Lễ hội Hang Bua

Một phần của tài liệu Bước đầu tìm hiểu đời sống văn hoá tinh thần của người thái ở miền tây nghệ an (Trang 80 - 83)

Hang Bua là một danh thắng nổi tiếng ở miền Tây Nghệ An. Mỗi dịp xuân về, đồng bào Thái ở đây sau khi làm lễ cúng ma nhà, ma bản, ma mờng liền rủ

nhau đến Hang Bua du xuân, gặp gỡ nhau cùng vui chơi, ca hát. Lúc đầu chỉ là c dân trong Bản Bua, trong Mờng Chiêng Ngam đến dự nhng sau đó mở rộng gồm cả chín mờng ở phủ Quỳ Châu cũ nh: mờng Hin, mờng Chón, mờng Tôn, mờng Quáng, mờng Ham, mờng Hạt… lâu dần việc đi chơi xuân ở Hang Bua đã trở thành một tục không thể thiếu của ngời Thái ở nơi đây.

Tên gọi “Hang Bua” là gọi theo địa danh bản Bua (bản Bua thuộc xã Châu Tiến - huyện Quỳ Châu - thuộc Mờng Chiêng Ngam cũ). Phía trớc hang có cánh đồng rộng, trớc đây có đầm sen xanh tốt quanh năm, mà hoa sen tiếng Thái gọi là “Boọc Búa” nên hang động này gọi theo tiếng Thái là “Thẳm Bua” tức Hang Bua.

Hang Bua nằm ở dãy lèn đá vôi có tên là Phả én thuộc bản Bua. Phả én hình thành vào kỷ Cánh Tân ở miền núi Nghệ An. Vì toàn là đá vôi, nên trải qua hàng triệu năm, do nớc ma thấm dần qua các kẽ đá vào đá vôi, trong hang đó đã tạo một phản ứng hóa học mà hình thành những đột thạch và nhũ thạch với những hình thù sinh động hấp dẫn con ngời [16, 432]. Từ ngàn xa, Hang Bua là nơi c trú của ngời Việt cổ, thuộc thời đại đồ đá cũ, cách chúng ta ngày nay khoảng hơn 20 vạn năm qua việc phát hiện di chỉ khảo cổ học ở Thẳm ồm và các dấu tích văn hóa ở Thẳm Bua.

Hang Bua có cấu tạo hang động núi đá, những lớp thạch nhũ đá đa dạng kỳ thú, nhiều tầng, lắm khoang với nhiều sự ly kỳ huyền ảo. Vào hang du khách sẽ vào theo hai cửa, cửa lớn vào hang lớn tức “Thăm ốm”, cửa phụ vào hang nhỏ tức “Thăm Nọi”. Vào sâu hun hút là khoang lồng gà. Các hình thù trong hang đ- ợc tạo nên bởi các lớp thạch nhũ gắn liền với những huyền thoại về cơn đại hồng thuỷ, về cuộc đánh nhau giữ dội giữa thần Nớc và thần Núi. Đó là các hình tợng “Mè Cốp” (con ếch), “Ông ón Lắm” (ông già ngồi thổi sáo), Choong Nang (gi- ờng tiên), Pội Chờ He (bồ đựng lúa), Na ồm (ruộng lớn), Na nọi (ruộng nhỏ),

các hình thù trong hang tạo cho chúng ta sự ly kỳ, cảm giác bồng bềnh nh đi vào huyền thoại.

Theo phong tục, lễ hội Hang Bua thờng tổ chức vào trung tuần tháng 2, tức trung tuần tháng giêng âm lịch hàng năm. Đồng bào đi chơi Hang Bua nhất là những nam thanh nữ tú họ rất hăm hở, háo hức. Các cô gái Thái mặc những bộ váy áo, trùm những chiếc khăn đẹp nhất của mình và họ không quên mang những đồ trang sức bằng bạc nh vòng cổ, vòng tay, xà tích… với những trang phục duyên dáng đầy sắc màu, các cô gái đã làm sáng cả một vùng núi trong những ngày đầu xuân. Những ngời đàn ông, nhất là những chàng trai trẻ thờng đem theo sáo, nhị, đàn, khèn bè, trống chiêng… để thi tài. Các chàng trai, các cô gái đã thi hát dao duyên với nhau bằng các làn điệu dân ca cổ truyền của dân tộc mình nh xuối, nhuôn, lăm, khắp. Mọi ngời náo nức với các trò chơi dân gian nh bắn nỏ, kéo co, đi cà kheo, múa sạp, múa xòe… đặc biệt là trò tung còn. Qua việc tung còn cho nhau, các chàng trai đã trao các kỷ vật cho các cô gái và nó đã trở thành “vật làm tin” giúp cho nhiều đôi lứa nên duyên. Bởi vậy, có ngời từng nói Hang Bua là nơi gặp gỡ của tình yêu.

Đến với Hang Bua, qua phần lễ với các lễ vật đợc dâng cúng, xin các đấng thần linh che chở cho dân làng và du khách đến với lễ hội đợc yên vui, thì phần hội với các hoạt động nghệ thuật, các trò vui đợc trình diễn nh ném còn, khắc luống, cồng chiêng, nhảy sạp… nó thể hiện tài năng và ý thức cộng đồng của ngời Thái tại các mờng, bản ở phủ Quỳ Châu cũ. Cảnh đẹp hang Bua đã lan truyền khắp cả nớc. Năm Đinh Sửu (1937), tri phủ Sầm Văn Viên cùng với nhiều quan chức phủ Quỳ Châu đã long trọng tổ chức đón ông vua Bảo Đại về thăm viếng cảnh đẹp này [55, 6].

Mọi ngời về với lễ hội Hang Bua đợc vãn cảnh đẹp, đợc hởng thụ những nét đẹp văn hóa dân gian truyền thống đều với tâm niệm sau một năm lao động mệt nhọc, cầu mong sang năm mới có sức khỏe dồi dào, đất trời bình yên, ma thuận gió hòa, cuộc sống gặp nhiều may mắn. Chính về với lễ hội đã giúp con

ngời có thêm niềm tin, có thêm sức mạnh tinh thần để vững vàng vợt qua những khó khăn, những may rủi… trong cuộc sống.

Sau cách mạng Tháng Tám, trải qua những ngày chiến tranh lễ hội Hang Bua đã không đợc duy trì. Với xu thế hớng về cội nguồn, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống. Năm 1996 huyện Quỳ Châu thử nghiệm khôi phục lễ hội Hang Bua ở quy mô lớn, điều này đã đáp ứng đợc nguyện vọng của quần chúng, đồng bào xa gần đã nô nức, tấp nập đến tham dự lễ hội. Và năm 1997 Hang Bua đợc Bộ văn hóa thông tin cấp bằng công nhận “Di tích lịch sử văn hóa - Danh lam thắng cảnh”. Khi nói tới lễ hội Hang Bua đồng bào Thái đều nhắc tới với niềm tự hào và mọi ngời đều sôi nổi, háo hức, rạo rực tham gia lễ hội vào mỗi dịp tết đến xuân về.

2.4. Luật tục

Một phần của tài liệu Bước đầu tìm hiểu đời sống văn hoá tinh thần của người thái ở miền tây nghệ an (Trang 80 - 83)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(125 trang)
w