Biện pháp tăng cường hình thức phối hợp đào tạo giữa nhà trường và các cơ sở sản xuất.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý nâng cao chất lượng hoạt động dạy học ở trường cao đẳng nghề kỹ thuật công nghệ luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 104 - 106)

36 40, 02 2,2 14 03 3 Chỉ đạo việc kiểm tra, th

3.2.4. Biện pháp tăng cường hình thức phối hợp đào tạo giữa nhà trường và các cơ sở sản xuất.

trường và các cơ sở sản xuất.

* Mục tiêu của biện pháp

- Chất lượng đào tạo của nhà trường được nâng cao, bám sát yêu cầu sử dụng lao động của xã hội.

- Tiếp cận công nghệ hiện đại, tận dụng được cơ sở vật chất tại các cơ sở sản xuất để phục vụ giảng dạy.

- Giúp cho giáo viên mở mang kiến thức thực tế, thực hiện đổi mới phương pháp dạy học thuận lợi. Học sinh được trực tiếp sản xuất phát huy khả năng tự vận dụng kiến thức vào thực hành.

- Đổi mới cách đánh giá về chất lượng đào tạo thông qua thực tiễn sản xuất.

* Nội dung của biện pháp

- Tổ chức các Hội thảo cho cán bộ giáo viên và cán bộ kỹ thuật của các cơ sở sản xuất về các lĩnh vực ứng dụng các thiết bị công nghệ cao trong đào tạo các ngành nghề tại trường; xây dựng các phương pháp giảng dạy tích cực, đặc biệt là phương pháp giảng dạy thực hành.

- Quan hệ với các cơ sở sản xuất, các khu công nghiệp trong và ngoài tỉnh có liên quan đến các ngành nghề nhà trường đang đào tạo nhằm đưa HSSV đến thực tập sản xuất, thực tập tốt nghiệp; đồng thời mời các cán bộ kỹ thuật, công nhân lành nghề hướng dẫn học sinh thực tập tại nhà máy và tham gia các hoạt động giảng dạy tại trường.

- Tổ chức cập nhật các thông tin khoa học mới trong lĩnh vực đào tạo nghề, xây dựng nội dung chương trình đào tạo đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động; nhà trường phối hợp với cơ sở sản xuất xây dựng các tiêu chí đánh

giá chất lượng đào tạo trên cơ sở kỹ năng thực hành nghề nghiệp của HSSV tại cơ sở sản xuất.

* Cách thức tiến hành

- Xây dựng kế hoạch

+ Xây dựng kế hoạch phối hợp với các cơ sở sản xuất, tổ chức các đợt hội thảo về các vấn đề quản lý sản xuất, khai thác sử dụng các tiến bộ khoa học trong sản xuất và đào tạo nghề, xây dựng và phát triển nội dung chương trình đào tạo; nghiên cứu ứng dụng các phương pháp giảng dạy tích cực vào quá trình đào tạo.

+ Lập kế hoạch bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ giáo viên vừa dạy tốt lý thuyết vừa có kỹ năng hướng dẫn thực hành, đồng thời thường xuyên gắn bó và kịp thời nắm bắt các thông tin về khoa học kỹ thuật ở các cơ sở sản xuất.

+ Căn cứ vào kế hoạch đào tạo của khoá học, tiến độ đào tạo năm học, xây dựng kế hoạch đưa HSSV đi thực tập tại nhà máy; cập nhật thông tin thường xuyên và những tiến bộ trong kỹ thuật công nghệ và nhu cầu lao động tại các khu công nghiệp, các cơ sở sản xuất.

* Tổ chức và chỉ đạo thực hiện

- Phối hợp với các tổ chức thi học kỳ, thi tốt nghiệp tại nhà máy và nếu điều kiện cho phép thì tổ chức thi tay nghề giỏi cho HSSV tại nhà máy.

- Ký kết hợp đồng với cơ sở sản xuất và tổ chức cho HSSV gia công sản xuất một vài công đoạn hoặc một số sản phẩm tại nhà trường do giáo viên hướng dẫn; sản phẩm của HSSV thực hành tại trường được đưa đến nhà máy để hoàn chỉnh do cán bộ kỹ thuật của nhà máy hướng dẫn.

- Ký kết các hợp đồng đào tạo và tổ chức cung ứng lao động kỹ thuật cho các đơn vị có nhu cầu.

- Xây dựng và tổ chức thực hiện các quy định về trách nhiệm, nghĩa vụ của giáo viên, HSSV khi đến thực tập cũng như làm việc tại cơ sở sản xuất với yêu cầu một bên đạt được yêu cầu đào tạo, một bên sản xuất phát triển.

- Kiểm tra, đánh giá quá trình thực hiện:

+ Xây dựng tiêu chí đánh giá kỹ năng thực hành nghề tại cơ sở sản xuất sẽ là một trong những điều kiện dự thi tốt nghiệp. Trước mỗi đợt đưa HSSV đi thực tập tại nhà máy đều được kiểm tra, hướng dẫn công tác an toàn lao động, trong quá trình thực tập, giáo viên phối hợp với cán bộ kỹ thuật nhà máy ngoài hướng dẫn chuyên môn còn tổ chức kiểm tra, giám sát chặt chẽ quy trình sản xuất, đảm bảo tiến độ sản xuất cũng như an ninh trật tự nhà máy. Sau mỗi đợt thực tập tổ chức tổng kết đánh giá, rút kinh nghiệm.

+ Thường xuyên kiểm tra, theo dõi nội dung chương trình và kế hoạch phối hợp đào tạo, kịp thời thay đổi chỉnh sửa hợp lý đảm bảo lợi ích hài hoà và đạt các mục tiêu, yêu cầu đề ra.

* Điều kiện thực hiện

- Lãnh đạo nhà trường phải nhạy bén, sâu sát, có quan hệ ngoại giao tốt. Phải có chế độ đãi ngộ hợp lý đối với CBGV đưa HSSV đi thực tập, xây dựng và tổ chức tốt nội quy, quy chế phối hợp giữa nhà trường với cơ sở sản xuất.

- Nội dung chương trình và kế hoạch đào tạo phải có sự tham gia hợp tác của cơ sở sản xuất để họ chủ động đưa việc tiếp nhận và hướng dẫn HSSV vào kế hoạch công các của mình

Các hoạt động phối hợp, liên kết đào tạo này được Ban giám hiệu thực hiện các chế độ ưu tiên, ưu đãi, đồng thời là một trong các tiêu chí quan trọng để xét các danh hiệu thi đua.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý nâng cao chất lượng hoạt động dạy học ở trường cao đẳng nghề kỹ thuật công nghệ luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 104 - 106)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(143 trang)
w