Thực trạng công tác quản lý, sử dụng và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý nâng cao chất lượng hoạt động dạy học ở trường cao đẳng nghề kỹ thuật công nghệ luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 77 - 80)

TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ

2.3.4. Thực trạng công tác quản lý, sử dụng và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên

giáo viên

Qua kết quả khảo sát, từ Ban giám hiệu; Trưởng phó các Phòng, Khoa; Cán bộ QLĐT và giáo viên với số lượng 90 người về công tác quản lý, sử dụng và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên. Kết quả thu được trong bảng 2.7.

“Phân công giảng dạy phù hợp với chuyên môn, khả năng của giáo viên” được đánh giá, xếp loại thứ nhất vì: Trường CĐNKTCN mới thành lập 11 năm, đội ngũ giáo viên của trường đều được tuyển dụng mới, nguồn chủ yếu là từ các trường Đại học SPKT và một số trường Đại học kỹ thuật khác, đảm bảo trình độ chuyên môn theo quy định, không có “vấn đề lịch sử” về giáo viên để lại như nhiều trường dạy nghề khác có thời gian thành lập lâu và trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử; ngoài kiến thức chuyên môn, vấn đề nghiệp vụ sư phạm dạy nghề của đội ngũ giáo viên cũng được đào tạo bài bản; những yếu tố này là điều kiện hết sức thuận lợi cho việc bố trí giáo viên giảng dạy phù hợp với chuyên môn, khả năng của giáo viên.

Bảng 2.7: Đánh giá của Ban giám hiệu; Trưởng phó các Phòng, Khoa; Cán bộ QLĐT và Giáo viên về kết quả thực hiện các biện pháp quản lý,

sử dụng và bồi dưỡng giáo viên. TT Quản lý việc sử dụng,

bồi dưỡng đội ngũ giáo viên Kết quả thực hiện Tổng số điểm Xếp loại Tốt Trung bình Chưa tốt SL % SL % SL % 1 Khảo sát đánh giá thực trạng đội ngũ giáo viên của trường hàng năm

40 44,5 5

45 50,0 0

5 5,5 125 5

2 Phân công giảng dạy phù hợp với chuyên môn, khả năng của giáo viên

78 86,7 7

10 11,1 1

2 2,2 176 1

3 Lập quy hoạch bồi dưỡng thường xuyên, đào tạo lại, đào tạo nâng cao

43 47,8 8 38 42, 2 9 10, 0 122 6

4 Bồi dưỡng giáo viên qua hình thức sinh hoạt chuyên môn, chuyên đề, hội thảo 73 81, 1 16 17, 8 1 1,1 162 2

5 Tạo điều kiện cho giáo viên đi học tập nâng cao trình độ theo tiêu chuẩn

45 50 43 47,8 8

2 2,2 133 3

6 Tạo điều kiện cho giáo viên tham gia lao động sản xuất để nâng cao năng lực thực hành 40 44, 5 48 53, 3 2 2,2 128 4

Được đánh giá xếp loại thứ 2 là “Bồi dưỡng giáo viên qua hình thức sinh hoạt chuyên môn, chuyên đề, hội thảo”. Trường mới thành lập, giáo viên có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, nhưng vấn đề ngược lại là kinh nghiệm

giảng dạy chưa nhiều, cần phải tạo điều kiện để đội ngũ giáo viên có cơ hội học tập lẫn nhau. Nắm bắt được vấn đề này, hàng năm Phòng đào tạo tham mưu với Ban giám hiệu nhà trường tổ chức Hội giảng thi giáo viên dạy giỏi hàng năm từ cấp Khoa, Tổ đến cấp Trường và tham gia cấp Thành phố, cấp Quốc gia và có giáo viên đã tham gia và đạt giải cấp khu vực ASEAN. Hoạt động này được tổ chức đều đặn hàng năm và trở thành truyền thống trong nhà trường, thông qua Hội giảng từ cấp Khoa, Tổ, giáo viên đã được học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ từ các đồng nghiệp và trưởng thành nhanh chóng; nhiều giáo viên trẻ tham gia và đạt giải cao tại Hội thi giáo viên dạy nghề giỏi cấp Thành phố và cấp Quốc gia, hiện tại đã trở thành các chuyên gia huấn luyện cho giáo viên, học sinh sinh viên về kỹ năng nghề. Ngoài hội giảng, hội thi, tổ chức cho giáo viên tham gia hội thảo chuyên đề theo lĩnh vực chuyên môn do cấp trên tổ chức cũng được nhà trường quan tâm cử tham gia đầy đủ. Qua hội thảo mỗi giáo viên cũng được trưởng thành nhiều mặt.

Biện pháp “Tạo điều kiện cho giáo viên đi học tập nâng cao trình độ theo tiêu chuẩn” được 50% đánh giá tốt và được xếp thứ 3. Do đặc thù trường được nâng cấp liên tục, yêu cầu đòi hỏi ngày càng cao về trình độ. Đội ngũ giáo viên mới chỉ dừng lại ở trình độ đại học thì vẫn chưa đủ mà cần phải được học tập ở bậc cao hơn. Trong những năm vừa qua công tác này thực hiện chưa được như mong muốn; số lượng cán bộ, giáo viên có trình độ trên đại học còn rất khiêm tốn, chưa đạt được theo yêu cầu của một trường chuẩn Quốc gia và tiếp cận trình độ khu vực; phần lớn cán bộ giáo viên phải tự thân vận động trong việc học tập ở bậc Cao học, nhà trường mới chỉ tạo điều kiện về mặt thời gian.

“Tạo điều kiện cho giáo viên tham gia lao động sản xuất để nâng cao năng lực thực hành” chỉ được 44,5% ý kiến đánh giá tốt và xếp ở vị trí thứ 4. Trong những năm qua do tình thực tế khó khăn chung của nền kinh tế, nhà trường ít nhận được các đơn đặt hàng sản xuất của các doanh nghiệp, giáo

viên chủ yếu thực hiện các bài hướng dẫn thực hành theo chương trình mà thôi. Đây là một hạn chế cần khắc phục trong thời gian tới, vì “Học tập-kết hợp với lao động sản xuất” từ xưa đã là một trong những nguyên lý giáo dục mà Đảng ta đã đề ra. Thông qua hoạt động này giáo viên nâng cao được năng lực thực hành, đồng thời tạo được thu nhập, nâng cao đời sống.

“Khảo sát đánh giá thực trạng đội ngũ giáo viên của trường hàng năm” có 44,5% ý kiến đánh giá tốt và xếp ở vị trí thứ 5. Do quy mô còn bé, số lượng giáo viên chưa nhiều, việc khảo sát đánh giá thực trạng giáo viên hàng năm ít được thực hiện. Tuy nhiên thực trạng giáo viên như thế nào và sử dụng ra sao thì vẫn được quan tâm đầy đủ. Về lâu dài, khi quy mô tăng, số lượng giáo viên lớn, ngành nghề đa dạng thì công tác khảo sát đánh gía thực trạng phải được tiến hành vì như vậy mới đảm bảo tính khách quan, làm cơ sở cho việc bố trí sử dụng đạt hiệu quả cao nhất.

“Lập quy hoạch bồi dưỡng thường xuyên, đào tạo lại, đào tạo nâng cao” là một biện pháp được đánh giá và xếp loại ở vị trí thấp nhất. Việc này cần phải có biện pháp tích cực, nhất là khi Trường đã được nâng tầm, Việt nam đã bước vào thời kỳ hội nhập. Đào tạo nâng cao, bồi dưỡng ngoại ngữ, bồi dưỡng kỹ năng giao tiếp và đàm phán quốc tế là đòi hỏi cấp bách của một trường nghề tiếp cận trình độ khu vực. Việc lập quy hoạch, kế hoạch đào tạo bồi dưỡng cho cán bộ giáo viên là yếu tố quyết định cho sự phát triển nhanh và bền vững của nhà trường.

Về công tác sử dụng và bồi dưỡng giáo viên, Phòng đào tạo đã tham mưu cho Ban giám hiệu và tổ chức được một số nội dung tốt trong phạm vi có thể. Tuy nhiên còn một số nội dung chưa được triển khai thực hiện, trong tương lai cần phải có các biện pháp quyết liệt hơn để công tác này xứng tầm với sự phát triển của nhà trường.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý nâng cao chất lượng hoạt động dạy học ở trường cao đẳng nghề kỹ thuật công nghệ luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 77 - 80)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(143 trang)
w