Mục tiêu nhiệm vụ và quyền hạn trường Cao đẳng nghề

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý nâng cao chất lượng hoạt động dạy học ở trường cao đẳng nghề kỹ thuật công nghệ luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 34 - 36)

Trường Cao đẳng nghề là cơ sở dạy nghề thuộc hệ thống giáo dục quốc dân. * Mục tiêu đào tạo:

Dạy nghề trình độ cao đẳng nhằm trang bị cho người học nghề kiến thức chuyên môn và năng lực thực hành các công việc của một nghề, có khả năng làm việc độc lập và tổ chức làm việc theo nhóm; có khả năng sáng tạo ứng dụng kỹ thuật, công nghệ vào công việc; giải quyết được các tình huống phức tạp trong thực tế; có đạo đức lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, có sức khỏe, tạo điều kiện cho người học nghề sau khi tốt nghiệp có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn (Điều 24 Luật dạy nghề) [14]

Trên cơ sở mục tiêu, chương trình khung của các nghề do Bộ LĐTBXH ban hành, các trường xây dựng chương trình dạy nghề của trường đảm bảo kiến thức, kỹ năng, thái độ theo chương trình khung (70-75%) và phù hợp với điều kiện kinh tế khu vực, vùng, miền địa phương (25-30%).

Quy trình dạy học được bắt đầu bằng việc phân tích đối tượng để xác định mục tiêu học tập và kết thúc bằng mức độ đạt được mục tiêu của người học.

Như vậy các nhà quản lý từ Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng, Trưởng, phó các Phòng, Khoa đến tổ bộ môn phải xây dựng được quy chế tổ chức và hoạt động để quản lý và điều hành các hoạt động của đơn vị mình một cách hiệu quả. Điều đó đòi hỏi người lãnh đạo phải có cách quản lý sáng tạo, nhạy bén, có như vậy mới hoàn thành được các mục tiêu đã đề ra góp phần tích cực trong việc nâng cao chất lượng đào tạo.

Theo điều lệ trường Cao đẳng nghề (ban hành kèm theo Quyết định số 02/2007/QĐ-BLĐTBXH ngày 4/1/2007 của Bộ trưởng Bộ LĐTBXH):

* Quy định nhiệm vụ của trường Cao đẳng nghề (Điều 6) [3]

- Tổ chức đào tạo nhân lực kỹ thuật trực tiếp trong sản xuất, dịch vụ ở các trình độ Cao đẳng nghề, trung cấp nghề và sơ cấp nghề nhằm trang bị cho người học năng lực thực hành nghề tương xứng với trình độ đào tạo, có sức khỏe, đạo đức lương tâm nghề nghiệp; ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, tạo điều kiện cho họ có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn, đáp ứng yêu cầu thị trường lao động.

- Tổ chức xây dựng, duyệt và thực hiện các chương trình, giáo trình, học liệu dạy nghề đối với các nghề được phép đào tạo.

- Xây dựng kế hoạch tuyển sinh, tổ chức tuyển sinh học nghề

- Tổ chức các hoạt động dạy học; thi, kiểm tra, công nhận tốt nghiệp, cấp bằng, chứng chỉ nghề theo quy định của Bộ trưởng Bộ LĐTBXH.

- Tuyển dụng, quản lý đội ngũ giáo viên, cán bộ, nhân viên của trường đủ về số lượng; phù hợp với ngành nghề, quy mô và trình độ đào tạo theo quy định của pháp luật

- Phối hợp với các Doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, gia đình người học nghề trong hoạt động dạy nghề.

- Tổ chức cho giáo viên, cán bộ, nhân viên và người học nghề tham gia các hoạt động xã hội.

- Thực hiện dân chủ, công khai trong việc thực hiện các nhiệm vụ dạy nghề, nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ vào dạy nghề và hoạt động tài chính.

- Quản lý, sử dụng đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị và tài chính của trường theo quy định của pháp luật.

- Thực hiện báo cáo định kỳ và đột xuất theo quy định. - Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý nâng cao chất lượng hoạt động dạy học ở trường cao đẳng nghề kỹ thuật công nghệ luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(143 trang)
w