Những yếu tố ảnh hởng đến chất lợng dạy học

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy học ở các trường trung học phổ thông huyện quỳnh lưu tỉnh nghệ an (Trang 25 - 31)

* Nội dung, chơng trình dạy học - Theo điều 29 Luật giáo dục 2005:

+ Chơng trình giáo dục phổ thông thể hiện mục tiêu GD phổ thông; quy định chuẩn kiến thức, kỹ năng, phạm vi và cấu trúc nội dung giáo dục phổ thông, phơng pháp và hình thức tổ chức hoạt động GD, cách thức đánh giá kết quả GD đối với các môn học ở mỗi lớp và mỗi cấp học của giáo dục phổ thông.

+ Sách giáo khoa cụ thể hoá các yêu cầu về nội dung kiến thức và kỹ năng quy định trong chơng trình giáo dục của các môn học ở mỗi lớp của giáo dục phổ thông, đáp ứng yêu cầu về phơng pháp GD phổ thông.

+ Bộ trởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành chơng trình giáo dục phổ thông, duyệt SGK để sử dụng chính thức, ổn định, thống nhất trong giảng dạy, học tập ở các cơ sở giáo dục phổ thông, trên cơ sở thẩm định của Hội đồng quốc gia thẩm định chơng trình giáo dục phổ thông và SGK.

Vì thế, chơng trình và nội dung SGK nặng quá, lợng kiến thức nhiều, thời gian ít sẽ ảnh hởng đến chất lợng dạy học.

Nội dung của SGK quá khó, không phù hợp với thực chất trình độ của học sinh cũng sẽ làm ảnh hởng đến chất lợng dạy học của giáo viên.

Chơng trình bài học quá dài, nhiều kiến thức trong một tiết dạy sẽ làm cho giáo viên thực hiện tiết dạy đó khó đạt kết quả tốt, điều này sẽ làm ảnh h- ởng đến phơng pháp dạy học của GV.

* Theo Điều 6 Luật Giáo dục 2005: Chơng trình giáo dục thể hiện mục tiêu giáo dục; quy định chuẩn kiến thức, kỹ năng, phạm vi và cấu trúc nội dung giáo dục, phơng pháp và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục, cách thức đánh giá kết quả giáo dục đối với các môn học ở mỗi lớp, mỗi cấp học và trình độ đào tạo. Chơng trình giáo dục phải đảm bảo tính hiện đại, tính ổn định, tính thống nhất; kế thừa giữa các cấp học, các trình độ đào tạo và tạo điều kiện cho sự phân luồng, liên thông, chuyển đổi giữa các trình độ đào tạo, ngành đào tạo và hình thức giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân.

Chơng trình học còn nặng nề, thiếu thực hành, cung cấp kiến thức sự kiện là chính, một số nội dung cha phù hợp với lứa tuổi học sinh, nhiều học sinh không theo kịp chơng trình vì nặng kiến thức và nhiều môn học, lợng kiến thức trong một tiết học nhiều do đó giáo viên khó thực hiện đổi mới phơng pháp dạy học theo hớng phát huy tính tích cực của học sinh.

* Phơng pháp dạy học :

Phơng pháp dạy học là một trong những vấn đề cơ bản của lý luận dạy học, đang có nhiều nhiều ý kiến khác nhau. Phơng pháp dạy học là gì? Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về phơng pháp dạy học. Sau đây xin nêu một vài định nghĩa trong số đó:

Phơng pháp dạy học là cách thức tơng tác giữa thầy và trò nhằm giải quyết các nhiệm vụ giáo dỡng, giáo dục và phát triển trong quá trình dạy học (Lukbabanski, 1983)

Phơng pháp dạy học là một hệ thống hành động có mục đích của giáo viên nhằm tổ chức hoạt động nhận thức và thực hành của học sinh, đảm bảo cho học sinh lĩnh hội nội dung học vấn (Lécn, 1981)

Phơng pháp dạy học là cách thức hoạt động tơng hỗ giữa thầy và trò nhằm đạt đợc mục đích dạy học. Hoạt động này đợc thể hiện trong việc sử dụng các nguồn nhận thức, các thủ thuật lôgic, các dạng hoạt động độc lập của học sinh và cách thức điều khiển quá trình nhận thức của thầy giáo (I. D Dverev. 1980)

Mặc dầu cha có ý kiến thống nhất về định nghĩa phơng pháp dạy học, song các tác giả đều thừa nhận rằng phơng pháp dạy học có những dấu hiệu đặc trng sau đây:

Nó phản ánh quá trình vận động của quá trình nhận thức của học sinh nhằm đạt đợc mục đích đặt ra.

Phản ánh sự vận động của nội dung đã đợc nhà trờng quy định. Phản ánh cách thức trao đổi thông tin giữa thầy và trò.

Phản ánh cách thức hoạt động nhận thức và kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động.

Nh vậy ta có thể định nghĩa: Phơng pháp dạy học là tổ hợp các cách thức hoạt động của cả thầy và trò trong quá trình dạy học, dới sự chỉ đạo của thầy nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ dạy học.

+ Điều 28 Luật giáo dục 2005 chỉ rõ, phơng pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dỡng phơng pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh.

Phơng pháp dạy học là con đờng để đạt mục đích dạy học. PPDH là cách thức hành động của GVvà HS trong quá trình dạy học.

Phơng pháp dạy học có vai trò quyết định tích tích cực chủ động của HS trong việc tiếp thu bài giảng, huy động đợc mọi HS làm việc, đánh giá đợc năng lực cũng nh kết quả của từng HS. Hơn nữa, đổi mới PPDH còn tạo điều kiện tốt nhất để HS không chỉ trả lời tranh luận với GV, mà còn đợc trao đổi, tranh luận với bạn học để tìm ra chân lý. Vì vậy điều quan trọng là ngời GV phải xây dựng kế hoạch hoạt động của giờ học nhằm kích thích tính chủ động sáng tạo của HS, từ đó nâng cao chất lợng dạy học.

Việc thực hiện đổi mới chơng trình giáo dục phổ thông đòi hỏi phải đổi mới đồng bộ từ mục tiêu, nội dung đến phơng pháp.

Mục đích của việc đổi mới PPDH ở trờng phổ thông là thay đổi lối dạy học truyền thụ một chiều sang dạy học theo “Phơng pháp dạy học tích cực” nhằm giúp HS phát huy tính tích cực, tự giác chủ động sáng tạo, rèn luyện thói quen và khả năng tự học, tinh thần hợp tác, kỹ năng vẫn dụng kiến thức vào những tình huống khác nhau trong học tập, sẽ thúc đẩy động cơ học tập của học sinh dẫn đến nâng cao kết quả học tập.

Mặt khác do yêu cầu của sự phát triển KT-XH đối với việc đào tạo nguồn nhân lực trong giai đoạn mới; do sự phát triển nhanh, mạnh với tốc độ mang tính bùng nổ của khoa học công nghệ; do những thay đổi trong đối tợng giáo dục và cần phải hoà chung với xu thế đổi mới tiến bộ trên thế giới. Vì vậy cần phải đổi mới PPDH cho phù hợp với yêu cầu đổi mới trong giai đoạn mới.

Định hớng đổi mới PPDH đã đợc xác định trong NQTW 4 khoá VII (tháng 1 - 1993), NQTW 2 khoá VIII (tháng 12- 1996), đợc thể chế hoá trong luật giáo dục (2005), đợc cụ thể hoá trong các chỉ thị của Bộ GD và ĐT, đặc biệt chỉ thị số 14 ( tháng 4 -1999). Vì thế, đổi mới PPDH đợc thực hiện theo các định hớng sau:

- Bám sát mục tiêu giáo dục phổ thông. - Phù hợp với nội dung dạy học cụ thể - Phù hợp với đặc điểm lứa tuổi học sinh

- Phù hợp với cơ sở vật chất, các điều kiện dạy học của nhà trờng - Phù hợp với việc đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả dạy- học

- Kết hợp giữa việc tiếp thu và sử dụng có chọn lọc, có hiệu quả các PPDH tiên tiến, hiện đại với việc khai thác những yếu tố tích cực của PPDH truyền thống.

- Tăng cờng sử dụng các phơng tiện dạy học, thiết bị dạy học và đặc biệt l- u ý đến những ứng dụng của công nghệ thông tin.

* Đội ngũ giáo viên:

Hiện nay trong đội ngũ GV vẫn có một số ít giáo viên còn hạn chế về năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, cha nhiệt tình giảng dạy, cha tích cực trong việc đổi mới phơng pháp dạy học, cha nắm vững chuẩn kiến thức cần đánh giá nên nhiều lúc yêu cầu quá cao so với chuẩn, cha đầu t cho việc ra đề kiểm tra, cha đầu t nhiều cho việc soạn giáo án mà đang còn soạn đối phó, cha quan tâm đến hoàn cảnh những học sinh có khó khăn trong học tập. Việc dạy cho học sinh tự học và sáng tạo hầu nh ít thực hiện, chỉ lo dạy hết giáo án, ch- ơng trình, nội dung đã qui định điều đó làm ảnh hởng đến chất lợng dạy học.

Bên cạnh đó vẫn còn một số giáo viên có năng lực cha phù hợp với từng cấp học, một số GV học hệ tại chức, hệ cử nhân vẫn giảng dạy ở trờng THPT phần nào làm ảnh hởng đến chất lợng dạy học. Tuy nhiên những giáo viên thuộc hệ này các cơ sở giáo dục đã cử đi học để đạt bằng theo qui định song vẫn còn hạn chế về năng lực thực chất và làm ảnh hởng lớn đến quá trình dạy học.

Điều 33 điều lệ trờng THPT, trình độ chuẩn đào tạo của giáo viên trờng trung học đợc quy định nh sau:

+ Đối với giáo viên tiểu học: có bằng tốt nghiệp trung cấp s phạm;

+ Đối với giáo viên THCS: có bằng tốt nghiệp cao đẳng s phạm hoặc có bằng tốt nghiệp cao đẳng và chứng chỉ nghiệp vụ s phạm theo đúng chuyên ngành của các khoa , trờng s phạm;

+ Đối với giáo viên THPT: có bằng tốt nghiệp đại học s phạm hoặc có bằng tốt nghiệp đại học và có chứng chỉ bồi dỡng nghiệp vụ s phạm theo đúng chuyên ngành tại các khoa, trờng đại học s phạm.

Giáo viên cha đạt trình độ chuẩn đợc quy định ở trên đợc nhà trờng, cơ quan quản lý giáo dục tạo điều kiện để đạt trình độ chuẩn.

Giáo viên có trình độ trên chuẩn đợc nhà trờng, cơ quan quản lý giáo dục tạo điều kiện để phát huy tác dụng của mình trong giảng dạy và giáo dục.

* Yếu tố chất lợng đầu vào cũng ảnh hởng nhiều đến chất lợng dạy học, đối với những học sinh thuộc vùng nông thôn, vùng biển, học sinh miền núi, nhiều gia đình còn khó khăn về kinh tế nên cha đầu t cho con học tập, điều này làm ảnh hởng đến kết quả tuyển sinh vào trờng THPT, chất lợng đầu vào thấp làm ảnh hởng đến chất lợng dạy học.

* Các yếu tố về chính trị, xã hội: tuyên truyền, quán triệt, chấp hành tốt các chủ trơng, đờng lối, chính sách của Đảng và Nhà nớc; xây dựng tập thể s phạm đoàn kết, nhất trí, tạo tinh thần phấn khởi làm việc.

* Các yếu tố đảm bảo về phơng tiện CSVC, TBDH:

Xây dựng đầy đủ trờng lớp, phòng thí nghiệm - thực hành, sân chơi bãi tập, phòng thực hành và mua sắm các phơng tiện phục vụ cho việc dạy học: các thiết bị thí nghiệm thực hành, phơng tiện dạy học hiện đại: Máy tính, máy chiếu, băng hình ... Đồng thời, hiệu trởng quản lý có hiệu quả việc bảo quản, khai thác sử dụng CSVC, TBDH góp phần nâng cao chất lợng giờ dạy.

* Việc đánh giá kết quả học tập của học sinh không đúng với năng lực thực tế sẽ ảnh hởng lớn đến chất lợng dạy học. Trên thực tế vẫn còn nhiều học sinh ngồi nhầm lớp ở nhiều cấp học, bậc học nếu nh chúng ta đánh giá quá chặt thì ảnh hởng đến xu thế phát triển chung của nền giáo dục ngày nay, nếu không làm thế thì số học sinh này sẽ làm ảnh hởng nhiều đến chất lợng dạy học.

* Công tác quản lý hoạt động dạy học của giáo viên, việc quản lý các hoạt động dạy của giáo viên càng lỏng cũng làm ảnh hởng đến chất lợng dạy

học, ngày nay vẫn còn một số ít giáo viên cha có tinh thần trách nhiệm trong việc dạy học, cha thực hiện tốt các qui chế, việc lên lớp chậm, cha thực sự đầu t cho tiết dạy trên lớp, vì vạy các nhà quản lý cần có biện pháp để quản lý các hoạt động dạy học của giáo viên nhằm nâng cao chất lợng dạy học của nhà tr- ờng.

Chơng 2

Cơ sở thực tiễn của đề tài

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy học ở các trường trung học phổ thông huyện quỳnh lưu tỉnh nghệ an (Trang 25 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(82 trang)
w