36 40, 02 2,2 14 03 3 Chỉ đạo việc kiểm tra, th
3.2.3. Biện pháp tổ chức đổi mới phương pháp dạy học
* Mục tiêu của biện pháp
- Thay đổi cách thức dạy và học: lấy người học làm trung tâm, phát huy nội lực của người chủ động tiếp cận tri thức.
- Thay đổi vị thế của người học(không bị động, tự tìm tòi và sáng tạo) và người dạy ( là người hướng dẫn, tổ chức, người điều khiển…)
- Làm phong phú thêm các phương pháp dạy học truyền thống và bổ sung thêm một số phương pháp dạy học mới: dạy học nêu vấn đề, dạy học theo nhóm, dạy học cá thể có hướng dẫn, dạy sản xuất, hướng dẫn tự nghiên cứu… nhằm hoàn thiện phương pháp dạy học đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng dạy học.
*Nội dung của biện pháp:
- Nâng cao nhận thức, lý luận cho giáo viên về việc đổi mới phương pháp dạy học.
- Tổ chức thực hiện việc đổi mới phương pháp dạy học thành phong trào thi đua rộng rãi trong trường.
- Hàng năm có tổng kết đánh giá và lập kế hoạch cho năm sau để việc đổi mới phương pháp dạy học trở thành hoạt động thường xuyên trong quá trình dạy học của giáo viên.
* Cách thức tiến hành
Bước 1: Tổ chức học tập quán triệt tới đội ngũ quản lý và giáo viên để mọi người hiểu biết sâu sắc về mục đích và nội dung của đổi mới phương pháp dạy học.
- Tạo ý thức về sự cần thiết phải đổi mới phương pháp dạy học, người giáo viên nhận rõ tính tất yếu của quá trình đổi mới phương pháp, chấp nhận nó là một thách thức, vì nó mà phải từ bỏ thói quen nghề nghiệp cũ kém hiệu quả và chịu vất vả thêm để điều chỉnh hệ thống kỹ năng, kỹ xảo theo hướng mới.
- Đổi mới phương pháp dạy học không có nghĩa là đoạn tuyệt với phương pháp dạy học cũ mà là kế thừa những ưu điểm trong phương pháp dạy học truyền thống và những cải tiến sáng tạo của giáo viên. Sự kế thừa, sử dụng có chọn lọc, sáng tạo đó tạo điều kiện cho người học hoạt động và sử dụng kinh nghiệm của bản thân mình vào quá trình học tập. Mặt khác đổi mới phương pháp dạy học còn bao gồm việc ứng dụng những thành tựu khoa học, kỹ thuật, công nghệ tiền tiến vào quá trình dạy học, đổi mới cách thức tổ chức, quản lý để tối ưu hóa quá trình dạy học, đồng thời còn bao gồm cả đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả dạy học và thực hiện kế hoạch dạy học.
Từ lý luận trên, phân tích nguyên nhân của việc tồn tại các phương pháp dạy học lạc hậu, chưa phát huy được tính tích cực của học sinh.
Song song với việc phân tích những nguyên nhân đó thì cần phải phát hiện những nhân tố tích cực trong việc đổi mới phương pháp dạy học, coi đó là những nhân tố tiên tiến tạo ra phong trào đổi mới phương pháp dạy học
theo hướng tích cực hóa hoạt động của người học, lấy người học làm trung tâm.
Bước 2: Chỉ đạo điểm
- Trước hết cần xây dựng tiêu chuẩn đánh giá cho việc đổi mới phương pháp dạy học trong nhà trường và thống nhất về cách thiết kế bài giảng, cách triển khai một bài giảng theo phương pháp mới.
- Sau đó chọn một số giáo viên ở một số khoa dạy thử để đánh giá, xác định kết quả rút ra những ưu điểm cần phát huy và phổ biến rộng, những hạn chế nào cần khắc phục để đổi mới phương pháp dạy học thực sự mang lại hiệu quả như mong muốn.
Bước 3: Chỉ đạo mở rộng.
Việc đổi mới phương pháp dạy học phải được tiến hành thường xuyên và rộng khắp trong toàn trường, phải thực hiện đại trà tất cả các giáo viên, các môn học, không nên coi trọng đầu tư cho môn này mà giảm nhẹ môn khác vì cho rằng đó là môn học hỗ trợ, không cần đầu tư nhiều thời gian, công sức. Chỉ như vậy mới tạo nên được phong trào đổi mới phương pháp thực sự trong nhà trường và mỗi giáo viên mới luôn có mong muốn khát vọng và quyết tâm tìm tòi sáng tạo để cải tiến đổi mới phương pháp dạy học của mình.
Cần hướng dẫn giáo viên thực hiện các giai đoạn thiết kế bài giảng:
- Xác định mục đích yêu cầu bài dạy về việc nắm vững tri thức, kỹ năng, kỹ xảo.
- Xây dựng nội dung cụ thể bài học xác định những tri thức chính và phụ, phân tích tri thức thành đơn vị, sắp xếp các đơn vị kiến thức theo một trình tự hợp lý, bổ sung kiến thức bằng những số liệu mới, những thông tin gắn với thực tiễn sản xuất.
- Lựa chọn và sử dụng phương pháp dạy học căn cứ vào mục đích nhiệm vụ bài học, đặc điểm giáo viên và học sinh, vào trang thiết bị hiện có, vào tính chất và đặc điểm từng phương pháp, sự lựa chọn phụ thuộc rất lớn vào kinh
nghiệm, tài năng và sự nhạy bén của người dạy. Yêu cầu các tổ chuyên môn trong nội dung sinh hoạt tổ nhất thiết phải dành thời gian thỏa đáng để trao đổi về nội dung, phương pháp giảng dạy trong chương trình. Tổ trưởng cần có kế hoạch cử lần lượt giáo viên trong tổ chuẩn bị kỹ nội dung của một bài cụ thể. Các giáo viên trình bày trước về phương án soạn, giảng của mình để tổ góp ý, thống nhất những nội dung chính, phương pháp chính cho giờ dạy của mình.
Ngoài ra, để thực hiện đổi mới phương pháp dạy học đạt kết quả còn cần hướng dẫn phương pháp học và tự học cho học sinh. Yêu cầu các em:
- Học cách chủ động nghe giảng, ghi chép, ghi nhớ bài.
- Có cách học, cách lựa chọn tài liệu, đọc sách, cách phát hiện vấn đề. - Cách tập hợp nội dung, hệ thống các bài học, tìm ra đặc trưng của môn học.
Bước 4: Tổng kết đánh giá
Việc tổng kết đánh giá được tiến hành theo học kỳ, năm học. Sau những đợt tổng kết nên tìm được những điển hình tiên tiến, tổ chức viết sáng kiến, kinh nghiệm và tổ chức hội thảo trao đổi kinh nghiệm cho giáo viên để mọi người cùng học hỏi lẫn nhau, đó chính là con đường hiệu quả nhất để nhân rộng những cách thức đổi mới hiệu quả sáng tạo.
Sau tổng kết yêu cầu giáo viên, các tổ môn, khoa duy trì những kết quả đã đạt được không để các giáo viên quay về cách dạy cũ và tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học để chất lượng dạy học tốt hơn.
* Điều kiện thực hiện
- Các nhà quản lý phải có một quy trình quản lý khoa học từ Trưởng phòng, Khoa, nắm vững các bước của việc quản lý đổi mới và quyết tâm thực hiện.
- Phải có đủ điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, giáo trình, tài liệu tham khảo phong phú, xây dựng các phòng học thực hành và xưởng thực
tập sản xuất để giáo viên và học sinh có đủ điều kiện thực hiện cách dạy và học mới.
- Đội ngũ giáo viên phải sử dụng thành thạo công nghệ tiên tiến.