2.1.3.1. Quy mô trờng lớp.
Bảng 1. Số trờng, lớp học sinh cấp tiểu học qua các năm
Năm học Số trờng Số lớp Số học sinh 2004-2005 31 595 14.785 2005-2006 31 540 13.821 2006-2007 31 481 12.774 2007-2008 31 475 12.062 2008-2009 31 455 11.661
[ Nguồn: Phòng giáo dục và đào tạo huyện Thiệu Hóa ]
Số học sinh tiểu học trong các năm gần đây giảm dần (mỗi năm giảm khoảng 2000 học sinh) do thực hiện tốt kế hoạch dân số của địa phơng và đến nay đang có xu thế ổn định.
Theo kế hoạch từ nămhọc 2006-2007 số học sinh tiểu học sẽ giảm ít và đi vào thế ổn định từ năm học 2009-2010 với trên 400 lớp, 11.845 HS.
2.1.3.2. Những thành tựu nổi bật.
Cùng với giáo dục phổ thông và GDTX, giáo dục tiểu học huyện Thiệu Hóa đã có nhiều đóng góp đáng kể vào thành tích chung của ngành.
- Năm 1992 huyện đã hoàn thành phổ cập giáo dục và xoá mù chữ bậc tiểu học; năm 2001 hoàn thành phổ cập giáo dục đúng độ tuổi (theo Quyết định số 2489/QĐ-UBND của Chủ tịch UBND tỉnh), từ đó đến nay 31 xã, thị trấn duy trì ở mức vững chắc.
- Thực hiện triển khai đổi mới chơng trình, phơng pháp giáo dục, đổi mới công tác kiểm tra đánh giá quá trình dạy học, triển khai cuộc vận động hai không, chất lợng giáo dục toàn diện đợc chú trọng. Tỷ lệ học sinh ra lớp 1 hàng năm đạt 100%, học sinh bỏ học giữa chừng hàng năm ở các khối lớp hầu nh không có, học sinh ở lại lớp hàng năm dới 0,5%, đây là điều kiện thuận lợi cho công tác duy trì vững chắc phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập giáo dục THCS.
- Phong trào kiên cố hoá trờng học và xây dựng trờng chuẩn Quốc gia cho cấp tiểu học ở các địa phơng, trờng học đợc quan tâm đúng mức, thực hiện chơng trình trái phiếu Chính phủ, QĐ số 4100 của UBND tỉnh Thanh Hóa về kiên cố hóa trờng lớp. Kết thúc năm học 2008-2009 toàn huyện có số phòng học kiên có, chiếm tỷ lệ 90,8%; có 26/31 trờng tiểu học đợc công nhận chuẩn Quốc gia mức độ I, đạt tỷ lệ 83,9 %. Trong đó có 01 trờng đạt chuẩn mức độ II. Tạo điều kiện tốt cho các nhà trờng nâng cao chất lợng dạy và học, tăng dần số lớp học 2 buổi /ngày.
- Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục dần dần đợc đáp ứng tơng đối đầy đủ về số lợng và chất lợng nghề nghiệp. Cơ chế chính sách của Nhà nớc đối với đội ngũ nhà giáo đợc cải thiện, công tác xã hội hóa giáo dục đợc các cấp quản lý ở địa phơng và toàn xã hội quan tâm nhiều đến giáo dục.
2.1.3.3. Những khó khăn, tồn tại.
Những khó khăn của cấp tiểu học là tình trạng chung của giáo dục huyện Thiệu Hóa, đặt ra cho các nhà quản lý giáo dục mà trực tiếp là hiệu trởng và phó hiệu trởng trớc tình hình mới phải đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội trên địa bàn huyện đó là:
- Điều kiện cơ sở vật chất cha đáp ứng cho dạy học 2 buổi/ ngày, các phòng học chức năng, đặc biệt là các trang thiết bị yêu cầu cho đổi mới chơng trình, phơng pháp, ứng dụng công nghệ thông tin, nối mạng còn thiếu và không đồng bộ.
- Đội ngũ cán bộ quản lý cha đợc xây dựng và bồi dỡng, tham quan học tập ngoài tỉnh và nớc ngoài; toàn huyện cha có cán bộ quản lý nào đợc đào tạo chuyên ngành quản lý giáo dục tiểu học, mà chỉ đợc trởng thành từ cán bộ chuyên môn.
- Số lợng giáo viên đủ về số lợng, song chất lợng nghề nghiệp không đồng đều, thiếu nhiều giáo viên cho các bộ môn đặc thù (Nhạc, Mỹ thuật, thể dục, y tế trờng học).
- Một bộ phận học sinh con em cha đợc các bậc phụ huynh quan tâm đúng mức, do bố, mẹ phải đi làm ăn xa để con cho ông bà hoặc ngời thân, đặc biệt khó khăn chất lợng cuộc sống hàng ngày, tình cảm gia đình, sự quan tâm không có, ảnh hởng không nhỏ đến công tác giáo dục.
2.2Mục đích, đối tợng khảo sát về quản lý dạy học của các trờng tiểu học ở huyện thiệu hoá