- Được chủ động xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển nhà trường phù hợp với chiến lược phát triển dạy nghề và quy hoạch phát triển mạng lưới các trường cao đẳng nghề.
- Được huy động, nhận tài trợ, quản lý, sử dụng các nguồn lực theo quy định của pháp luật nhằm thực hiện các hoạt động dạy nghề.
- Quyết định thành lập các đơn vị trực thuộc trường theo cơ cấu tổ chức đã được phê duyệt trong quy chế tổ chức và hoạt động của trường; quyết định bổ nhiệm các chức vụ từ cấp trưởng phòng, khoa và tương đương trở xuống.
- Phối hợp với doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ trong hoạt động dạy nghề về lập kế hoach dạy nghề, xây dựng chương trình, giáo trình dạy nghề, tổ chức thực tập nghề. Hợp tác, liên kết với các tổ chức kinh tế, giáo dục, nghiên cứu khoa học trong nước và nước ngoài nhằm nâng cao chất lượng dạy nghề, gắn dạy nghề với việc làm và thị trường lao động.
- Sử dụng nguồn thu từ hoạt động kinh tế để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất của trường, chi cho các hoạt động dạy nghề và bổ sung nguồn tài chính của trường.
- Được nhà nước giao hoặc cho thuê đất, giao hoặc cho thuê cơ sở vật chất; được hỗ trợ ngân sách khi thực hiện nhiệm vụ nhà nước giao theo đơn đặt hàng; được hưởng các chính sách ưu đãi về thuế và tín dụng theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện các quyền tự chủ khác theo quy định của pháp luật.
1.3.2. Nội dung quản lý hoạt động dạy học trong trường cao đẳng nghề nghề
1.3.2.1.Nhiệm vụ của Phòng Đào tạo trường Cao đẳng nghề(Điều 18 Điều lệ trường Cao đẳng nghề) [3]
- Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch dạy nghề hàng năm và dài hạn của trường;
- Lập kế hoạch và tổ chức việc xây dựng các chương trình, giáo trình, học liệu dạy nghề;
- Lập kế hoạch và tổ chức tuyển sinh, thi tốt nghiệp, công nhận và cấp bằng, chứng chỉ nghề;
- Tổ chức thực hiện và quản lý quá trình đào tạo, bồi dưỡng nghề; - Quản lý việc kiểm tra, thi theo quy định;
- Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên;
- Thực hiện các công việc giáo vụ gồm: Lập các bảng biểu về công tác giáo vụ, dạy và học, thực hành, thực tập nghề; theo dõi, tổng hợp, đánh giá chất lượng các hoạt động dạy nghề; thống kê, làm báo cáo theo quy định của Bộ LĐTBXH, của cơ quan quản lý cấp trên và của Hiệu trưởng
- Các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Hiệu trưởng.
1.3.2.2. Nội dung quản lý hoạt động dạy học trong trường dạy nghề
- Hoạt động dạy học trong các nhà trường nói chung và ở các trường cao đẳng nghề nói riêng là hoạt động trung tâm vì đây là tiền đề để tổ chức các hoạt động giáo dục khác. Quản lý hoạt động dạy học do phòng đào tạo thực hiện.. Việc quản lý tốt hoạt động dạy học có ý nghĩa đặc biệt quan trọng quyết định đến sản phẩm Giáo dục-Đào tạo. Muốn vậy phải thực hiện đầy đủ các chức năng quản lý tác động vào hoạt động dạy học, đó là: Lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học. Các chức năng trên được cụ thể hóa thành các nội dung sau:
- Lập kế hoạch đào tạo;
- Quản lý việc thực hiện chương trình đào tạo; - Quản lý hoạt động dạy của giáo viên;
- Quản lý công tác sử dụng và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên; - Quản lý tổ chức đổi mới phương pháp dạy học;
- Quản lý cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ dạy học; - Quản lý việc kiểm tra đánh giá chất lượng dạy học.