Những thành tựu trong công tác bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của ngời Thái ở miền Tây Nghệ An

Một phần của tài liệu Bước đầu tìm hiểu đời sống văn hoá tinh thần của người thái ở miền tây nghệ an (Trang 122 - 127)

ngời Thái ở miền Tây Nghệ An

Văn hóa truyền thống là những giá trị sáng tạo, quan điểm thẩm mỹ của dân tộc, các chuẩn mực về t tởng đạo đức, giao tiếp, ứng xử, phong tục, lễ nghi,

… thông qua đời sống vật chất và tinh thần của dân tộc.

Một quốc gia muốn tồn tại, phát triển và bình đẳng về văn hóa trong thế giới nhân loại phải giữ gìn đợc gốc, bảo tồn và phát huy đợc vốn văn hóa truyền thống của mình, duy trì đợc bản sắc văn hóa của mình.

Trên cơ sở chung đó, chúng ta hãy xem xét công tác bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của ngời Thái ở miền Tây Nghệ An nh thế nào ?

3.4.1. Những thành tựu trong công tác bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của ngời Thái ở miền Tây Nghệ An hóa truyền thống của ngời Thái ở miền Tây Nghệ An

Trong đời sống con ngời, trong sự phát triển xã hội văn hóa là một trong những lĩnh vực luôn đợc xem trọng hàng đầu. Không thể có sự tăng trởng, phát triển bền vững đối với một quốc gia, một dân tộc nếu không dựa trên nền tảng văn hóa phong phú, có bản sắc riêng. Đảng ta khẳng định: văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội.

Nghị quyết V (khóa 8) BCHTW Đảng ghi rõ: “Nền văn hóa Việt Nam là nền văn hóa thống nhất mà đa dạng trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam…

những giá trị mới về văn hóa, văn học, nghệ thuật của các dân tộc thiểu số… Bảo tồn và phát triển ngôn ngữ, chữ viết của các dân tộc… Đầu t và tổ chức điều tra, su tầm, nghiên cứu, phổ biến các giá trị văn hóa, nghệ thuật các dân tộc thiểu số…”. Chỉ thị 39/1998 ngày 3/12/1998 của Thủ tớng chính phủ về việc đẩy mạnh công tác văn hóa thông tin ở miền núi và vùng đồng bào các dân tộc thiểu số cũng ghi cụ thể: “Làm tốt hơn nữa công tác giữ gìn, phát huy tinh hoa văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số. Đồng thời với công việc su tầm, nghiên cứu, khai thác và giới thiệu, cần có kế hoạch bảo tồn các công trình, địa chỉ văn hóa có giá trị, tiêu biểu ở vùng các dân tộc thiểu số (nh các chùa, tháp, nhà rông, nhà dài, nhà sàn, các làng bản có nghề thủ công truyền thống…) và các di sản văn hóa có giá trị khác. Tổ chức nghiên cứu, cải tiến, giúp đỡ để phát triển các mặt hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống của các dân tộc thiểu số theo hớng sản xuất hàng hóa, gắn văn hóa với du lịch. Vận động đồng bào các dân tộc thiểu số giữ gìn và sử dụng trang phục truyền thống, tổ chức giới thiệu các sản phẩm mang tính văn hóa để bảo tồn tinh hoa văn hóa các dân tộc…” [49, 157 - 158].

Trên cơ sở định hớng đó, công tác bảo tồn, phát huy, phát triển bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số nói chung, dân tộc Thái nói riêng đã đợc các tỉnh trong cả nớc tham gia tích cực. Tỉnh ủy Nghệ An đã xây dựng chơng trình số 03- CTr/T về xây dựng, phát triển đời sống văn hóa miền núi và vùng đồng bào các dân tộc thiểu số Nghệ An (năm 1998). Cùng với nó Sở Văn hóa thông tin tỉnh Nghệ An đã lập Kế hoạch số 175/KHHD - VH hớng dẫn triển khai Chỉ thị số 39 CT - TTg của Thủ tớng Chính phủ về việc đẩy mạnh công tác văn hóa thông tin miền núi và vùng đồng bào các dân tộc thiểu số ở Nghệ An.

Dới sự quan tâm của Đảng và Nhà nớc, công tác bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số trên địa bàn miền Tây Nghệ An nói chung, của ngời Thái nơi đây nói riêng đã đạt đợc những kết quả nhất định:

Một là, Sở văn hóa - Thông tin Nghệ An đã triển khai nghiên cứu một số đề tài cấp tỉnh nh “Nghiên cứu các giải pháp và xây dựng một số mô hình văn hóa của đồng bào các dân tộc thiểu số ở Nghệ An”, “Bảo tồn và phát huy cá giá

trị lịch sử, văn hóa ở di tích Đền Chín gian”, … Đặc biệt, hiện nay Sở văn hóa Thông tin Nghệ An đang triển khai dự án “Xây dựng huyện văn hóa miền núi Quỳ Hợp”, đây đợc xem là dự án thí điểm của Bộ văn hóa Thông tin “về xây dựng mô hình huyện văn hóa miền núi” để sau đó nhân rộng ra toàn quốc.

Hai là, công tác điều tra, khảo sát, su tầm dân ca, dân vũ, dân nhạc của ng- ời Thái nơi đây luôn đợc đề cao. Hiện nay, nơi đây đã thành lập đợc hàng trăm đội văn nghệ làng bản, hàng chục câu lạc bộ ngời yêu dân ca, trong đó có thể nói bản Vì ở xã Bắc Sơn huyện Quỳ Hợp đợc coi là một trong những mô hình tiêu biểu về bảo tồn và phát huy tác dụng các loại hình sinh hoạt dân ca, dân nhạc, dân vũ trong đời sống tộc ngời. Chính sự phát triển sôi nổi, rầm rộ của phong trào văn nghệ quần chúng nơi đây đã góp phần to lớn trong việc gìn giữ, phát huy, phát triển các giá trị văn hóa truyền thống tộc ngời.

Ba là, hệ thống bảo tàng trong tỉnh đã xây dựng xong chơng trình trng bày văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số và đã đi vào hoạt động. Đặc biệt là các phòng trng bày hình ảnh, hiện vật về dân tộc Thái của bảo tàng Quỳ Châu, nhà truyền thống Quỳ Hợp,… Chính hệ thống bảo tàng này đã góp phần nghiên cứu, bảo lu và làm giàu thêm cho kho tàng di vật về lịch sử tự nhiên - xã hội nơi đây, đồng thời nó góp phần giáo dục t tởng, tình cảm cho mọi thế hệ về di sản văn hóa của dân tộc mình.

Bốn là, Tỉnh nhà đã su tầm, biên soạn và xuất bản các tác phẩm về văn học, văn nghệ các dân tộc thiểu số, trong đó phần lớn viết về ngời Thái, các văn hóa dân gian Thái, với các công trình tiêu biểu nh: Truyện cổ dân tộc Thái, Truyện thơ và đồng dao Thái, Tục ngữ - ca dao - dân ca dân tộc Thái Nghệ An, Phong tục tập quán các dân tộc thiểu số ở Nghệ An, Kho tàng truyện kể dân gian xứ Nghệ,… Ngoài ra, việc su tầm các tác phẩm văn học bằng chữ Thái cổ viết trên lá cọ, giấy dó cũng đợc địa phơng đặc biệt quan tâm, hiện nay một số văn bản bằng chữ Thái cổ đang đợc lu giữ tại bảo tàng địa phơng và bảo tàng Dân tộc học Việt Nam,…

Năm là, vấn đề tiếng nói và chữ viết của ngời Thái luôn đợc quan tâm. Đài phát thanh của các địa phơng đã xây dựng xong chơng trình phát thanh, truyền hình bằng tiếng Thái và đã mở rộng phủ sóng đến một số xã vùng sâu, vùng xa. Các chơng trình băng hình lồng tiếng Thái cũng đã và đang phát huy tác dụng. Tiếng Thái đã đợc lồng cho rất nhiều phim, chủ yếu là phim tài liệu hớng dẫn đồng bào thực hiện các chủ trơng, chính sách của Đảng về phát triển kinh tế - xã hội, giới thiệu văn hóa truyền thống của tộc ngời và các dân tộc anh em khác, h- ớng dẫn đồng bào tham gia công tác bảo tồn, giữ gìn, phát huy và phát triển các giá trị văn hóa. Bên cạnh đó, chữ Thái đã đợc biên soạn và đa vào dạy song ngữ ở một số trờng dân tộc nội trú trong tỉnh, nhằm giúp thế hệ trẻ trang bị cho mình tiếng nói, chữ viết riêng của dân tộc nhằm bảo tồn và làm phong phú cho nền văn hóa của dân tộc mình.

Sáu là, các địa phơng trong tỉnh luôn chú trọng việc bảo tồn, khai thác và phát huy các di tích, danh thắng gắn với lễ hội truyền thống, nhằm làm phong phú thêm đời sống tinh thần của nhân dân, tiêu biểu nh lễ hội Hang Bua (lễ hội của cả vùng Tây Bắc Nghệ An gắn với di tích lịch sử - văn hóa Hang Bua), lễ hội Môn Sơn Lục Dạ (lễ hội gắn với di tích lịch sử cách mạng vùng Tây Nam Nghệ An),… Thông qua lễ hội, các sắc thái văn hóa tộc ngời nh các làn điệu dân ca (nhuôn, xuối, lăm, khắp,...), các trò chơi dân gian ( ném còn, khắc luống, nhảy sạp,…) sẽ đợc bảo tồn, duy trì và phát triển.

Bảy là, giữa các địa phơng trong tỉnh trong nhiều năm qua đã tổ chức nhiều hình thức giao lu văn hóa, tiêu biểu là “Ngày hội văn hóa thể thao các dân tộc”. Với các loại hình văn hóa nghệ thuật diễn ra trong ngày Hội đã giúp các dân tộc tham gia tăng cờng sự hiểu biết lẫn nhau, tạo mối liên hệ, gắn kết giữa các dân tộc ngày càng bền chặt.

Tám là, qua việc thực hiện chính sách của Nhà nớc về tài trợ cho văn nghệ sĩ sáng tác và nghiên cứu, giới thiệu văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số thông qua Hội văn nghệ các dân tộc thiểu số, các nghệ nhân, nghệ sĩ đã có điều kiện phát huy vai trò của mình trong việc bảo tồn, phát huy và phát triển các di

sản văn hóa tộc ngời tiêu biểu nh ông mo Vi Văn Độc ở Quỳ Châu, nhà văn hóa dân gian Lô Khánh Xuyên ở Quế Phong,…

Chín là, trong xây dựng đời sống văn hóa cơ sở, ngành văn hóa thông tin đã phối hợp cùng với các ban ngành, đoàn thể phát động phong trào xây dựng gia đình văn hóa, làng bản văn hóa với những nội dung thiết thực, phát huy tính cộng đồng, giúp nhau xóa đói, giảm nghèo, xây dựng phong tục, tập quán tốt đẹp, loại bỏ dần những tập tục lạc hậu, mê tín dị đoan, tiếp thu những điểm phù hợp, tiến bộ trong luật tục của các dân tộc để xây dựng quy ớc làng, bản văn hóa. Chính trong phong trào này đã xuất hiện nhiều mô hình trong đó điển hình là mô hình bản Thái bảo tồn dân ca, dân nhạc, dân vũ ở bản Vì (Quỳ Hợp) (có các đội văn nghệ trẻ và đội văn nghệ của những ngời cao tuổi); mô hình bản Thái cổ Hoa Tiến (Quỳ Châu), bản có hơn 200 hộ chủ yếu là làm lúa nớc, đây đợc xem là vựa lúa của huyện Quỳ Châu. Cuộc sống của ngời dân nơi đây ổn định không phải lo về lơng thực bởi vậy mà đời sống văn hóa cũng đợc nâng lên. Hiện nay, làng Thái gốc đang đợc xây dựng nơi đây với các mục tiêu nh 100% nhà ở là nhà sàn, phụ nữ mặc váy Thái, nói tiếng Thái, khôi phục nghề dệt thổ cẩm, nhà nào cũng có khung dệt,… Các cháu học sinh tiểu học mặc váy vào thứ hai đầu tuần, vệ sinh làng bản vào cuối tuần, sinh hoạt hát xuối, nhuôn,… một tháng một lần cả già trẻ trai gái đều nghe và học; mô hình “Trại khai thác bảo lu văn hóa Thái cổ” ở Quỳ Châu, đây là mô hình tập hợp các nghệ nhân hát dân ca Thái, những ngời am hiểu phong tục tập quán cổ truyền, các thầy mo, trí thức dân tộc thiểu số…

cùng su tầm dân ca, dân vũ, văn học dân gian… để truyền dạy cho các thế hệ con cháu. Thông qua các mô hình này, các hình thức sinh hoạt văn hóa cổ truyền của ngời Thái đã và đang đợc phục hồi, phát huy.

Nói tóm lại, công tác bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của ngời Thái ở miền Tây Nghệ An trong những năm qua đã đạt đợc những thành tựu nhất định. Không chỉ vậy nó còn đóng góp tích cực, thiết thực trong việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội nơi đây.

Một phần của tài liệu Bước đầu tìm hiểu đời sống văn hoá tinh thần của người thái ở miền tây nghệ an (Trang 122 - 127)