Vị trí, nhiệm vụ và quyền hạn của Trung tâm GDTX-DN * Vị trí của Trung tâm GDTX-DN

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lí nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên tại trung tâm giáo dục thường xuyên dạy nghề huyện thường xuân tỉnh thanh hoá giai đoạn 2009 2012 và định hướng đến 2015 (Trang 29 - 31)

* Vị trí của Trung tâm GDTX-DN

Theo quy chế tổ chức hoạt động thì Trung tâm GDTX-DN là cơ sở giáo dục không chính quy trong hệ thống giáo dục quốc dân. Trung tâm GDTX-DN có t cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng.

Với vị trí đó, giáo dục thờng xuyên đóng vai trò quan trọng trong quá trình đào tạo, giáo dục thế hệ trẻ, nâng cao dân trí, bồi dỡng nhân tài, đào tạo nguồn nhân lực cho đất nớc, đặc biệt có ý nghĩa đối với đối tợng học viên trớc kia cha có điều kiện theo học.

* Nhiệm vụ và quyền hạn của Trung tâm GDTX-DN

Các nhiệm vụ cụ thể của Trung tâm GDTX-DN có thể xem đó là những hoạt động cơ bản. Tuỳ điều kiện cụ thể ở địa phơng, Trung tâm GDTX-DN huyện có thể thực thi tất cả các nhiệm vụ hoặc một số trong quy chế hoạt động. Nhiệm vụ cụ thể của Trung tâm GDTX-DN gắn bó với nhiệm vụ phát triển kinh

tế – xã hội ở địa phơng và nhu cầu học tập của cộng đồng. Chính vì vậy nhiệm vụ của Trung tâm có nhiệm vụ ổn định trong thời gian dài; cũng có nhiệm vụ đ- ợc thực thi trong khoảng thời gian nhất định, sau khi hoàn thành, Trung tâm lại chuyển qua nhiệm vụ khác nhằm đáp ứng nhu cầu mới nảy sinh.

Các nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể : 1. Tổ chức các chơng trình giáo dục.

a. Chơng trình xoá mù chữ và giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ.

b. Chơng trình bổ túc tiểu học, bổ túc trung học cơ sở, bổ túc trung học phổ thông.

c. Chơng trình bồi dỡng ngoại ngữ, bồi dỡng tin học ứng dụng.

d. Các chơng trình đào tạo bổ sung, tu nghiệp định kỳ, bồi dỡng nâng cao trình độ, cập nhật kiến thức, kỹ năng;

e. Các chơng trình đáp ứng nhu cầu của ngời học.

2. Điều tra nhu cầu học tập trên địa bàn, xác định nội dung học tập cần thiết, đề xuất việc tổ chức các hình thức học phù hợp với từng loại đối t- ợng;

3. Hỗ trợ để các trờng trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học tổ chức thực hiện chơng trình đào tạo không chính quy tại địa phơng theo quy định tại Điều 41 và 42 của Luật Giáo dục.

4. Tổ chức các lớp học riêng theo các chơng trình quy định tại khoản 1 của điều này cho các đối tợng hởng chính sách u đãi, ngời tàn tật và các đối t- ợng u tiên khác.

5. Tổ chức dạy và thực hành kỹ thuật nghề nghiệp, các hoạt động lao động sản xuất và các hoạt động khác phục vụ học tập;

6. Quản lý giáo viên, nhân viên và học viên;

7. Quản lý, sử dụng đất đai, cơ sở vật chất, trang thiết bị và tài chính theo quy định của pháp luật;

8. Nghiên cứu đúc rút kinh nghiệm đối với các hoạt động của Trung tâm góp phần phát triển giáo dục không chính quy.

Ngoài ra còn có:

a. Nhiệm vụ tổ chức các chơng trình ngắn hạn không cấp lớp đối với các kiến thức hành dụng cập nhật: Đó là các kiến thức mới về khoa học, kỹ thuật, nhân văn... Những kiến thức này khi đem áp dụng trong đời sống, sản xuất sẽ đem lại hiệu quả hơn trớc góp phần nâng cao chất lợng cuộc sống.

b. Nhiệm vụ tổ chức hớng nghiệp, dạy nghề, thực hành kỹ thuật nghề nghiệp và các hoạt động lao động sản xuất: Là một nhiệm vụ tổng hợp bao gồm nhiều nhiệm vụ cụ thể có liên quan đến việc giáo dục, hình thành kỹ năng nghề nghiệp cho ngời học.

c. Nhiệm vụ tổ chức học các chơng trình ngoại ngữ, tin học ứng dụng các cấp độ A, B, C.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lí nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên tại trung tâm giáo dục thường xuyên dạy nghề huyện thường xuân tỉnh thanh hoá giai đoạn 2009 2012 và định hướng đến 2015 (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w