36 40, 02 2,2 14 03 3 Chỉ đạo việc kiểm tra, th
3.2.1. Biện pháp đổi mới quản lý hoạt động dạy của giáo viên
* Mục tiêu của biện pháp
- Thay đổi phương pháp quản lý cho phù hợp với sự phát triển của nhà trường về quy mô và cấp bậc đào tạo.
- Tổ chức được hệ thống hoạt động dạy từ Phòng đào tạo đến các Khoa đảm bảo yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo.
* Nội dung của biện pháp
- Xây dựng hệ thộng quản lý từ Phòng đào tạo đến các Khoa. - Làm rõ chức năng, nhiệm vụ của từng cấp quản lý.
* Cách thức tiến hành
- Về tổ chức: biên chế cán bộ giáo vụ cho các khoa. - Quy định rõ chức năng, nhiệm vụ từng cấp quản lý:
+ Phòng Đào tạo: tham mưu cho Ban giám hiệu những quy định về hồ sơ giáo viên, công việc chuẩn bị cho lên lớp lý thuyết và thực hành, nội dung và lịch sinh hoạt chuyên môn của giáo viên. Lên lịch kiểm tra và phối hợp với các Khoa kiểm tra định kỳ, đột xuất hoạt động dạy của giáo viên.
+ Cán bộ Khoa, tổ môn: trực tiếp kiểm tra giáo án, hồ sơ giảng dạy, chất lượng giờ lên lớp. Thường xuyên tổ chức sinh hoạt chuyên môn. Kết hợp với Phòng đào tạo kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy của đơn vị mình.
+ Cán bộ giáo vụ Khoa: quản lý kết quả học tập của HSSV các môn học/mô đun do Khoa quản lý. Cập nhật thông tin về giờ lên lớp, tiến độ giảng dạy của giáo viên, tham mưu cho Khoa, điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp với thực tế. Giúp cán bộ khoa tổ chức sinh hoạt chuyên môn cho giáo viên.
* Điều kiện thực hiện
- Nhà trường có quy định rõ nhiệm vụ từng cấp quản lý.
- Có đội ngũ cán bộ quản lý từ Phòng đào tạo đến các Khoa, biết về quản lý hoạt động dạy học, nắm vững các quy chế của Nhà nước về quản lý đào tạo.