Đánh giá việc thực hiện các nội dung quản lý hoạt động dạy học của phòng đào tạo

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý nâng cao chất lượng hoạt động dạy học ở trường cao đẳng nghề kỹ thuật công nghệ luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 64 - 73)

TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ

2.3.1. Đánh giá việc thực hiện các nội dung quản lý hoạt động dạy học của phòng đào tạo

của phòng đào tạo

2.3.1.1. Đội ngũ cán bộ quản lý của phòng đào tạo

Đội ngũ CBQL của Phòng Đào tạo có 5 người: 1 Trưởng phòng, 2 Phó trưởng phòng, 1 Thư ký đào tạo và 1 Cán bộ đào tạo; cả 5 người đều có trình độ Đại học, hiện tại có 2 người đang học Cao học. Cán bộ phòng đào tạo được phân công nhiệm vụ như sau:

* Trưởng phòng:

Trưởng phòng là người chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng về quản lý và điều hành mọi hoạt động theo chức năng , nhiệm vụ của phòng.

- Giúp Hiệu trưởng trong việc xây dựng định hướng, mục tiêu đào tạo, cơ cấu ngành nghề, quy mô và phương thức đào tạo;

- Nghiên cứu và đề xuất với Hiệu trưởng trong việc mở thêm các ngành nghề đào tạo, hình thức đào tạo trên cơ sở tiềm năng sẵn có của nhà trường;

- Phụ trách việc xây dựng kế hoạch tuyển sinh: kế hoạch đào tạo đối với các khoá học, các năm học của các hệ đào tạo;

- Lập kế hoạch và tổ chức việc xây dựng các chương trình, giáo trình, tài liệu phục vụ công tác đào tạo;

- Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên;

- Làm thư ký Hội đồng đào tạo; Uỷ viên thường trực Hội đồng tuyển sinh; - Phụ trách và chịu trách nhiệm về công tác báo cáo, thống kê về hoạt động

đào tạo của Nhà trường;

- Đề xuất với Hiệu trưởng các giải pháp, giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình đào tạo;

- Giảng dạy theo quy định chung.

* Phó trưởng phòng 1: Phụ trách kế hoạch.

Chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng và Hiệu trưởng về triển khai thực hiện kế hoạch đao tạo; theo dõi kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch đào tạo.

Phó trưởng phòng phụ trách kế hoạch thay mặt trưởng phòng quản lý đơn vị khi Trưởng phòng đi vắng; trực tiếp quản lý và thực hiện các công việc sau: - Xây dựng kế hoạch nhân lực GV phục vụ đào tạo theo kế hoạch; đề xuất

với Hiệu trưởng về tiêu chuẩn , định mức đối với giáo viên, giáo viên kiêm nhiệm trên cơ sở các quy định chung của Nhà nước và điều kiện thực tế của nhà trường;

- Phụ trách việc tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo và việc đôn đốc, theo dõi, kiểm tra, giám sát các Khoa thực hiện kế hoạch đào tạo;

- Xây dựng, tổ chức triển khai thực hiện tiến độ giảng dạy, lịch học, lịch thi

của các khoá học, các năm học, các kỳ học đối với các hệ đào tạo của nhà trường;

- Phụ trách việc đôn đốc, kiểm tra,quản lý việc thực hiện quy chế giáo viên đối với các giáo viên;

- Xây dựng, tổ chức thực hiện, đôn đốc, kiểm tra, theo dõi kế hoạch Hội giảng giáo viên dạy giỏi, thi học sinh giỏi nghề các cấp;

- Giảng dạy theo quy định chung;

- Thực hiện một số nhiệm vụ khác khi Trưởng phòng giao.

* Phó trưởng phòng 2: Phụ trách liên kết đào tạo, đào tạo ngoài trường.

Phó trưởng phòng phụ trách liên kết đào tạo, đào tạo ngoài trường là người chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng và Trưởng phòng đào tạo về các công việc liên quan đến công tác liên kết đào tạo với các Doanh nghiệp, các cơ sở đào tạo khác và công tác đào tạo chính quy, dài hạn tại các cơ sở ngoài trường.

Phó trưởng phòng phụ trách liên kết đào tạo, đào tạo ngoài trường trực tiếp quản lý và thực hiện các công việc sau:

- Nghiên cứu, xây dựng phương án và đề xuất với Hiệu trưởng thực hiện việc đào tạo chính quy, dài hạn tại các cơ sở ngoài trường.

- Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo chính quy, dài hạn tại các cơ sở ngoài trường.

- Nghiên cứu và đề xuất với Hiệu trưởng mở các hình thức liên kết đào tạo với các Doanh nghiệp, các cơ sở đào tạo khác nhằm đào tạo, đào tạo lại, nâng bậc, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ; tổ chức thực hiện liên kết đào tạo khi đã được phê duyệt;

- Phụ trách việc theo dõi, giám sát, kiểm tra và quản lý việc thực hiện kế hoạch liên kết đào tạo chính quy, dài hạn tại các cơ sở đào tạo ngoài trường; - Giảng dạy theo quy định;

- Thực hiện một số nhiệm vụ khác khi Trưởng phòng giao.

* Thư ký đào tạo:

- Tổng hợp, theo dõi kết quả học tập của học sinh sinh viên;

- Hướng dẫn nghiệp vụ và đôn đốc, kiểm tra việc tổng kết, đánh giá cho điểm các môn học, mô đun;

- Làm thủ tục cấp văn bằng, chứng chỉ và hồ sơ học tập của học sinh sinh viên;

- Quản lý các hồ sơ biểu mẫu đào tạo, soạn thảo, lưu các văn bản đào tạo; - Tổng hợp, báo cáo các công tác của phòng như báo cáo công việc, tuần,

tháng, năm; dự thảo báo cáo tổng kết năm học, khoá học; - Giảng dạy theo quy định;

- Thực hiện một số nhiệm vụ khác khi trưởng phòng giao.

* Cán bộ đào tạo1.

- Đôn đốc, kiểm tra các khoa, tổ và các giáo viên thực hiện kế hoạch đào tạo, tiến độ, lịch trình giảng dạy, thời khoá biểu;

- Theo dõi, giám sát, kiểm tra các giáo viên thực hiện quy chế giáo viên;

- Triển khai thực hiện kế hoạch thi kết thúc học kỳ, kết thúc năm học, thi tốt nghiệp và các kế hoạch khác liên quan đến hoạt động dạy và học trong nhà trường;

- Giảng dạy theo quy định;

- Thực hiện một số nhiệm vụ khác khi Trưởng phòng giao.

* Cán bộ đào tạo II (do quy mô chưa lớn nên công việc này giao cho phó trưởng phòng 2 kiêm nhiệm)

- Triển khai thực hiện việc liên kết đào tạo; đào tạo chính quy, dài hạn tại các cơ sở ngoài trường;

- Theo dõi, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các kế hoạch liên kết đào tạo với các Doanh nghiệp và các cơ sở khác để đào tạo, đào tạo lại, nâng bậc, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ;

- Theo dõi, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các kế hoạch đào tạo chính quy, dài hạn tại các cơ sở ngoài trường;

- Quản lý các hoạt động dịch vụ đào tạo khác; - Giảng dạy theo quy định;

- Thực hiện một số nhiệm vụ khác khi Trưởng phòng giao.

Đội ngũ CBQL của phòng đào tạo phần lớn là giáo viên được tuyển chọn từ các khoa lên, có thâm niên giảng dạy, có ý thức trách nhiệm cao trong công tác. Mặc dù thời gian hoạt động của trường chưa nhiều nhưng về cơ bản Phòng đào tạo đã thực hiện tương đối đầy đủ các biện pháp quản lý hoạt động dạy học trong nhà trường.

Tuy vậy, so với yêu cầu của nhà trường, trong những năm qua trường liên tục được nâng cấp, mục tiêu được nâng lên, quy mô đào tạo và ngành nghề được mở rộng thì đội ngũ cán bộ của phòng đào tạo còn nhiều bất cập. Đa số cán bộ quản lý của phòng đào tạo chưa được học tập, bồi dưỡng về công tác quản lý, quản lý giáo dục, quản lý nhà trường. Số lượng cán bộ còn thiếu. Nội dung theo dõi hoạt động dạy học thực hành, tích hợp ở xưởng trường và liên hệ với các cơ sở sản xuất để thực hiện các biện pháp nâng cao chất lượng dạy học thực hành còn bị hạn chế; một số điều kiện, phương tiện phục vụ cho công tác quản lý chưa được trang bị như mạng Internet nội bộ, các phần mềm quản lý… đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng quản lý.

2.3.1.2. Đánh giá việc thực hiện các nội dung quản lý hoạt động dạy học của phòng đào tạo

Chúng tôi đã tiến hành xin ý kiến 90 người từ Ban giám hiệu; Trưởng, phó các Phòng, Khoa; Giáo viên đến các CBQL đào tạo về việc thực hiện các nội dung quản lý hoạt động dạy học. Kết quả thu được ở bảng 2.4.

Qua tìm hiểu thực tế, chúng tôi thấy bảng 2.4 đã phản ánh tương đối đầy đủ việc thực hiện các nội dung quản lý hoạt động dạy học của phòng đào tạo. Trong đó có 2 nội dung được đánh giá là làm tốt là “Lập kế hoạch” 72,2% và “Quản lý việc thực hiện chương trình” 64,4%.

Khi một khoá học bắt đầu, căn cứ vào chương trình đào tạo và tình hình thực tế của khoá học, Phòng Đào tạo đã lập kế hoạch đào tạo cho toàn khoá học đối với từng nghề. Hàng năm Phòng đào tạo xây dựng tiến độ giảng dạy năm học; kế hoạch giảng dạy theo từng học kỳ; theo dõi việc thực hiện kế hoạch giảng dạy của GV. Trên cơ sở đó việc triển khai thực hiện kế hoạch đào tạo, tiến độ năm học và quản lý việc thực hiện chương trình rất thuận lợi.

Tuy vậy vẫn còn 3,3 - 4,5% ý kiến cho rằng 2 nội dung trên đã làm nhưng chưa tốt. Điều đó thể hiện trong quá trình lập kế hoạch Phòng đào tạo chưa thực sự sâu sát một cách triệt để; việc quản lý thực hiện chương trình ở một số môn học/mô đun, lớp học chưa thường xuyên và đầy đủ nên chưa có các biện pháp điều chỉnh cho phù hợp với thực tế.

Bảng 2.4: Đánh giá của Ban giám hiệu; Trưởng phó các Phòng, Khoa; Cán bộ QLĐT và Giáo viên về việc thực hiện các nội dung quản lý hoạt

động dạy học của Phòng đào tạo

TT Nội dung quản lý

Ý kiến Tổng số điểm Xếp loại Làm tốt Tương đối tốt Đã làm nhưng chưa tốt Chưa làm SL % SL % SL % SL % 1 Lập kế hoạch 65 72, 2 21 23, 3 4 4,5 - 241 1 2 Quản lý việc thực hiện chương trình 58 64, 4 29 32, 3 3 3,3 - 235 2 3 Quản lý hoạt động dạy của giáo viên

22 24,4 4 52 57, 8 16 17, 8 - 186 4 4 Quản lý việc sử dụng, bồi dưỡng giáo viên 24 26, 8 54 60, 0 10 11, 0 2 2, 2 190 3

5 Quản lý việc đổi mới phương pháp dạy học 10 11, 0 34 38, 0 43 47, 7 3 3, 3 141 7 6 Quản lý hoạt động học của HSSV 6 6,6 48 53, 4 34 37, 8 2 2, 2 148 6 7 Quản lý cơ sở vật chất phục vụ dạy và học 3 3,3 43 47, 7 40 44, 4 5 5, 6 135 8 8 Quản lý công tác kiểm tra đánh giá hoạt động dạy học 11 12, 3 43 47, 7 33 36, 7 3 3, 3 152 5

Công tác sử dụng, bồi dưỡng giáo viên được nhà trường đặc biệt chú ý, trong những năm vừa qua từ 2008-2011, Phòng Đào tạo đã tham mưu đắc lực cho Hiệu trưởng về sử dụng và bồi dưỡng giáo viên; cho nhiều giáo viên đi học bồi dưỡng chuyên môn nghề nghiệp, chất lượng giáo viên của nhà trường có

sự tiến bộ vượt bậc, bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm dạy nghề cho những giáo viên mới được tuyển dụng hoặc chưa hoàn thành chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm theo quy định. Tuy nhiên về nội dung này còn 11% đánh giá “Đã làm nhưng chưa tốt” và có 2,2% đánh giá chưa làm là do việc sắp xếp, sử dụng giáo viên không thể đáp ứng hoàn toàn nguyện vọng của giáo viên, việc cử đi học tuỳ thuộc vào các chương trình bồi dưỡng theo chuyên đề và còn phụ thuộc vào kế hoạch giảng dạy trong học kỳ của từng giáo viên.

Nội dung “Quản lý hoạt động dạy của giáo viên” luôn được nhà trường coi trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng đào tạo. Phòng đào tạo đã phân công 1 cán bộ kiểm tra hàng ngày việc chấp hành nội quy, quy chế lên lớp của các giáo viên, duy trì nề nếp dạy học. Lập biên bản đối với giáo viên có các biểu hiện đi muộn, về sớm, quản lý HSSV trong giờ học lỏng lẻo…; định kỳ kiểm tra công tác nghiệp vụ giảng dạy của giáo viên, công tác quản lý của các khoa. Còn 17,8% ý kiến đánh giá nội dung này chưa được duy trì thường xuyên liên tục, chưa kiên quyết trong việc xử lý các vụ việc có biểu hiện vi phạm để đảm bảo kỷ cương, công bằng trong đánh giá hoạt động dạy của giáo viên.

Nội dung “Quản lý công tác kiểm tra đánh giá hoạt động dạy học” đã được Phòng đào tạo duy trì thường xuyên; có kế hoạch kiểm tra định kỳ theo học kỳ, năm học. Kiểm tra việc ra đề kiểm tra, coi và chấm bài kiểm tra kết thúc các môn học/mô đun đảm bảo tính nghiêm túc, khách quan và chính xác. 36,7% đánh giá “Đã làm nhưng chưa tốt” và 3,3% đánh giá “Chưa làm” nói lên trong nội dung này phòng đào tạo còn thiếu sâu sát, có lúc có nơi vẫn còn tình trạng giáo viên dễ dãi trong đánh giá, nhất là kiểm tra đánh giá lần thứ 2.

Nội dung “Quản lý hoạt động học của học sinh” được đánh giá 53,4 % là “Tương đối tốt”, song còn 37,8 % đánh giá “Đã làm nhưng chưa tốt” và còn 2,2 % đánh giá “Chưa làm”. Điều này thể hiện phòng đào tạo đã triển khai nhưng chưa làm đầy đủ; một số biện pháp như: Xây dựng nề nếp tự học,

tổ chức cho HSSV tham gia các buổi học tập ngoại khoá, tham quan dã ngoại chưa thường xuyên. Đây cũng là việc làm cần chấn chỉnh vì ý thức học tập của HSSV là một trong những yếu tố quyết định chất lượng đào tạo.

Đặc biệt nội dung “Quản lý việc đổi mới phương pháp dạy học” và “Quản lý cơ sở vật chất phục vụ dạy và học” được xếp thứ 7,8 và đánh giá “Đã làm nhưng chưa tốt” với tỷ lệ cao gần 50%. Các năm học vừa qua, phòng đào tạo mới chỉ làm được việc phát động phong trào đổi mới phương pháp dạy học trong Hội giảng thi giáo viên dạy giỏi hàng năm, cũng đã có một số phương pháp dạy học mới được thực hiện có hiệu quả. Tuy nhiên các phương pháp này cũng chỉ dừng lại trong hội giảng mà chưa được nhân rộng trong giảng dạy hàng ngày. Thực trạng này cần có biện pháp giải quyết.

Công tác quản lý cơ sở vật chất phục vụ dạy học có 44,4% đánh giá “Đã làm nhưng chưa tốt”, thậm chí còn 5,6% ý kiến cho rằng “Chưa làm được”. Điều này cho thấy một thực trạng là phòng đào tạo chưa có những biện pháp cụ thể trong việc quản lý, khai thác sử dụng cơ sở vật chất phục vụ dạy học đạt hiệu quả cao. Các biện pháp quản lý mới dừng lại ở khâu động viên, khuyến khích các khoa nhưng lại thiếu cơ chế chính sách phù hợp; các phương tiện dạy học được sử dụng nhiều tại hội giảng nhưng trong giảng dạy hàng ngày lại ít sử dụng; các thiết bị máy móc phục vụ dạy thực hành cũng chỉ mới dừng lại học các bài cơ bản, chưa khai thác hết tiềm năng sẵn có của thiết bị trong giảng dạy cũng như thực hiện sản xuất tại trường. Do vậy phòng đào tạo phải có kế hoạch, có biện pháp cụ thể khắc phục thực trạng này.

Tóm lại, qua khảo sát thực tế và nghiên cứu ý kiến đánh giá của Ban giám hiệu; Trưởng, phó các Phòng, Khoa; các cán bộ QLĐT và giáo viên, có thể thấy rằng Phòng đào tạo Trường CĐNKTCN đã có nhiều cố gắng thực hiện các nội dung quản lý hoạt động dạy học trong nhà trường, tham mưu đắc lực cho lãnh đạo nhà trường về công tác đào tạo, đáp ứng yêu cầu phát triển toàn diện của nhà trường. Tuy vậy còn một số nội dung chưa được thực hiện

đầy đủ, biện pháp còn nghèo nàn, tiến hành chưa thường xuyên, thiếu đồng bộ.

Để làm rõ từng nội dung quản lý hoạt động dạy học của Phòng đào tạo đã thực hiện được ở mức độ nào chúng ta cùng xem xét thực trạng công tác

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý nâng cao chất lượng hoạt động dạy học ở trường cao đẳng nghề kỹ thuật công nghệ luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 64 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(143 trang)
w