanh đều mạc được Lóng sen một tấm mạc chăng nên?

Bài "Lại vịnh hoa mai vẽ" cũng gợi ra bức tranh cảnh vào xuân "hoa nở cây nên cũng một ngày". Bức tranh "Chim núi gọi người" được Nguyễn Trãi đánh giá là tác phẩm có "nét bút tuyệt vời", ông còn tâm đắc với bức tranh "Nhà trong núi có mây che" của xử sĩ họ Trình. Điển tích tình bạn tri âm thủy chung hiểm có giữa nghệ sĩ đàn Bá Nha với người thưởng thức Chung Tử Kỳ cũng được đi vào tranh và được Nguyễn Trãi đề thơ với sự đồng cảm sâu sắc :

Chung Kỳ khôi đúc tượng vàng,

Nhìn trăng luống những ôm đàn gảy chơi Đêm thanh mát lạnh bầu trời,

Hạc kêu lanh lảnh lạnh nơi chín chằm.

Tranh chân dung đương thời cũng được phát triển. Sử sách còn nhắc đến mấy bức, như trạng nguyên Nguyễn Trực vốn rất được các vua Lê yêu quý, được vua Lê Nhân Tông cho vẽ chân dung và để bên cạnh tỏ ra không bao giờ quên. Hoàng Thanh cũng có tranh chân dưng, năm 53 tuổi ông mất, được bạn thơ Lương Như Hộc tài hoa đề thơ ca ngợi.

Naguyễn Trãi nhớ đến ông ngoại, đã thuê thợ vẽ chân dung và sưu tầm thơ Trần Nguyên Đán để lưu giữ cho mai sau. Tương truyền vua Lê Thánh Tông sau khi minh oan cho Nguyễn

Trãi cũng tìm họa sĩ giỏi vẽ chân dung ông để thờ, nhưng bức tranh lụa về ông còn đến nay nếu là tranh gốc thì cũng đã bị tô lại nhiều lần rồi, còn chăng chỉ là bố cục.

Ngoài tranh, tập bản đồ đất nước vẽ năm 1490, các bản vẽ thiết kế đình Quảng Văn, thuyền, khánh cũng mang những yếu tố hội họa.

Với việc xã hội đã có han một lớp người được gọi là "họa công", chỉ bằng một số tư liệu thư tịch cũng phần nào cho biết nghệ thuật hội họa đương thời. Dấu vết hội họa còn rõ ràng hơn cả là hình vẽ trên gồm men trắng hoa lam mà nay còn khá nhiều bát, đĩa, lọ hoa, bình hương. Ở đấy những hình vẽ rải ra trên bề mặt bao quanh hiện vật mà người xem dễ nhận thấy nhất, làm cho đồ vật ngoài giá trị thực dụng còn thêm giá trị nghệ thuật nữa, và chính vì thế nó tồn tại xuyên thời gian. Nếu ở mặt ngoài của những lọ, bình... hình vẽ phần nhiều còn dừng ở những yếu tố hội họa chỉ nhằm để trang trí, thì trên một số đĩa được vẽ ở mặt trong vừa có băng trang trí vòng ngoài như khung hình, vừa có hình chính thường là tôm, cá, chim... vẽ ở trong theo bố cục của bức tranh. Những hình vẽ ấy nét đậm nét nhạt, nét to nét mảnh, hình khi tỏ khi mờ , con vật trở nên sống động và toàn cảnh có thể xem là bức tranh thủy mặc. Ở đấy, người thợ trang trí gốm đã thực sự là họa sĩ tài ba.

Thời Lê sơ kéo dài vừa đúng một trăm năm, là khâu chuyển của xã hội quân chủ Phật giáo sang Nho giáo, mỹ thuật chùa tháp bị hạn chế song vẫn tồn tại và tiềm ẩn sức phát triển mới khi có thời cơ . Mỹ thuật chính thống tuỳ theo tinh thần Nho giáo và gắn với triều đình, song trong hoàn cảnh kinh tế - xã hội cụ thể lại rất gần nhân dân và có nhiều chất dân gian. Hướng theo Nho giáo, mỹ thuật có học một số mẫu hình nghệ thuật phương Bắc, song còn ở mức thể nghiệm, và cũng đã có tái tạo theo cảm quan dân tộc.

Chương II

MỸ THUẬT THỜl MẠC (1527 - 1592) I. HOÀN CẢNH XÃ HỘI

Đầu thế kỷ XVI xã hội càng ngày càng rối ren, chế độ phong kiến sa dần vào cơn khủng hoảng mới, tập đoàn quý tộc Mạc vốn xuất thân từ dân chài ven biển xứ Đông, nhờ giỏi vật võ mà tham gia triều chính đã đảo chính lập ra vương triều Mạc.

Vừa nắm chính quyền, nhà Mạc đã mau chóng ổn định xã hội, chỉ 5 năm sau (1532) đã được sử quán nhà Lê thừa nhận: "Người buôn bán và người đi đường đều đi tay không, ban

đêm không có trộm cướp, trâu bò thả chăn không phải mang về, chỉ mỗi tháng điểm soát một lần, hoặc có sinh đẻ cũng không thể biết là vật nhà mình. Trong một vài năm đường sá không nhặt của rơi, cổng ngoài không đóng, thường được mùa to, trong cõi tạm yên". Rõ ràng đây là

một xã hội thái bình hiếm có.

Phát huy thành quả trên, nhà Mạc tiếp tục ban bó một số chính sách về kinh tế, như ruộng công và ruộng chùa sau cấp cho binh sĩ thì chia đều cho mọi người trong xã, đúc tiền, mở nhiều chợ, trao đổi hàng hóa với thuyền nước ngoài, tạo điều kiện cho các phường thợ ra đời và hoạt động.

Nhà Mạc vẫn theo mô hình nhà nước Lê sơ, trong khi tìm chỗ dựa ở Nho giáo đã nhận thấy có sự phản ứng của nho sĩ cũ trung thành với nhà Lê, nên gấp rút đào tạo ngay đội ngũ trí thức mới. Trong 65 năm cầm quyến, nhà Mạc tổ chức thi cử cấp cao rất đều đặn, cứ 3 năm 1 lần, tất cả được 22 khoa thi lấy đỗ 499 tiến sĩ, trong đó có 13 trạng nguyên với những tên tuổi nổi tiếng như Nguyễn Bỉnh Khiêm, Giáp Hải... Trong khi đề cao Nho giáo, nhà Mạc lại tạo điều kiện cho đạo Phật và đạo Lão phục hồi và phát triển, do đó nhiều chùa Phật và quán Đạo được xây dựng, hai loại kiến trúc tôn giáo này thâm nhập nhau, thường kết hợp làm một.

Do sự phát triển của kinh tế hàng hóa, việc giao lưu giữacác địa phương được mở rộng, và đặc biệt là vai trò của đồng tiền được đề cao, nó tấn công mạnh mẽ vào đạo đức xã hội, làm thay đổi các giá trị văn hóa truyền thống như Nguyễn Bỉnh Khiêm than phiền:

Còn bạc, còn tiền, còn đệ tử ? Hết cơm, hết rượu, hết ông tôi !

Một điều nổi lên ở thế kỷ XVI là nhà Mạc luôn phải đối mặt với chiến tranh. Trong âm mưu bành trướng, nhà Minh lợi dụng nội tình chính trị nước ta không ổn định, đã tích cực chuẩn bị xâm chiếm. Nhà Mạc nhờ đất tranh ngoại giao khôn khéo vừa kiên quyết vừa linh hoạt nên đã tránh được hiểm họa ngoại xâm. Nhưng các thế lực đối kháng trong nước, dưới danh nghĩa "phù Lê" đã lập ra một triều đình mới ở Thanh Hóa, sử cũ gọi là Nam triều để phân biệt với triều đình của nhà Mạc gọi là Bắc triều. Cuộc chiến tranh Nam - Bắc triều ngay từ năm 1539 đã nổ ra, lúc đầu còn ngắt quãng, về sau dồn dập. Trong 65 năm nhà Mạc cầm quyền, tới 47 năm đựng độ lớn nhỏ với Nam triều, đến năm 1592 thì bị đẩy khỏi Thăng Long. Như thế về danh nghĩa nhà Mạc đã chấm dứt, nhưng suốt mười năm sau đó luôn dược sự ủng hộ của nhân dân, đã nhiều lần tiến đánh xứ Bắc, xứ Đông, từng chiếm được cả kinh thành, rồi lại xâm phạm Gia Lâm tới hơn một tháng, sau đó mới chịu thu rút ở yên ở Cao Bằng đến tận năm 1677 mới dứt hẳn. :

Tình hình chiến tranh một mặt làm cho xã hội điêu đứng như Nguyễn Bỉnh Khiêm ghi nhận trong bài Thương bạn: "Khắp nơi từ Đông đến Nam, ruộng không cấy hái,... nhà ở bẻ làm củi, trâu cày mổ thịt ăn, . . . tiều tụy thật quá lắm, kêu van đâu có được!". Mặt khác quý tộc cảm thấy vận số ngắn ngủi, cuộc sống bấp bênh, cần phải tìm chỗ dựa ở Thần quyền nên đã đóng góp vào chùa quán khá nhiều đề tu bổ hoặc dựng mới nhiều di tích. Cũng do nhà nước phải tập trung vào chiến tranh, nên kỷ cương xã hội lơi lỏng và triều đình không thể với tay xuống các địa phương, làng xã giữ được nhiều tập tục với tinh thần dân chủ cộng đồng. Tác động của đồng tiền càng kích thích tính tự do trong hoạt động nghệ thuật. Đó là những tiền đề cho một nền mỹ thuật đậm chất dân gian - dân tộc phát triển.

Một phần của tài liệu Lịch sử mỹ thuật Việt Nam (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w