Một số nét văn hóa vật chất của ngời Thái ở miền Tây Nghệ An

Một phần của tài liệu Bước đầu tìm hiểu đời sống văn hoá tinh thần của người thái ở miền tây nghệ an (Trang 30 - 38)

Văn hóa vật chất của ngời Thái ở miền Tây Nghệ An rất phong phú và đa dạng, nó là một lĩnh vực khá quan trọng trong văn hóa truyền thống của ngời Thái nói chung, ngời Thái miền Tây Nghệ An nói riêng. Điều này nó đợc biểu hiện rõ nét qua cách ăn uống, trang phục và nhà cửa của ngời Thái.

Đồ ăn thờng ngày của ngời Thái trớc đây là gạo nếp, ngô khoai, gần đây mới có gạo tẻ và sắn. Các món ăn đợc chế biến từ lơng thực nh xôi nếp, cơm lam, ngô đồ, nếp đồ trộn kê, sắn; các loại bánh trái trong ngày lễ, tết, lễ dạm hỏi hay trong dịp thăm viếng nhau. Nếu nh lơng thực chính là gạo (gạo tẻ và gạo nếp) thì thực phẩm chính là cá. Cá không chỉ là nguồn đạm chính trong bữa ăn hàng ngày mà nó còn là lễ vật bắt buộc trong cới, hỏi, trong các lễ tết thờng kỳ. Cá là nguyên liệu chính để chế biến ra nhiều món ăn nh cá nớng, cá đồ, cá chua, cá nấu canh lá chua, măng chua, cá lạp, cá gỏi, cá moọc, cá vùi gio, nấu với mẻ, cá lam trong ống nứa… đã trở thành những món ăn truyền thống góp phần để hình thành các giá trị văn hóa vật chất của ngời Thái. Riêng món cá cúng tết có thể rán, kho nhng truyền thống vẫn là “pá moọc”, “pá phẻ”, “pá xổm” và “pá pình”.

“Pá moọc” thờng xếp trên cỗ xôi, khoảng mời gói. Đó là khúc cá tơi, trộn lẫn với tấm gạo đợc gói trong lá dong đem hông chín. Đồng bào dùng cá mát tơi để làm “pá moọc”.

“Pá phẻ” là loại cá khô đợc gỡ hết xơng rồi hông chín. Để chuẩn bị cho món cá tết này, ngời Thái thờng phải đi đánh cá trớc đó mời, mời lăm ngày. Khi đánh bắt đợc cá, họ lấy dao xẻ dọc sống lng từ đầu đến đuôi, rồi kẹp vào que và sấy khô. Món “pá phẻ” vừa dai vừa bùi lại không còn xơng, nên rất hấp dẫn ngời ăn.

“Pá xổm” là món cá chua cũng đợc bày ra đĩa hay ra lá để xen với các món ăn khác trên mâm cỗ. “Pá xổm” thờng đợc chuẩn bị từ một, hai tháng trớc

tết. Đó là thứ cá muối chua trong các ống bơng, ống nứa sau khi đã bỏ đầu, bỏ ruột, chặt khúc rồi trộn với muối và thính. Khi ăn đồng bào kẹp nó với hành, tỏi, rau thơm.

“Pá pình” là món cá nớng. Khi những ngày Tết đã gần đến, trên sông, suối đuốc sáng rực, suốt đêm mọi ngời hối hả tung chài bắt cá về để làm món “pá pình”, “pá moọc”. Những con cá béo lăn đợc nớng trên than hồng, nớc mỡ chảy ra làm cho cá vàng rộm, ăn vào có vị ngọt đầu lỡi, lại có mùi thơm phức [16, 287 - 288].

Ngời Thái ăn đợc nhiều thứ, từ con niềng niễng đến con trâu, kể cả ếch, nhái, rắn, ba ba, tất cả các loại côn trùng nh ong non, trứng kiến… các loại chim, các gia súc, thú rừng… Các món ăn chế biến từ thịt có thịt luộc, thịt tái, thịt lạp, thịt sấy, thịt chua. Đặc biệt có món “nậm pịa” là nớc rữa đắng ở ruột con lợn, trâu, bò, hơu, nai... nớc rữa đó hòa với tỏi, ớt, nớc chua làm nớc chấm. Nói cách khác “nậm pịa” chính là nhũ tơng trong ruột non của các con vật. Đồng bào lấy thứ đó để chế biến thành nớc chấm thịt luộc và nớc nêm thịt, có vị hơi đắng, bùi. Đây là một tập quán truyền thống của ngời Thái ở miền Tây Nghệ An [29, 77]. Đồng bào còn có vô số các loại rau, măng để nấu canh, luộc, đồ, làm chua, làm nộm, ăn ghém. Tập quán trong bữa ăn thờng phân chia ngôi thứ, chủ khách, nam nữ, cùng với các kiêng kỵ liên quan.

Đồ uống thông thờng của ngời Thái trớc đây là nớc mát dới suối trong. Đồng bào cũng có hái các loại lá trong rừng làm chè nấu nớc uống nh lá cây cỏm xôi, lá cây vằng… Gần đây đồng bào đã uống nớc chè xanh, có gia đình tự trồng trong vờn, có gia đình mua ngoài chợ về. Ngời Thái rất thích uống rợu và có thói quen dùng rợu để tiếp khách. Rợu của ngời Thái chủ yếu có hai loại là rợu trắng (lẩu xiêu) chế từ ngũ cốc, sắn, các thứ củ trong rừng với thứ nem lá; và rợu cần (lẩu xá) còn gọi là rợu trấu.

Điều đặc biệt chúng ta cần nhấn mạnh ở đây là tập quán làm rợu cần và cách thức uống rợu cần là một trong những yếu tố làm nên sắc thái giá trị văn hóa riêng của ngời Thái ở miền Tây Nghệ An. Với các món thực phẩm nh pá xổm (cá chua), no xổm (măng chua), xịt xổm (thịt chua)… đã cho thấy kỹ thuật

làm chín thức ăn bằng gây lên men chua đặc trng của ngời Thái, và họ còn sử dụng bí quyết này để chế biến men rợu, để ủ rợu cần. Men đợc làm từ bột gạo tẻ, trộn với các loại lá cây nh đu đủ, quế, lá đào và một số lá khác tạo hơng thơm, độ đắng ngọt của rợu. Thế nhng, thành phần chủ yếu vẫn là gạo. Gạo sau khi ngâm khoảng một giờ đợc vớt lên cho ráo nớc và đem giã nhỏ. Việc làm men rợu trấu không thể dùng máy xay xát mà ngời làm phải đâm bằng tay mới ngon, vừa đâm vừa cho các thứ lá đã chuẩn bị sẵn cho vào giã đều. Điều cần lu ý là bột men không giã nhỏ quá, cũng không to quá, sau đó đem trộn đều với nớc và vắt thành bánh. Điều đặc biệt khi vắt bánh ngời ta vắt theo hình tròn và hình bầu dục, gọi là bánh đực và bánh cái. Nhng đặc biệt hơn nữa là trong nhiều viên men chỉ có duy nhất một viên men đực. Bánh đực tợng trng cho quyền uy của ngời đàn ông Thái. Đây chính là tín ngỡng phồn thực trong dân gian mong muốn duy trì nòi giống ngày càng phát triển, và cũng là quan niệm trời đất, giống nòi mà tạo hóa đã ban tặng cho con ngời. Chính điều này nó đã cho chúng ta thấy đợc nét đặc tr- ng tinh túy của rợu cần.

Việc chọn trấu để ủ rợu cũng là một công đoạn quan trọng không kém, trấu phải là trấu của lúa nếp trên rẫy mới sạch và thơm. Trấu đợc giã bằng cối gỗ, sau đó lấy trấu và rửa sạch, loại bỏ trấu lép nổi trên mặt nớc. Phần còn lại đem phơi khô, để ráo nớc. Sau đó trộn đều với gạo hoặc sắn đã đợc giã nhỏ và bắc lên bếp hông, giống nh hông xôi. Khi chín nó đợc đổ ra và quạt nguội, rắc men và trộn đều. Cuối cùng cho nguyên liệu vào vò nén chặt và bịt kín miệng. Vò nhỏ từ 15 đến 20 ngày là dùng đợc, vò to từ 1 tháng đến 6 tháng mới dùng đợc. Rợu để càng lâu uống càng ngon.

Có nhiều loại vò rợu, loại 4 cần, 6 cần, 8 cần và 12 cần. Tùy theo vò to hay vò nhỏ mà quy định cắm cần rợu cho hợp lý. Các dụng cụ dùng để uống rợu không thể thiếu đợc là phong rợu, nó đợc làm bằng sừng trâu hoặc sừng bò tót. Cần rợu hay còn gọi là “xe rợu” đợc làm bằng cây trúc trên rừng hoặc bằng cây mây. Gáo múc nớc làm bằng gáo tre, lùng hoặc nứa già. Những thứ này do đàn ông làm, trong nhà nếu ngời đàn ông siêng năng thì sẽ có bộ gáo, phong và cần rợu đẹp. Những dụng cụ khác cũng phải có trong tiệc rợu nh nồi đồng đựng nớc, vò to thì sử dụng nồi đồng 4 quai, vò nhỏ thì sử dụng nồi đồng 2 quai. Chủ nhà bao giờ cũng có đệm vải bông lau cho khách đàn ông ngồi, ghế mây, ghế gỗ cho khách là phụ nữ ngồi.

Ngời uống rợu đầu tiên bao giờ cũng là khách quý cao tuổi và ngời phụ nữ chủ nhà, sau đó mới đến những ngời cao tuổi khác, đợc sắp xếp trật tự, vừa có sự đan xen giữa chủ và khách, vừa có nam, có nữ, có ngời khỏe, ngời yếu. Điều này đảm bảo ai cũng đợc uống và đạt quy định về số lợng nớc thêm vào vò trong một thời gian nhất định đợc đo bằng lợng nớc chảy từ trong phong rợu ra. Với quy mô uống rợu cần đợc tổ chức chặt chẽ, nó thể hiện tình đoàn kết gắn bó trong cộng đồng dân c và nó tạo nên nét văn hóa riêng có của đồng bào Thái nói chung và đồng bào Thái ở miền Tây Nghệ An nói riêng.

Song song với tập quán văn hóa ẩm thực nói trên, ngời Thái đã sáng tạo ra một hệ thống đồ dùng vật đựng nh loóng giã gạo, chõ đồ xôi, giỏ ép cơm (ép khầu)… đã trở thành những vật dụng không thể thiếu đợc trong đời sống hàng ngày của họ. Chính sở thích và tập quán trong ăn, uống là một mặt quan trọng góp phần hình thành tính cách ngời Thái.

Trong lĩnh vực văn hóa vật chất, làng bản và nhà cửa, trang phục của ngời Thái luôn thể hiện những giá trị mang bản sắc văn hóa tộc ngời. Ngời Thái ở miền Tây Nghệ An vốn sống quần tụ thành các bản trong các thung lũng vừa và nhỏ. Tại vùng cao, bản của họ đợc tạo dựng trên các sờn đồi, ven các dòng suối. Bằng những kinh nghiệm truyền thống của mình ngời Thái luôn lập bản dựa trên hai yếu tố: đất thổ c, đất thổ canh (ruộng, nơng và vùng thiên nhiên) và nguồn n- ớc (cho sinh hoạt và tới ruộng). Ranh giới giữa các bản đợc ngời Thái xác định bằng những con suối, eo úi, cây cổ thụ, hòn đá… Mỗi bản có một nghĩa địa chung, bãi chăn thả chung và nguồn nớc chung. Mỗi bản trung bình thờng có 30 - 40 nóc nhà. Những bản có đến hơn một trăm nóc nhà chủ yếu ở vùng Quỳ Châu.

Nhà cửa của ngời Thái vừa mang nét chung của nhà sàn Thái nói chung nhng có những nét riêng mang tính đặc thù của địa phơng. ở miền Tây Nghệ An, nhà cửa của đồng bào Thái thờng đợc làm rất to và trông chắc chắn hơn nhiều so với các c dân cùng sống trong vùng. Nhà của ngời Thái thờng đợc làm từ 3 đến 5 gian (hoòng). Gian gần với cầu thang chính có lan can bên ngoài gọi là “hoòng noọc” hay “sâu hoòng”, giành riêng cho thờ ma nhà, nơi tiếp những khách quý, những ngời có chức vụ. Gian này bao giờ cũng có vách ngăn với các gian khác bằng ván hoặc mên (phên). Các gian giữa là nơi sinh hoạt của gia đình. Ngời Thái gọi các gian này là “hoòng cuông” hay “sâu khoăm”. Gian cuối cùng gọi là

“hoòng chan” hay “sâu tán” giành cho phụ nữ và là nơi chứa đựng những đồ dùng trong gia đình. ở đó có đặt một cái bếp để nấu ăn hàng ngày, chạn bát, khung cửi, liền đó có sàn làm sân phơi, để đồ đựng nớc… Trừ “hoòng noọc” nhà đợc chia dọc làm hai phần, phần ngoài và phần trong. Phần trong đợc chia thành những buồng nhỏ, buồng nào cũng có vách ngăn. Buồng gần “hoòng noọc” là của cha mẹ (nếu còn ông bà là của ông bà), tiếp theo là của anh chị cả, rồi đến anh chị hai, anh chị ba… và của con trai cha vợ, con gái cha chồng trong gia đình. Chật quá thì nhà nối thêm gian ở phía “hoòng chan”. Phần ngoài đặt cái bếp, dùng để nấu ăn khi nhà có việc, có khách và sởi ấm vào mùa đông. Sàn nhà có gia đình làm bằng ván, thông thờng và phổ biến làm bằng cây mét (luồng) hoặc cây bơng đập dập, lau mắt. Mái nhà hình chữ nhật góc nhọn không còn dấu vết mái nhà tròn, hình rùa nh ở Tây Bắc. Nhà thờng bốn mái, hai mái chính và hai mái phụ ở hai đầu hồi. Tất cả đều đợc lợp bằng lá cọ hay lá gồi, rất khít nhau, có thể bền tới 15 năm, 20 năm, khói thờng xuyên quyện vào phía dới lớp tranh này, góp phần rất nhiều cho việc làm cho mái nhà bền lâu hơn [16, 263 - 264]. Nhìn chung, trong nhà của ngời Thái tuy có một số vách ngăn qua các buồng song các cột lại đợc lẫn vào bên trong, hàng cột giữa có nơi chỉ làm cột lửng đặt trên xà ngang nên rất rộng rãi, thoáng đãng. Điểm đáng chú ý về kiểu nhà cổ truyền của ngời Thái miền Tây Nghệ An là sự thống nhất kết cấu nhà sàn. Cách chắp nối các cấu kiện bằng những nguyên vật liệu rời, không tạo vì cột, vì kèo và mộng thắt mà bằng dây lạt buộc hoặc dây mây. Điều đặc biệt là “xáu hoòng” cột chính của nhà, khi cất nhà bao giờ ngời ta cũng dựng trớc tiên. Phía trong nhà ở góc sát đầu cột ngời ta đặt chạn để thờ cúng tổ tiên. Bởi vậy, cột này cũng có tên là ''xau phi hơn” (cột ma nhà). Ngời Thái lên nhà sàn bằng hai chiếc cầu thang đóng liền vào nhà sàn, một cầu thang chính ở phía trớc nhà và một cầu thang phụ ở phía sau nhà, nó đợc làm lối đi vào bếp núc, khi có việc nhà và thờng là nơi lên xuống của phụ nữ trong gia đình. Trong tâm thức tín ngỡng dân gian của ngời Thái, thang của nhà là lối lên xuống giành riêng cho ngời, không cho loài ma. Từ tập quán ấy nên ngời Thái không khiêng thi hài ngời quá cố qua cầu thang chính mà phải phá vách bắc cầu thang ở phía đầu hồi để đa đi chôn. Hiện nay, xu hớng nhà sàn chuyển sang nhà đất là rất phổ biến, nhất là những nơi gần thị trấn và các trục lộ giao thông.

Về trang phục của ngời Thái ở miền Tây Nghệ An tuy không hoàn toàn khác biệt so với ngời Thái ở Tây Bắc nhng cũng mang một số nét đặc trng. Đàn ông Thái thờng mặc đơn giản, áo cộc xẻ thân trớc với hàng khuy cài bằng xơng hay bằng vải tết tròn lại. Quần của họ có cạp, khi mặc thờng túm lại rồi thắt bắt chéo trớc bụng, quần ống rộng, ngắn trên mắt cá chân. Cả quần và áo đều màu chàm hay màu cháo lòng, đợc may bằng thứ vải bông thô do phụ nữ trong gia đình dệt thành. Họ thờng đi chân đất hay đi dép đan bằng sợi mây hay sợi tre mỏng. Trong ngày hội, họ thờng mặc bộ cánh lành lặn làm bằng vải sồi, đội chiếc khăn mới màu xanh da trời, ngời có tuổi thì mặc chiếc áo năm thân. Trong khi đó, trang phục của phụ nữ Thái luôn cầu kỳ và đẹp đẽ. áo của phụ nữ Thái điển hình cho lối trang phục các c dân ở khu vực Đông Nam á với 3 loại: “áo chui đầu” (Đông Nam á), áo xẻ ngực (Việt - Mờng), áo xẻ nách (Hán). Ngày th- ờng phụ nữ Thái mặc áo ngắn xẻ ngực có ống tay dài (xửa cóm). áo may sát vào thân, trông gọn, làm nổi bật các đờng nét của thân hình phụ nữ. Ngày hội, phụ nữ Thái mặc chiếc áo dài kiểu ngời Kinh, xẻ nách, dài đến mắt cá chân, màu đen hay chàm. Đôi khi có ngời mặc một loại áo giống nh áo choàng màu trắng, đỏ, xanh lá cây hay tím. Lịch sự nhất là chiếc áo cánh màu lá cây hay màu tím mà phần cổ, cánh tay áo có thêu hoặc viền màu đỏ. Phía trớc áo thờng có một chuỗi mảnh thiếc hay bạc đợc đính vào hai bên tà áo, lẫn vào những đờng chỉ thêu sặc sỡ. Đáng chú ý hơn cả là chiếc váy (xỉn) nhuộm chàm và chân váy đợc thêu các họa tiết hoa văn rất đặc trng nh hình con rồng, hình mặt trời, hình quả trám, các loại lá hoa… Khi ra đờng chị em thờng có dây thắt lng và bộ xà tích. Ngoài ra ngời Thái còn có chiếc “khăn piêu” nổi tiếng, nó có màu đen tuyền hoặc thêu hoa văn với các màu sắc sặc sỡ rất đợc các cô gái Thái yêu thích. Phụ nữ có tuổi thờng đội “khăn tải”, hai đầu thêu sặc sỡ, một đầu có tua một đầu có múi nh quả táo. Đối với ngời già thờng mang chiếc “ khăn pang” nhuộm chàm thâm, thêu kín đáo các đờng chỉ xanh đỏ ở hai đầu. Điều cần lu ý là trang phục của ngời Thái ở đây ngoài những giá trị văn hóa vật thể, chúng còn đợc sử dụng nh những tín hiệu để xác định nghề nghiệp hoặc địa vị của từng loại ngời trong xã hội. Trang phục đi hội khác trang phục thờng ngày, trang phục quý tộc khác trang

Một phần của tài liệu Bước đầu tìm hiểu đời sống văn hoá tinh thần của người thái ở miền tây nghệ an (Trang 30 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(125 trang)
w