36 40, 02 2,2 14 03 3 Chỉ đạo việc kiểm tra, th
3.2.2. Biện pháp tổ chức công tác tuyển chọn, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên
nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên
* Mục tiêu của biện pháp
- Giúp CBQL có nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của công tác tuyển chọn đội ngũ của giáo viên, sắp xếp nhân lực. Khi đội ngũ giáo viên được lựa chọn thận trọng, đúng quy trình thì chất lượng đào tạo được nâng lên, thương hiệu của Trường được giữ vững.
- Bồi dưỡng chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên, truyền tải những tri thức và kinh nghiệm dạy học đã tích lũy được trong lao động sư phạm từ những giáo viên giỏi đến các giáo viên. Phát huy được tiềm năng của giáo viên, thực hiện được phương pháp đổi mới dạy học, phát huy tinh thần độc lập suy nghĩ và sáng tạo của học sinh.
- Trang bị những kiến thức mang tính công cụ cho giáo viên soạn bài, giảng bài và đánh giá kết quả dạy học. Nâng cao trình độ giáo viên vừa tạo điều kiện cho giáo viên đổi mới phương pháp dạy học, vừa tạo ra các công cụ và phương tiện cần thiết để giáo viên hội nhập và cập nhật được thông tin dạy học.
* Nội dung của biện pháp:
- Phòng Đào tạo phải nắm vững và phối hợp với phòng Tổ chức - Hành chính, tham mưu cho Ban Giám Hiệu quy trình tuyển chọn đội ngũ giáo viên. Tham gia sắp xếp, phân công giáo viên có trình độ chuyên môn phù hợp với chuyên ngành được đào tạo.
- Bồi dưỡng lý luận giáo dục học. Đây là nội dung không thể thiếu trong quá trình bồi dưỡng vì đa số giáo viên không nhận thức đầy đủ vai trò của lý luận dẫn đến xem nhẹ, không tích cực học tập bồi dưỡng thường xuyên.
- Tập trung bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm nhằm nâng cao năng lực sư phạm và ý thức, thái độ, tình cảm nghề nghiệp cho giáo viên.
- Bồi dưỡng những kiến thức chuyên môn mới, kiến thức thực tế sản xuất, ngoại ngữ, kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin vào công tác giảng dạy. * Cách thức tiến hành
- Công tác tuyển chọn giáo viên
+ Hàng năm, căn cứ vào chiến lược phát triển nhà trường, chỉ tiêu đào tạo đã được chấp thuận trong giấy phép hoạt động dạy nghề và thực tế HSSV nhập học, các Khoa, tổ rà soát lại đội ngũ giáo viên của đơn vị mình, dự kiến kế hoạch tuyển chọn, phân bổ giáo viên phù hợp với các môn học mà đơn vị quản lý. Phòng đào tạo phối hợp với phòng TC - HC tổng hợp dự kiến chỉ tiêu, đối tượng cần tuyển, trình Hiệu trưởng ký duyệt và thông báo tuyển chọn. Thành lập hội đồng tuyển giáo viên.
+ Tổ chức tuyển chọn giáo viên
Thông báo chỉ tiêu, đối tượng cần tuyển trên các phương tiện thông tin đại chúng. Phòng TC-HC thu nhận, phân tích hồ sơ trình Hội đồng tuyển giáo viên duyệt.
Tổ chức quản lý thử việc giáo viên mới, tiến hành tổ chức trình giảng, kiểm tra nhận thức của giáo viên, dựa vào kết quả lựa chọn giáo viên đủ tiêu chuẩn.
- Công tác bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên:
+ Hàng năm Phòng Đào tạo phối hợp với Phòng TC - HC khảo sát, đánh giá chất lượng giáo viên để quy hoạch đội ngũ, xây dựng giáo viên cốt cán làm nòng cốt, đào tạo bồi dưỡng và đào tạo lại.
Việc điều tra, đánh giá đội ngũ giáo viên cần các bước: nghiên cứu hồ sơ cá nhân, đánh giá chất lượng giáo viên thông qua kết quả cụ thể xếp loại hàng năm của Trường. Đặc biệt thông qua các đợt kiểm tra chuyên đề, kiểm tra toàn diện theo kế hoạch thanh tra, kiểm tra định kỳ, tổng hợp kết quả khảo sát đánh giá chất lượng đội ngũ giáo viên của từng Khoa về năng lực chuyên
môn. Trên cơ sở đó đề ra kế hoạch bồi dưỡng, đào tạo lại đội ngũ giáo viên toàn trường.
+ Hàng năm tổ chức hội thi giáo viên dạy giỏi cấp trường: yêu cầu tất cả các giáo viên đều tham dự giảng từ Tổ môn, Khoa; lựa chọn lên hội giảng cấp trường. Những giáo viên đạt tiêu chuẩn giáo viên cấp trường sẽ được lựa chọn, bồi dưỡng đi thi giáo viên giỏi cấp trên. Ngoài ra, còn tổ chức thi nghiệp vụ sư phạm như thi giải quyết tình huống sư phạm, thi làm và sử dụng đồ dùng dạy học, thi nhận thức về quyền, nghĩa vụ giáo viên, thi mức độ nắm vững quy chế đào tạo, nội dung chương trình…Dựa vào kết quả các đợt thi này tìm ra gương mặt điển hình giáo viên học tập.
+ Tổ chức bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên như tập huấn giáo viên đổi mới phương pháp giảng dạy, tổ chức cho giáo viên nghe nói chuyện chuyên đề, tổ chức hội thảo chuyên môn, hội thảo đổi mới phương pháp giảng dạy, hội thảo đổi mới mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo.
+ Tham mưu cho Ban Giám Hiệu có kế hoạch cử giáo viên đi đào tạo nâng cao trình độ như học cao học các chuyên ngành, học công nghệ mới ở nước ngoài…
+ Tổ chức cho giáo viên học tập thực tế, dự giờ của giáo viên có trình độ cao(Giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ các trường Đại học) được mời về thỉnh giảng ở trường.
+ Tạo điều kiện cho giáo viên lý thuyết xuống tham gia thực hành ở xưởng trường, cho giáo viên thực hành được trực tiếp tham gia sản xuất tại xưởng trường và xí nghiệp để nâng cao tay nghề.
+ Tổ chức cho giáo viên đăng ký và tạo điều kiện thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học, viết sáng kiến kinh nghiệm.
+ Tham mưu cho Ban giám hiệu xây dựng thư viện đủ điều kiện đáp ứng nhu cầu học tập, tham khảo tài liệu giảng dạy cho giáo viên. Xây dựng phòng thí nghiệm, phòng thực hành nghề công nghệ mới.
+ Đưa chỉ tiêu học tập, bồi dưỡng nghiệp vụ vào chỉ tiêu thi đua. * Điều kiện thực hiện
- Quy trình tuyển chọn giáo viên, quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng giáo viên được nhà trường, các khoa và các giáo viên thực hiện nghiêm túc.
- Có đội ngũ giáo viên đầu đàn để thường xuyên kèm cặp giáo viên khác về chuyên môn, nghiệp vụ.
- Cải tiến hợp lý hóa các hoạt động trong trường để giáo viên có thời gian học tập và tự học tập.
- Tạo điều kiện về cơ sở vật chất, thời gian để giáo viên tham gia đổi mới phương pháp giảng dạy.