Biện pháp quản lý hoạt động học của học sinh

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý nâng cao chất lượng hoạt động dạy học ở trường cao đẳng nghề kỹ thuật công nghệ luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 108 - 111)

36 40, 02 2,2 14 03 3 Chỉ đạo việc kiểm tra, th

3.2.6. Biện pháp quản lý hoạt động học của học sinh

* Mục tiêu của biện pháp

- Tạo cho HSSV động cơ học tập đúng đắn, tự giác vươn lên trong học tập và rèn luyện.

- Làm cho hoạt động học của HSSV chuyển mạnh theo hướng tự học, tự nghiên cứu, tự rèn luyện kỹ năng nghề.

- Nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường thông qua phát triển nhân cách của HSSV theo hướng: Giỏi lý thuyết, vững tay nghề, tác phong công nghiệp.

* Nội dung của biện pháp.

- Giáo dục HSSV về động cơ, thái độ trong học tập và rèn luyện, bồi dưỡng cho HSSV kỹ năng tự học, tự nghiên cứu thông qua học trên lớp, qua tài liệu, trong xưởng thực hành và cơ sở sản xuất

- Xây dựng và rèn luyện nề nếp học tập, luyện tay nghề, hoạt động văn hoá thể thao và các hoạt động xã hội khác.

* cách thức tiến hành biện pháp

- Ngay trong tuần đầu nhập học, Phòng đào tạo kết hợp với phòng công tác HSSV, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, tổ chức cho HSSV được học về nhiệm vụ học tập của HSSV đáp ứng yêu cầu sự nghiệp CNH-HĐH đất nước, HSSV được biết về mục tiêu, chương trình đào tạo với những khối kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp; được biết về phương pháp học tập và rèn luyện tay nghề cùng những nội quy sinh hoạt tập thể trong quá trình học tập tại trường. Những nội dung trên còn thường xuyên được nhắc nhở, kiểm điểm trong những lần sinh hoạt tháng, học kỳ do nhà trường tổ chức.

Phòng đào tạo tổ chức và chỉ đạo các giáo viên hướng dẫn HSSV xây dựng kế hoach tự học. Việc xây dựng kế hoạch cần chi tiết, trong đó nêu rõ mục tiêu phấn đấu, thời gian biểu và nội dung thực hiện của học sinh theo tuần, tháng. Các giáo viên chủ nhiệm phải hướng dẫn, kiểm tra từng HSSV kế hoạch tự học, xem đây là một phần công việc của giáo viên chủ nhiệm. Căn cứ vào công việc cụ thể của mỗi HSSV, giáo viên chủ nhiệm xây dựng thành chỉ tiêu thi đua của lớp. Hàng tháng, học kỳ có bình xét kết quả phấn đấu của từng HSSV, sơ kết tổng kết, đánh giá rút kinh nghiệm. Từ đó xây dựng phương hướng và đề ra các biện pháp phù hợp với tình hình thực tế của lớp, của đặc thù từng môn học/môđun. Trên cơ sở báo cáo kết quả phấn đấu từng lớp của giáo viên chủ nhiệm, Phòng đào tạo có kế hoạch động viên những mặt tích cực, điều chỉnh hạn chế tiêu cực về động cơ, thái độ học tập của HSSV, đưa đúng về quỹ đạo của đổi mới phương pháp học.

Phòng đào tạo chỉ đạo các giáo viên bộ môn bồi dưỡng phương pháp học tập trên lớp, phương pháp tự học, tự nghiên cứu ở nhà cho HSSV. Khi thực hiện nhiệm vụ dạy học trên lớp, giáo viên bộ môn sử dụng những phương pháp dạy học tích cực để phát huy tính tích cực, tự lập của HSSV, đồng thời

qua đó cũng rèn luyện cho HSSV những phương pháp, kỹ năng tự học cần thiết. Giáo viên chủ nhiệm thông qua các môn học mà mình dạy và thông qua những buổi sinh hoạt lớp thì họ có điều kiện để truyền đạt kinh nghiệm học tập của mình đến HSSV. Phòng đào tạo cần tổ chức các hội nghị chuyên đề về bồi dưỡng phương pháp học tập cho HSSV. Dưới sự dẫn dắt của đội ngũ giáo viên có kinh nghiệm, HSSV sẽ dần hình thành kỹ năng nắm bài trên lớp, củng cố khắc sâu kiến thức vận dụng vào trong thực tế sản xuất. Từ đó phát triển tư duy độc lập, tự khám phá, tự học hỏi, khái quát hoá, trừu tượng hoá khi tự học, tự nghiên cứu ở nhà.

Phòng đào tạo phối hợp với các Khoa chỉ đạo giáo viên thực hành, hướng dẫn phương pháp rèn luyện tay nghề cho HSSV. Để có tay nghề giỏi, cách học có hiệu quả là:Làm chắc các công nghệ cơ bản, vận dụng sáng tạo kiến thức cơ sở, kiến thức chuyên môn vào giải quyết các công việc cụ thể của nghề. Do đó giáo viên thực hành phải kiên trì cho HSSV rèn luyện tay nghề cơ bản, trên cơ sở đó tạo điều kiện cho HSSV được làm nhiều bài tập tổng hợp, nhất là những sản phẩm thực tế tại xưởng trường hoặc cơ sở sản xuất mà HSSV đến thực tập. Có như vậy HSSV sẽ tự hoàn thiện mình và tiến bộ không ngừng trong nghề nghiệp.

Phòng đào tạo lập kế hoạch cho Phòng công tác HSSV, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, các Khoa tổ chức cho HSSV tham gia các hoạt động như tham quan, sản xuất, dã ngoại để tìm hiểu thực tế, gắn lý luận với thực tiễn.

Hàng năm, Phòng đào tạo duy trì kế hoạch tổ chức thi HSSV giỏi nghề để kích thích phong trào thi đua học tốt trong HSSV.

Ngoài ra, Phòng đào tạo phối hợp với Phòng công tác HSSV duy trì liên lạc với gia đình HSSV thông báo kết quả hoạc tập, rèn luyện thông qua hệ thống thư từ, điện thoai; Tiến tới công khai kết quả trên Website của trường để các gia đình HSSV cập nhật thường xuyên, nắm bắt kết quả học tập, rèn luyện của con, em mình.

* Điều kiện thực hiện biện pháp

Phòng công tác HSSV, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, các Khoa phải tích cực, phối hợp đều tay, đồng bộ với Phòng đào tạo.

Nhà trường có cơ chế giao nhiệm vụ và thưởng phạt rõ ràng đối với giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn trong việc quản lý, giáo dục, bồi dưỡng phương pháp cho HSSV

Có đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn nhiệt tình, trách nhiệm, nhiều kinh nghiệm quản lý và giảng dạy.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý nâng cao chất lượng hoạt động dạy học ở trường cao đẳng nghề kỹ thuật công nghệ luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 108 - 111)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(143 trang)
w