36 40, 02 2,2 14 03 3 Chỉ đạo việc kiểm tra, th
3.4.3. kiến của cán bộ quản lý Phòng đào tạo
Tổng số có 5 người được khảo sát. Kết quả cho thấy trong bảng 3.3.
Như vậy CBQL phòng đào tạo đánh giá tính cấp thiết trung bình 94,2% và tính khả thi trung bình của các biện pháp là 85,7%, cao nhất trong 3 đối tượng khảo sát. CBQL phòng Đào tạo thống nhất tính cấp thiết và tính khả thi đạt 100% ở 2 biện pháp 1 và 5; Các biện pháp 2,3,7 cấp thiết 100% nhưng khả thi chỉ đạt 80%. Qua trao đổi với các CBQL chúng tôi thấy họ đánh giá tính khả thi chưa cao là vì họ lo lắng đổi mới phương pháp dạy học là nội dung khó khăn, công tác tuyển chọn giáo viên vẫn gặp những khó khăn khách quan nhất định, biện pháp đổi mới kiểm tra đánh giá chất lượng cũng cần nhiều điều kiện khác và nhất là thời gian. Từ đó cũng cần thấy rằng: Cần động viên khuyến khích các CBQL hơn nữa để họ mạnh dạn không ngừng đổi mới cách nghĩ, cách làm, vận dụng sáng tạo, linh hoạt các biện pháp.
Hai biện pháp 4 và 6 tính cấp thiết và tính khả thi chỉ đạt 80%, thấp nhất trong tất cả các biện pháp. Qua trao đổi trực tiếp, chúng tôi biết được 2 biện pháp này phụ thuộc nhiều vào đối tượng tham gia đó là “Doanh nghiệp” Và “Học sinh sinh viên”. Điều này cho thấy muốn có kết quả dạy học thành công, không thể không tính đến các đối tượng tham gia. HSSV là nhân tố quyết
định đến chất lượng đào tạo của nhà trường, Doanh nghiệp là yếu tố cuối cùng phản ảnh chất lượng và thương hiệu của cơ sở đào tạo.
Bảng 3.3: Đánh giá tính cấp thiết, tính khả thi các biện pháp quản lý hoạt động dạy học của Cán bộ phòng Đào tạo
TT Các biện pháp quản Tính cấp thiết (%) Tính khả thi (%) Rất cần thiết Cần thiết Bình thường Không cần thiết Khả thi Không khả thi 1 Biện pháp đổi mới
quản lý hoạt động dạy của giáo viên
100 100
2 Biện pháp quản lý tuyển chọn, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ đội ngũ giáo viên
100 80,0 20,0
3 Biện pháp tổ chức đổi mới phương pháp dạy học
100 80,0 20,0
4 Biện pháp tăng cường các hình thức phối hợp đào tạo giữa nhà trường và CSSX
80,0 20,0 80,0 20,0
5 Biện pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý hoạt động dạy học 100 100 6 Biện pháp quản lý hoạt động học của HSSV 80,0 20,0 80,0 20,0
7 Biện pháp đổi mới kiểm tra đánh giá chất lượng day học
100 80,0 20,0
* Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi
Qua khảo sát ở 3 đối tượng (Bảng 3.1; 3.2; 3.3) cho thấy: Giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất là có tương quan thuận, chặt chẽ và đều đạt từ 72 đến 100%. Điều đó có nghĩa là: Giữa tính cần thiết và tính khả thi phù hợp nhau, biện pháp quản lý nhận thức ở mức độ nào thì mức độ thực hiện cùng tương ứng.