36 40, 02 2,2 14 03 3 Chỉ đạo việc kiểm tra, th
2.4.3. Nguyên nhân của những yếu kém.
- Trong khi yêu cầu về sự phát triển của nhà trường ngày một cao, quy mô đào tạo ngày càng rộng, ngành nghề đào tạo ngày càng đa dạng phong phú thì cơ chế quản lý hoạt động dạy học vẫn theo nếp cũ, chậm đổi mới dẫn đến tình trạng chưa sâu sát, kém hiệu quả;
- Công tác đào tạo, bồi dưỡng trình độ chuyên môn, nghiệp vụ quản lý cho đội ngũ CBQL của nhà trường nói chung và của Phòng đào tạo nói riêng chưa được quan tâm đúng mức. Đại đa số cán bộ làm công tác quản lý chưa được đào tạo nghiệp vụ QLGD, do vậy việc quản lý hoạt động dạy học còn hạn chế;
- Giáo viên và CBQL ít có điều kiện, thời gian đi tham quan học hỏi kinh nghiệm quản lý ở nước ngoài, với các trường bạn, tự học tập, bồi dưỡng về chuyên môn. Tình trạng đó dẫn đến việc quản lý hoạt động dạy học trong nhà trường chưa đáp ứng được đòi hỏi ngày càng cao của xã hội;
- Việc kết hợp với các lực lượng tham gia giáo dục: Nhà trường, Các tổ chức, Doanh nghiệp, Gia đình người học…còn hạn chế.
Tóm lại, qua nghiên cứu thực trạng các biện pháp quản lý hoạt động dạy học của Phòng đào tạo Trường CĐNKTCN chúng tôi nhận thấy cần phải tìm ra một số biện pháp quản lý phù hợp để nâng cao chất lượng hoạt động dạy
học đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao về đào tạo nguồn nhân lực phục vụ CNH- HĐN đất nước.
Kết luận chương 2:
Qua nghiên cứu thực trạng công tác quản lý hoạt động dạy học ở trường CĐNKTCN, tác giả rút ra một số kết luận sau:
Trường CĐNKTCN trong những năm gần đây đã phát triển nhanh cả về số lượng và chất lượng; quy mô đào tạo ngày càng tăng, ngành nghề đào tạo ngày càng được mở rộng đa dạng, chất lượng đào tạo ngày càng được nâng cao. HSSV của trường tốt nghiệp được các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp sẵn sàng tiếp nhận; thương hiệu, uy tín của nhà trường ngày càng được xã hội và cộng đồng chấp nhận.
Có được kết quả đó là nhờ nhà trường đã coi trọng công tác quản lý, nhất là công tác quản lý hoạt động dạy học. Đội ngũ CBQL đào tạo của nhà trường nhiệt tình và có trách nhiệm cao, đội ngũ giáo viên yêu nghề và có ý chí học tập nâng cao trình độ chuyên môn và năng lực sư phạm.
Công tác quản lý hoạt động dạy học trong nhà trường tương đối có nề nếp. Các nội dung quản lý dạy học được thực hiện đầy đủ. Tuy nhiên, thực trang trên cũng còn bộc lộ nhiều bất cập, yếu kém: Cơ chế quản lý hoạt động dạy học vẫn theo nếp cũ, chậm đổi mới; đội ngũ cán bộ quản lý đào tạo còn thiếu về số lượng, yếu về kiến thức QLGD nên hoạt động quản lý còn nhiều thiếu sót; công tác tuyển chọn, tiếp nhận giáo viên chưa thực hiện đúng quy trình; đổi mới phương pháp giảng dạy mới chỉ dừng lại ở hình thức kêu gọi chung chung chưa thực sự trở thành đòi hỏi thật sự trong mỗi một giáo viên; việc phối hợp các bộ phận quản lý trong trường để quản lý hoạt động học của HSSV, quản lý CSVC còn chưa tốt. Đặc biệt việc mở rộng quan hệ với các cơ sở sản xuất kinh doanh để phối hợp giảng dạy với sản xuất dịch vụ cũng như tiếp thị sản phẩm đào tạo của nhà trường là việc làm hết sức cần thiết nhưng cũng chưa được tiến hành thường xuyên, chưa có đối tác gắn bó lâu dài.
Vì vậy, để đáp ứng yêu cầu phát triển nhà trường, nâng cao chất lượng đào tạo, cần đề xuất các biện pháp quản lý có tính khoa học, khả thi nhằm phát huy những mặt mạnh, khắc phục yếu kém đưa công tác quản lý hoạt động dạy học của nhà trường tốt hơn. Những biện pháp đề xuất sẽ được trình bày ở chương 3.
CHƯƠNG 3