Tượng "Đức Vua" nhà Mạc

Một phần của tài liệu Lịch sử mỹ thuật Việt Nam (Trang 36 - 37)

I NGHỆ THUẬT KẾN TRÚC 1 Kiến trúc cung đình

e) Tượng "Đức Vua" nhà Mạc

Một số địa phương ở Hải Phòng, trong đó tập trung là huyện Kiến Thuỷ - vốn xưa thuộc vùng Dương Kinh quê hương nhà Mạc, còn giữ được tượng đá cao gần bằng người thực mà

nhân dân vẫn gọi là "Đức Vua". Những chữ khắc trên tượng đều bị sơn phủ kín như che giấu, thậm chí nhân dân còn kể suốt trong thời Lê trung hưng tượng bị chôn vùi dưới ao chùa, mãi khi nhà Nguyễn nắm chính quyền một thời gian, nghe chừng yên ổn, dân làng mới đào lên đưa vào chùa thờ. Tượng ở chùa Đại Linh (thôn Đại Trà) làm năm đầu Diên Thành (1578), ở chùa Bạch Đa (thôn Phúc Hải) làm năm Diên Thành 3 (1580), ở chùa Hưng Khánh (thôn Trung Hành) làm năm Quý Mùi (1583)... Tất cả đều thuộc thời Mạc và hẳn là "Đức Vua" đương thời tức Mạc Mậu Hợp (1562 - 1592) . Ông vua này trong 30 năm nắm chính quyền đã thay đổi niên hiệu tới 6 lần, tình trạng này giống như ở thời Lý, biểu hiện sự "đổi mới" liên tục để mong tìm vận hội tốt đẹp cho xã hội, nên thường được dân quý trọng nhất là vùng quê hương ưu ái, đã tạc tượng thờ. Chùa Phúc Linh (thôn Nhân Trai) cũng có pho tượng tương tự tuy không khắc năm tạc.

Các tượng "Đức Vua" nhà Mạc ở các chùa trên đều bằng đá liền khối với ngai, đội mũ bình thiên dưới trán ôm sát đầu phía trước có chữ Vương ( ), còn trên là mặt phẳng vuông gương mặt thanh thản sáng sủa, mình mặc hoàng bào có ống tay rất rộng, hai tay chắp trước ngực cầm hốt, hai chân thả lỏng, đất chỉ hở âm hài ra khỏi gấu áo. Chiếc ngai như được đóng bằng gỗ có tay ngai đầu rồng ôm vòng tượng, có chần song con tiện và ván bưng đằng sau chạm rồng, phượng, hoa lá. Tượng tạc trong một bố cục đóng kín, cân đối, các nếp áo chảy sóng mượt, dáng nghiêm túc, tư thế đàng hoàng.

Tượng "Đức Vua" được nhân dân các làng quê tạc thờ ngay ở đương thời là hiện tượng đặc biệt, duy nhất, chỉ xảy ra ở thời Mạc. "Đức Vua" chùa Bạch Đa còn được người xưa ghi là "... thạch Phật nhất tướng", tức là một pho tượng Phật, song hình dáng rõ ràng khác xa tượng phật, điều này ghi trên tượng còn cho biết năm người tạc tượng và người cung tiến, chẳng hạn Đặng Thái và Trần Kim đã tạc "Đức Vua" chùa Bạch Đa, 5 người thợ ở xã Kính Chủ tạc tượng "Đức Vua" chùa Hưng Khánh theo yêu cầu của ông phù Đông hầu người làng.

Chùa Thiên Phúc (thôn Trả Phương) có pho tượng đá thuộc loại tượng Hậu Phật, nhưng tương truyền là "Mạc Đăng Dung", tượng không có chữ khắc kèm. Theo bố cục quen thuộc pử chùa: tượng ngồi bán kiết, đầu đội mũ trụ tròn phía trước có hình con chim bổ nhào, hai bàn tay đan nhau ắp trước bụng, mặc áo hoàng bào có bổ tử chạm rồng, đầu to thân hình không cân đối. Hình rồng ở bổ từ có mặt và cặp sừng như đầu trâu, lưng võng thường gặp ở thế kỷ XVI. Tượng cao 0m76. Ở chùa Ngo tức Ngô Sơn tự (Hà Tây) có pho tượng gỗ cao 0m97, hình dáng giống tượng đá Đăng Dung trên, song dân địa phương gọi là "tượng Ngọc hoàng". Con chim trên mũ của hai pho tượng này dường như biểu hiện thế giới tầng trời. Phải chăng Mạc Đăng Dung sau khi nhường ngôi, được xem như đồng nghĩa với Ngọc hoàng. Và đây là tượng Ngọc hoàng sớm nhất còn lại, không trở thành mẫu cho tượng Ngọc hoàng các thời sau, nhưng lại gần các loại tượng Bồ tát và tượng Hậu Phật.

Một phần của tài liệu Lịch sử mỹ thuật Việt Nam (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w