Các biện pháp quản lý hoạt động dạy học ở trường Cao đẳng nghề

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý nâng cao chất lượng hoạt động dạy học ở trường cao đẳng nghề kỹ thuật công nghệ luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 38 - 47)

nghề

* Biện pháp quản lý:

“Biện pháp” là cách làm, cách thức tiến hành một công việc cụ thể nào đó. Trong QLGD, biện pháp quản lý là tổ hợp nhiều cách thức tiến hành của chủ thể (Nhà quản lý) nhằm tác động đến đối tượng quản lý (Giáo viên, học sinh) để giải quyết những vấn đề trong công tác quản lý, làm cho hệ vận hành đạt được mục tiêu mà chủ thể quản lý đã đề ra phù hợp với quy luật khách quan.

Biện pháp quản lý giáo dục là bộ phận năng động nhất, linh hoạt nhất trong hệ thống quản lý. Biện pháp quản lý cũng thể hiện rõ nhất tính sáng tạo, năng động của chủ thể quản lý trong mỗi tình huống, mỗi đối tượng nhất định, người quản lý phải biết sử dụng biện pháp quản lý thích hợp. Tính hiệu quả của quản lý phụ thuộc một phần vào sự lựa chọn đúng đắn và áp dụng linh hoạt nhất các biện pháp quản lý.

Chúng ta biết rằng không có biện pháp nào là vạn năng, thường là phải sử dụng phối hợp nhiều biện pháp để giải quyết một nhiệm vụ. Mỗi biện pháp có ưu điểm và hạn chế nhất định. Do đó các biện pháp quản lý hoạt động dạy học cần được thực hiện một cách có hệ thống và đồng bộ. Điều đó tạo điều kiện cho nhà quản lý phát huy được sức mạnh tổng hợp của các biện pháp, thực hiện tốt công việc của mình.

* Biện pháp quản lý hoạt động dạy học

Biện pháp quản lý hoạt động dạy học là những cách thức tiến hành của nhà quản lý để tác động đến những lĩnh vực trong quản lý hoạt động dạy học nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động dạy học và nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục của bậc học, nghề học đã đề ra.

Để quản lý hoạt động dạy học, phòng đào tạo ở trường cao đẳng nghề cần có các biện pháp sau:

1.3.3.1. Lập kế hoạch trong quản lý dạy học

Lập kế hoạch theo quy trình sau

- Thu thập thông tin và phân tích cụ thể tình hình bên trong và bên ngoài nhà trường.

- Lập kế hoạch phác thảo cho việc quản lý hoạt động dạy học;

- Trao đổi với các trưởng khoa về kế hoạch phác thảo để có sự điều chỉnh cần thiết đảm bảo tính khả thi cao;

- Lập kế hoạch chi tiết cho từng năm, từng tháng, từng học kỳ và cho cả năm học;

- Công bố công khai kế hoạch cho giáo viên và học sinh biết; - Theo dõi tình hình để có sự điều chỉnh nhanh chóng và hợp lý;

- Lập kế hoạch để thực hiện có hiệu quả hoạt động dạy học trong nhà trường là việc làm có vai trò quan trọng. Để có thể xây dựng được kế hoạch, Phòng đào tạo trước hết phải phân tích được đặc điểm tình hình năm học của nhà trường dựa trên các phương pháp xây dựng kế hoạch.

1.3.3.2. Quản lý việc thực hiện chương trình

Chủ thể quản lý phải giải quyết tất cả vấn đề về thực hiện nội dung, phương pháp giảng dạy, kế hoạch giáo dục mà trước hết là phải dạy đúng, dạy đủ chương trình theo nội dung nhà trường đã quy định cho từng môn học/mô đun của từng nghề. Không tùy tiện cắt xén, thêm bớt hoặc đảo lộn chương trình, đảm bảo số tiết học theo đúng chương trình và thời lượng quy định. Thực hiện chương trình dạy học là thực hiện kế hoạch đào tạo theo mục tiêu đào tạo của nhà trường. Về nguyên tắc, chương trình dạy học là pháp lệnh bắt buộc, mọi giáo viên phải thực hiện nghiêm chỉnh. Do đó để quản lý, trước hết nhà quản lý phải nắm vững chương trình, đồng thời tổ chức cho giáo viên nghiên cứu cùng nắm vững những nguyên tắc cấu tạo mục tiêu, nội dung

chương trình đào tạo của từng nghề; nội dung kiến thức cơ bản của từng môn học; phương pháp dạy học đặc trưng của bộ môn.

Để giáo viên và cán bộ quản lý nắm vững chương trình, ngay từ đầu năm học Phòng Đào tạo thừa lệnh Hiệu trưởng phổ biến những thay đổi về nội dung chương trình (Nếu có). Chỉ đạo các khoa thảo luận những vấn đề nẩy sinh trong thực tiễn dạy học của năm học trước và những vấn đề mới của chương trình dạy học để thực hiện thống nhất trong năm học.

Hàng tháng, cuối kỳ và hết năm học Phòng Đào tạo yêu cầu các khoa lập kế hoạch dạy học các môn học/ môđun do Khoa phụ trách, trong đó việc thực hiện chương trình dạy học phải được thể hiện rõ trong kế hoạch của từng giáo viên; Kết hợp với các khoa theo dõi, nắm bắt tình hình thực hiện chương trình dạy học hàng tuần, hàng tháng của giáo viên.

Phòng Đào tạo phối hợp với các Khoa khai thác số liệu trong hồ sơ giáo viên như sổ lên lớp, sổ tay giáo viên, giáo án, hay trực tiếp dự giờ thăm lớp để nắm bắt tình hình thực hiện chương trình của giáo viên và của khoa. Sử dụng thời gian biểu để điều tiết tiến độ thực hiện chương trình dạy học của các môn học/ mô đun đảm bảo cân đối và khoa học.

1.3.3.3. Quản lý việc sử dụng, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên

- Sử dụng đội ngũ giáo viên thông qua việc phân công hợp lý về chuyên môn sẽ phát huy được tính tích cực chủ động sáng tạo trong giảng dạy.

- Quản lý hoạt động bồi dưỡng trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm và tay nghề theo những thay đổi của nội dung chương trình cũng là một trong những hoạt động quản lý dạy học. Ngày nay, trong thời đại bùng nổ thông tin, sự tiến bộ vượt bậc của kỹ thuật công nghệ, người thầy cần phải cập nhật những tri thức mới mẻ, không chỉ trong sách vở mà còn trong thực tế sản xuất để đưa đến cho HSSV những kiến thức, kỹ năng mới và chính xác. Muốn đạt được điều đó, hoạt động quản lý cần có biện pháp để nâng cao hiệu quả công tác bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên.

- Sắp xếp tạo điều kiện, khuyến khích giáo viên đi học nâng cao để củng cố và nâng cao nghề nghiệp.

- Yêu cầu giáo viên dự đầy đủ các lớp bồi dưỡng thường xuyên do cấp trên tổ chức.

- Coi trọng công tác bồi dưỡng chuyên môn, thông qua sinh hoạt chuyên môn, hội thảo khoa học, nghe báo cáo chuyên đề khoa học, viết sáng kiến kinh nghiệm.

- Coi trọng việc rèn luyện tay nghề, nắm bắt các công nghệ mới của giáo viên thực hành

1.3.3.4. Quản lý hoạt động giảng dạy, hướng dẫn của giáo viên * Quản lý việc soạn bài và chuẩn bị giờ lên lớp của giáo viên

Hai loại công việc chủ yếu của giai đoạn chuẩn bị trước giờ lên lớp của giáo viên là: Soạn bài và chuẩn bị các điều kiện cho việc thực hiện bài giảng như: Dụng cụ, thiết bị, vật tư thực hành. Để quản lý tốt 2 loại công việc trên, Phòng Đào tạo cần phải tập trung vào một số công việc sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Phối hợp với Khoa hướng dẫn giáo viên lập kế hoạch soạn bài, quản lý, kiểm tra soạn bài của giáo viên;

- Cùng với các khoa phân công trách nhiệm kiểm tra, theo dõi nắm tình hình bài dạy của giáo viên như: Kiểm tra phân phối chương trình, đối chiếu với giáo án và bài dạy trên lớp, chú trọng kiểm tra trực tiếp giờ dạy dưới xưởng thực hành, các loại thiết bị, dụng cụ và vật tư thực hiện các bài tập rèn luyện kỹ năng nghề. Kịp thời nêu gương làm tốt cũng như góp ý phê bình những giáo viên chưa làm tốt công việc này.

* Quản lý việc lên lớp lý thuyết, hướng dẫn thực hành

Giờ lên lớp lý thuyết, hướng dẫn thực hành giữ vai trò quyết định cho chất lượng dạy học. Biện pháp hiệu quả nhất để quản lý giờ lên lớp lý thuyết, hướng dẫn thực hành là phải xây dựng được tiêu chuẩn đối với giáo viên. Nội dung cơ bản của tiêu chuẩn là: Bảo đảm cho HSSV nắm được những kiến

thức cơ bản nhất, rèn luyện được những kỹ năng cơ bản nhất của nghề, tập luyện được nếp tư duy tích cực cho HSSV đồng thời hình thành thái độ lao động theo yêu cầu tính chất nghề nghiệp.

Phòng Đào tạo có kế hoạch dự giờ của giáo viên đảm bảo trong năm học tất cả giáo viên đều được dự giờ ít nhất một lần. Khi cần thiết đánh giá giáo viên thì có thể dự nhiều lần tại các thời điểm khác nhau.

Thời khóa biểu trong nhà trường có vai trò rất quan trọng. Thời khóa biểu chính là là lệnh của Hiệu trưởng buộc mọi thành viên trong trường phải thực hiện nghiêm túc, nó có tác dụng duy trì nề nếp dạy học, điều khiển nhịp độ dạy và học trong ngày, trong tuần, tạo nên bầu không khí sư phạm vừa nghiêm túc, vừa sôi động trong nhà trường. Chính vì vậy, Phòng Đào tạo phải thực sự coi thời khóa biểu là một yếu tố quan trọng trong quản lý hoạt động dạy học và quản lý các hoạt động khác của giáo viên trong nhà trường.

Để nâng cao chất lượng giờ lên lớp lý thuyết, hướng dẫn thực hành, Phòng Đào tạo cần phải phối hợp với các Khoa tổ chức các chuyên đề như: Tọa đàm về đổi mới phương pháp dạy, về các tình huống ứng xử sư phạm, tổ chức hội giảng, tổ chức giờ lên lớp mẫu, hướng dẫn thực hành mẫu. Điều lưu ý khi chọn các chuyên đề là phải chọn những đề tài thiết thực với tình hình cụ thể của nhà trường và phải chuẩn bị chu đáo khi thực hiện từng chuyên đề đó.

Phải nắm vững tình hình giáo viên thực hiện chế độ kiểm tra cho điểm và đánh giá kết quả học tập của giáo viên. Để làm tốt những việc trên, Phòng Đào tạo yêu cầu giáo vụ các khoa phải báo cáo kết quả theo dõi và tổng hợp tình hình hàng tháng để thu thập nhanh, chính xác các thông tin phục vụ cho việc quản lý hoạt động dạy học trong nhà trường.

* Quản lý hồ sơ chuyên môn của giáo viên

Hồ sơ là một phương tiện phản ánh quá trình quản lý, mang tính khách quan cụ thể. Quản lý việc dạy học của giáo viên thông qua việc lập hồ sơ

chuyên môn sẽ giúp Phòng Đào tạo nắm vững tình hình cụ thể hoạt động giảng dạy của giáo viên.

Hồ sơ cần có:

- Chương trình môn học /mô đun - Tiến độ thực hiện môn học/ mô đun - Lịch trình

- Thời khóa biểu

- Giáo trình, tài liệu giảng dạy - Giáo án

- Sổ tay giáo viên - Sổ lên lớp

Để quản lý tốt hồ sơ chuyên môn của giáo viên, Phòng Đào tạo cần quy định rõ và cụ thể hóa cách ghi chép các loại sổ sách biểu mẫu trên cơ sở quy định của Bộ LĐTBXH, của trường, phối hợp với các khoa kiểm tra hồ sơ giáo viên đột xuất và theo định kỳ.

* Quản lý sinh hoạt chuyên môn của giáo viên

Trong trường Cao đẳng nghề, sinh hoạt chuyên môn của giáo viên là việc diễn ra thường xuyên và không thể thiếu đối với các nhà giáo. Để quản lý sinh hoạt chuyên môn, Phòng Đào tạo:

- Quy định những trọng tâm trong sinh hoạt chuyên môn như lịch trình được vạch ra ngay từ đầu năm học. Mỗi tháng có từ 1 đến 2 chuyên đề được bàn bạc ở từng khoa;

- Tổ chức thông qua giáo án ở các nhóm chuyên môn để thống nhất mục tiêu, nội dung và phương pháp giảng dạy từng bài, nhất là ở phần kiến thức lý thuyết, kỹ năng thực hành trọng tâm, có nhiều vấn đề liên quan đến những bài khác; đồng thời từ việc thông qua giáo án giúp cho những giáo viên trẻ có thêm kinh nghiệm trong việc soạn và giảng bài.

- Coi sinh hoạt chuyên môn ở khoa là loại hình học tập bắt buộc đối với mọi giáo viên đứng lớp để trau dồi chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, lấy đó là một tiêu chí đánh giá thi đua trong đơn vị

1.3.3.5. Quản lý việc đổi mới phương pháp dạy học

Tổ chức đổi mới phương pháp dạy học là:

- Xác định nhận thức về vị trí của 2 tác nhân trong sơ đồ giảng dạy là:

Người day-Người học, lấy người học làm trung tâm, người dạy chuyển dần từ vai trò truyền thụ sang vai trò hướng dẫn, điều khiển quá trình học;

- Xây dựng giáo trình, tài liệu bài giảng theo quan điểm mới, dẫn dắt người học tiếp cận khoa học, chỉ ra các tài liệu bắt buộc tham khảo để người học tự tìm kiếm, nghiên cứu trên cơ sở “Đề cương mở” và từ đề cương này dưới sự chỉ dẫn của người dạy, người học dễ dàng xây dựng được mục đích cần đạt tới của mình và tự tìm kiếm phương pháp để đạt được mục đích đó;

- Xây dựng một phương pháp giảng dạy hiệu quả: Tổ chức dạy học theo phương pháp nêu vấn đề;

- Tăng cường hệ thống tư liệu và trang thiết bị dạy học: Phương pháp dạy học mới đòi hỏi một số điều kiện tiên quyết cho phép người học “Phát huy nội lực” và người dạy“Dạy cách phát huy nội lực” trong đó nguồn tư liệu, giáo trình, tài liệu tham khảo, cơ sở vật chất, trang thiết bị là điều kiện không thể thiếu; (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Gắn đào tạo với sản xuất: Bằng cách tổ chức cho thầy và trò thiết kế công nghệ và gia công, thi công những sản phẩm ngoài xã hội cần. Thông qua hoạt động sản xuất, tạo điều kiện để học đi đôi với hành, gắn hiệu quả giáo dục với cuộc sống. Thực hiện việc dạy sản xuất trong nhà trường, giúp cho người học và người dạy phát triển tư duy khoa học và hình thành hệ thống phương pháp luận cho việc đổi mới phương pháp dạy học;

- Để quản lý tốt việc đổi mới phương pháp dạy học, cần tiến hành các bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị:

Thành lập ban chỉ đạo, dự thảo kế hoạch đổi mới. Tác động đến nhận thức, tạo tâm thế và điều kiện sẵn sàng tham gia, đổi mới phương pháp dạy học của giáo viên. Phân tích nguyên nhân của việc tồn tại các phương pháp dạy học lạc hậu. Phát hiện các nhân tố tích cực. Tổ chức hội thảo thống nhất kế hoạch hành động.

Bước 2: Chỉ đạo thực hiện

Xây dựng chuẩn đánh giá. Thống nhất về cách thiết kế bài giảng. Dạy thử nghiệm. Dự giờ, kiểm tra, đánh giá, xác định kết quả. Sơ kết, rút kinh nghiệm.

Bước 3: Chỉ đạo mở rộng đại trà ở tất cả giáo viên, tất cả các môn hoc/mô đun

Bước 4: Tổng kết đánh giá

Tổng kết đánh giá theo học kỳ, năm học. Tổ chức viết sáng kiến, kinh nghiệm, tổ chức hội thảo, trao đổi kinh nghiệm.

1.3.3.6. Quản lý hoạt động học tập của HSSV

Xây dựng và chỉ đạo nề nếp học tập với nội dung hướng vào những vấn đề sạu:

- Những quy định về tinh thần, thái độ học tập: Chăm chỉ, chuẩn bị bài vở đầy đủ, tham gia các hoạt động ngoài giờ;

- Về tổ chức học tập trên lớp, tự học ở nhà; - Về tham gia thực hành sản xuất tại trường;

- Về sử dụng, bảo vệ máy móc, trang thiết bị và đồ dùng học tập;

Hàng tháng, Phòng đào tạo phối hợp với phòng công tác HSSV, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, các khoa, thu thập tình hình, phân tích đánh giá kết quả học tập của HSSV theo các mặt: tình hình thực hiện nề nếp học tập, tinh thần thái độ học tập. Tổ chức việc kiểm tra đánh giá chất lượng dạy học, qua đó có

biện pháp tác động vào các khâu của quá trình giáo dục nhằm đạt được mục tiêu giáo dục.

1.3.3.7. Quản lý cơ sở vật chất phục vụ việc dạy và học

Phòng Đào tạo phối hợp với phòng TCHCQT, các khoa. Xây dựng quy định về sử dụng và bảo quản cơ sở vật chất phục vụ cho dạy và học, căn cứ vào tình hình thực tế của nhà trường mà lập kế hoạch trước mắt, lâu dài cho việc xây dựng, mua sắm mới các trang thiết bị hiện đại, tài liệu tham khảo, nghiên cứu.

1.3.3.8. Quản lý việc kiểm tra đánh giá chất lượng dạy học

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý nâng cao chất lượng hoạt động dạy học ở trường cao đẳng nghề kỹ thuật công nghệ luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 38 - 47)