Nâng cao chất lợng, hiệu quả công tác đánh giá cán bộ quản lý

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý các trường trung học cơ sở huyện quỳ hợp, tỉnh nghệ an luận văn thạc sĩ khoa học quản lý giáo dục (Trang 83 - 86)

- Có tinh thần yêu nớc sâu sắc, gơng mẫu đi đầu trong chấp hành chủ tr ơng, đờng lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nớc, tham gia các hoạt

1. Về phẩm chất

3.2.6. Nâng cao chất lợng, hiệu quả công tác đánh giá cán bộ quản lý

Thông qua việc khảo sát, điều tra cơ bản đội ngũ CBQL để nắm chắc chất l- ợng đội ngũ CBQL, đánh giá phân loại CBQL, trên cơ sở đó sắp xếp bố trí, sử dụng hợp lý, phát huy năng lực sở trờng của từng CBQL. Lập quy hoạch CBQL, xác định kế hoạch đào tạo bồi dỡng, từng bớc xây dựng đội ngũ CBQL các tr- ờng, đáp ứng đợc yêu cầu đổi mới giáo dục, góp phần thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của huyện Quỳ Hợp trong thời kỳ mới.

Đánh giá cán bộ để không ngừng nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng, năng lực và hiệu quả công tác của cán bộ. Làm căn cứ tuyển chọn, xây dựng quy hoạch, đào tạo bồi dỡng, bố trí sử dụng, bổ nhiệm, miễn nhiệm, luân chuyển, khen thởng, kỷ luật và thực hiện các chế độ chính sách đối với cán bộ.

Đánh giá CBQL là một nội dung quan trọng của công tác cán bộ, một trong những thành công trong công tác cán bộ của Đảng là đã hình thành đợc những quan điểm rõ ràng, nhất quán và phơng pháp sáng tạo, cụ thể trong đánh giá cán bộ.

Đánh giá chính xác cán bộ là cơ sở vững chắc để đào tạo và sử dụng hợp lý cán bộ, tạo động lực để cán bộ đảng viên cống hiến sức lực, tâm trí hoàn thành tốt nhiệm vụ đợc giao. Đánh giá cán bộ không đúng, không chính xác dẫn đến sử dụng cán bộ một cách tuỳ tiện, làm mất đi động lực phấn đấu của từng cá nhân, có khi làm xáo trộn tâm lý của cả một tập thể, gây nên sự trầm lắng, trì trệ trong công việc. Bởi vậy đánh giá cán bộ phải đợc xem xét thực hiện thống nhất trên nền tảng những quan điểm và phơng pháp đúng đắn, khoa học.

Trong thực tế hiện nay công tác đánh giá cán bộ nói chung và đánh giá CBQL giáo dục nói riêng ở nhiều cấp, nhiều nơi có lúc còn chủ quan, cảm tính, cục bộ, thiếu dân chủ, thiếu minh bạch làm cho một số cán bộ có đức, có tài bị bỏ quên, trong khi đó vẫn còn một số cán bộ có t tởng cơ hội, kém tài, lại đợc sử dụng; gây mất niềm tin, mất ổn định nội bộ, ảnh hởng đến hiệu quả hoạt động giáo dục các nhà trờng.

Việc đánh giá phải đảm bảo khách quan, toàn diện, khoa học, công bằng và dân chủ; phản ánh đúng phẩm chất, năng lực, hiệu quả công tác, phải đặt trong phạm vi công tác và điều kiện cụ thể của nhà trờng, địa phơng; phải căn cứ vào các kết quả đợc minh chứng phù hợp với các tiêu chí, tiêu chuẩn đợc quy định trong các văn bản pháp quy.

Để đánh giá cán bộ, cần lợng hoá chi tiết các tiêu chuẩn CBQL giúp các cấp quản lý khi triển khai đánh giá sẽ thu đợc kết quả chính xác hơn, khách quan hơn. Vừa qua, Bộ GD&ĐT đã ban hành thông t số 29/2009/TT-BGDĐT ngày 22/10/2009 ban hành Quy định Chuẩn hiệu trởng trờng THCS, trờng THPT và tr- ờng phổ thông có nhiều cấp học. Trong đó quy định nêu rõ đối tợng tham gia đánh giá gồm: Thủ trởng cơ quan quản lý trực tiếp; giáo viên, cán bộ, nhân viên nơi cán bộ công tác và tự đánh giá của chính cán bộ quản lý đó.

Các nội dung đợc xem xét, đánh giá gồm:

a/ Tiêu chuẩn 1: Phẩm chất chính trị và đạo đức nghề nghiệp. */ Phẩm chất chính trị

*/ Đạo đức nghề nghiệp */ Lối sống, tác phong */ Giao tiếp, ứng xử

b/ Tiêu chuẩn 2: Năng lực chuyên môn, nghiệp vụ s phạm. */ Hiểu biết chơng trình giáo dục

*/ Trình độ chuyên môn */ Nghiệp vụ s phạm */ Tự học và sáng tạo

*/ Năng lực ngoại ngữ và CNTT

c/ Tiêu chuẩn 3: Năng lực quản lý nhà trờng. */ Phân tích và dự báo

*/ Tầm nhìn chiến lợc

*/ Thiết kế và định hớng triển khai */ Quyết đoán và có bản lĩnh đổi mới */ Lập kế hoạch hoạt động

*/ Tổ chức bộ máy và phát triển đội ngũ */ Quản lý hoạt động dạy học

*/ Quản lý tài chính và tài sản nhà trờng

*/ Phát triển môi trờng giáo dục; quản lý hành chính */ Quản lý công tác thi đua, khen thởng

*/ Xây dựng hệ thống thông tin; kiểm tra đánh giá.

Để kết quả đánh giá có giá trị cao cần quán triệt để mọi giáo viên, cán bộ và nhân viên nắm vững nội dung, phơng pháp đánh giá; sau đánh giá phải ghi chép văn bản, lu giữ hồ sơ cán bộ làm căn cứ để xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dỡng, luân chuyển, bố trí sử dụng cán bộ của cấp có thẩm quyền.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý các trường trung học cơ sở huyện quỳ hợp, tỉnh nghệ an luận văn thạc sĩ khoa học quản lý giáo dục (Trang 83 - 86)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w