TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ
2.3.5. Thực trạng quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên
Để đánh giá thực trạng quản lý hoạt động dạy của giáo viên, chúng tôi đã tiến hành điều tra khảo sát, kết quả thể hiện trong bảng 2.8
Bảng 2.8: Đánh giá của Ban giám hiệu; Trưởng phó các Phòng, Khoa; Cán bộ QLĐT và Giáo viên về kết quả thực hiện các biện pháp quản lý
hoạt động dạy của giáo viên. TT Quản lý hoạt động dạy
của giáo viên
Kết quả thực hiện Tổng số điểm Xếp loại Tốt Trung bình Chưa tốt SL % SL % SL %
1 Quản lý việc soạn bài và chuẩn bị giờ lên lớp của giáo viên 50 55, 6 36 40, 0 4 4,4 136 3
2 Quản lý việc lên lớp lý thuyết, giảng dạy thực hành của giáo viên
63 70,0 0
25 27,8 8
2 2,2 151 2
3 Quản lý hồ sơ chuyên môn của giáo viên
70 77,8 8
20 22,2 2
0 - 160 1
4 Quản lý sinh hoạt chuyên môn của giáo viên
43 47,8 8
40 44,5 5
7 7,7 126 4
Bảng 2.8 cho biết biện pháp “Quản lý hồ sơ chuyên môn của giáo viên” được 77,8% ý kiến đánh giá là tốt.
Hàng năm, vào đầu năm học, phòng đào tạo đã phổ biến cho toàn thể giáo viên nội dung và cách khai thác sử dụng các loại sổ sách biểu mẫu. Quy định rõ mỗi giáo viên khi lên lớp phải có đủ các loại sổ sách lập thành bộ hồ sơ gồm:
- Chương trình môn học/môđun được phân công giảng dạy; - Lịch trình giảng dạy;
- Giáo án;
- Giáo trình hoặc tài liệu giảng dạy; - Lịch lên lớp (Trích Thời khoá biểu);
- Sổ tay giáo viên;
- Sổ lên lớp (Phòng đào tạo quản lý; giáo viên lấy và trả sổ hàng ngày)
Vì vậy hồ sơ chuyên môn của giáo viên trong trường tương đối đầy đủ và chất lượng.
Việc quản lý giờ lên lớp lý thuyết, thực hành cũng được 70% ý kiến đánh giá tốt. Phòng đào tạo đã cử 1 cán bộ chuyên trách, theo dõi việc chấp hành giờ giấc lên lớp, xuống xưởng của giáo viên; thường xuyên nhắc nhở việc chấp hành quy chế lên lớp, lập biên bản trong trường hợp vi phạm nhiều lần để có cơ sở xử lý theo quy định, nên hoạt động này đã trở thành một nề nếp tốt trong trường.
“Quản lý việc soạn bài và chuẩn bị lên lớp của giáo viên” được đánh giá ở mức trung bình, còn 4,4% cho rằng chưa tốt. Phòng đào tạo không trực tiếp làm việc này mà phải có kế hoạch, có quy định rõ giao cho Khoa, Tổ môn có trách nhiệm thông qua giáo án, kiểm tra thường xuyên công việc chuẩn bị lên lớp của giáo viên. Do sự phối hợp với các Khoa, Tổ môn chưa tốt nên công việc này đạt hiệu quả chưa cao.
“Quản lý sinh hoạt chuyên môn của giáo viên” thực hiện ở mức trung bình, còn 7,7% nhận xét chưa tốt. Phòng đào tạo chưa có kế hoạch cụ thể về hướng dẫn nội dung sinh hoạt chuyên môn, còn để các Khoa, Tổ môn tuỳ ý sinh hoạt.
Tóm lại, trong quản lý hoạt động dạy của giáo viên, Phòng đào tạo đã có những biện pháp quản lý từ khâu chuẩn bị lên lớp, quá trình lên lớp, hồ sơ giáo viên và sinh hoạt chuyên môn. Tuy vậy trong điều kiện hiện tại việc quản lý vẫn đang theo nếp cũ, không đảm bảo sâu sát và hiệu quả, nhiều khi còn nể nang, ngại va chạm; cần phải có biện pháp đổi mới cách quản lý để hoạt động dạy học được tốt hơn.