Các yếu tố khách quan

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý nâng cao chất lượng hoạt động dạy học ở trường cao đẳng nghề kỹ thuật công nghệ luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 49 - 52)

1.4.2.1. Chủ trương, chế độ chính sách của Đảng và Nhà nước

Mọi chủ trương, chế độ chính sách của Đảng và Nhà nước đối với giáo viên, CBQL trường học (Phụ cấp ưu đãi, phụ cấp thâm niên, cung cấp sách báo, tài liệu, tham quan học tập…) chính là tiền đề, là điều kiện quan trọng đảm bảo cho mọi thành công trong quản lý hoạt động dạy học ở trường Cao đẳng nghề.

Phương tiện, điều kiện phục vụ dạy học bao gồm: Phòng học, bảng, bàn nghế, xưởng thực hành, máy móc thiết bị… là một trong những đặc trưng chủ yếu và là yêu cầu bắt buộc của hoạt động dạy học nhất là dạy nghề. Phương tiện, điều kiện phục vụ dạy học giúp HSSV lĩnh hội tốt nhất hệ thống kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp mà chương trình dạy học đòi hỏi. Phương tiện, điều kiện phục vụ dạy học có tiềm năng lớn trong việc nâng cao chất lượng dạy học, đồng thời lại giảm được cường độ lao động của Thầy và Trò.

Qua sự phân tích trên, chúng ta thấy các yếu tố ảnh hưởng đến các biện pháp quản lý hoạt động dạy học ở trường Cao đẳng nghề là sự tổng hợp của nhiều yếu tố chủ quan và các yếu tố khách quan. Trong đó, các yếu tố khách quan đóng vai trò là tiền đề và các yếu tố chủ quan đóng vai trò quyết định. Mặc dù những yếu tố khách quan là tiền đề cần thiết và không thể thiếu, nhưng các biện pháp quản lý hoạt động dạy học có trở thành hiện thực hay không lại do các yếu tố chủ quan quyết định. Điều này giải thích vì sao trong cùng một hoàn cảnh khách quan mà kết quả quản lý hoạt động dạy học ở các trường khác nhau lại không giống nhau, thậm chí trái ngược nhau.

Kết luận chương 1

Qua nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý, quản lý giáo dục, quản lý nhà trường, trong đó trọng tâm là quản lý hoạt động dạy học, tác giả rút ra một số kết luận sau:

Quản lý là hiện tượng xã hội. Trong một tổ chức thì hoạt động quản lý là tất yếu. Bản chất của hoạt động quản lý là tổ chức, điều khiển của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý. Quản lý một tố chức với tư cách là một hệ thống xã hội là khoa học và nghệ thuật tác động vào từng thành tố của hệ thống bằng những phương pháp thích hợp nhằm đạt được mục tiêu đề ra. QLGD là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý trong lĩnh vực giáo dục nhằm đạt mục tiêu giáo dục đề ra hợp với quy luật phát triển xã hội. Nhà trường là tổ chức giáo dục

chuyên nghiệp, là đơn vị cơ sở của hệ thống giáo dục. Quản lý nhà trường chính là thực hiện các chức năng quản lý giáo dục trong phạm vi nhà trường. Nội dung cơ bản nhất của quản lý nhà trường là quản lý hoạt động dạy học. Trong nhà trường công tác quản lý hoạt động dạy học theo chức năng được giao cho phòng đào tạo. Vì vậy, Phòng đào tạo là đơn vị trực tiếp thực hiện các biện pháp quản lý hoạt động dạy học trong nhà trường.

Đối với trường CĐNKTCN thuộc Bộ LĐTBXH, quản lý hoạt động dạy học nhằm làm cho cho bộ máy đào tạo hoạt động đồng bộ, thực hiện được mục tiêu, kế hoạch đào tạo, đảm bảo nội dung phương pháp dạy học để đạt kết quả về tri thức chuyên môn; kỹ năng kỹ xảo nghề nghiệp, định hướng giá trị; ý thức thái độ của người học thông qua hoạt động dạy học. Để làm được việc trên, Phòng Đào tạo phải có các biện pháp quản lý thích hợp.

Biện pháp quản lý hoạt động dạy học là hệ thống các quyết định quản lý của cán bộ quản lý tác động đồng bộ lên các khâu của quá trình đào tạo nhằm đạt được mục tiêu đề ra, không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường.

Các khái niệm cơ bản về quản lý, quản lý giáo dục, quản lý nhà trường, chất lượng, chất lượng hoạt động dạy học và những nội dung biện pháp quản lý hoạt động dạy học trong nhà trường đã nêu trên là cơ sở lý luận giúp cho việc nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động dạy học ở trường CĐNKTCN được trình bày ở chương 2.

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý nâng cao chất lượng hoạt động dạy học ở trường cao đẳng nghề kỹ thuật công nghệ luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 49 - 52)