Một số tồn tại và hạn chế trong công tác bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của ngời Thái ở miền Tây Nghệ An

Một phần của tài liệu Bước đầu tìm hiểu đời sống văn hoá tinh thần của người thái ở miền tây nghệ an (Trang 127 - 128)

giá trị văn hóa truyền thống của ngời Thái ở miền Tây Nghệ An

Cùng với những thành tựu đã đạt đợc thì công tác bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của ngời Thái ở miền Tây Nghệ An cũng còn một số tồn tại và hạn chế cần đợc khắc phục, đó là:

Nhìn chung, nhận thức của không ít cấp ủy, ngành, địa phơng, một bộ phận cán bộ, đảng viên về văn hóa và bản sắc văn hóa vẫn cha đợc rõ ràng, đầy đủ. Bởi vậy, trong công tác mới chỉ dừng lại ở phơng châm, nguyên tắc chung chứ cha đi sâu vào nghiên cứu, chỉ đạo cụ thể đối với từng loại hình; cha đầu t có hệ thống cho việc su tầm, kiểm kê, bảo vệ và phổ biến các giá trị văn hóa dân tộc.

Vì cha nhận thức đúng và đầy đủ vai trò, vị trí của văn hóa trong sự nghiệp phát triển của các dân tộc và của cả đất nớc nên văn hóa dờng nh chỉ đợc coi là kết quả thuần tuý của sự phát triển kinh tế - xã hội chứ cha thấy đợc văn hóa chính là môi trờng, điều kiện, là động lực của sự phát triển toàn diện. Bởi vậy trong các dự án đầu t, xây dựng, phát triển đã bỏ qua khía cạnh văn hóa, phá vỡ cảnh quan môi trờng, xâm hại đến những giá trị văn hóa cổ truyền. Điều này đã dẫn đến một nghịch lý là ở nhiều gia đình, nhiều địa phơng kinh tế có tăng trởng, đời sống vật chất đợc cải thiện nhng đời sống tinh thần lại nghèo nàn, nhiều giá trị văn hóa không đợc giữ gìn, phát huy,… Chẳng hạn những tấm thổ cẩm với sắc màu rực rỡ đã là hàng hóa bày trên các sạp hàng chứ các cô gái Thái không còn tự hào khi khoác bộ trang phục của dân tộc mình mà thay vào đó là những quần bò, quần âu; những ngôi nhà sàn truyền thống niềm tự hào của những ngời dân Thái bây giờ đã di c về thành phố trở thành nơi vui chơi, giải trí của bạn trẻ còn “nơi sinh ra nó” thì đợc thay vào bằng những ngôi nhà “tây chẳng ra tây, tàu chẳng ra tàu”; trong đám cới ít đợc nghe các làn điệu dân ca, ít đợc nghe tiếng khắc luống, tiếng chiêng vang vọng mà thay vào đó là tiếng gầm gừ của cây ghi ta bass, tiếng uốn éo của cây ghi ta xăng, tiếng ghi ta thùng với các bài hát bốc lửa, vật vã hoặc ai oán, nghẹn ngào của những chàng trai, cô gái học đòi ca sĩ;…

Do cha nhận thức đúng về mối quan hệ giữa truyền thống và hiện đại nên trong việc bảo tồn, phát huy, phát triển văn hóa các dân tộc nói chung và ngời

Thái ở miền Tây Nghệ An nói riêng còn nhiều hạn chế. Nhận thức về giao lu văn hóa cũng có những thiếu sót nhất định, do đó trong quá trình tổ chức thực hiện, lúc thì áp đặt ngăn chặn, lúc thì bị động, cha phát huy đợc vai trò của giao lu văn hóa để thúc đẩy sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội,...

Văn hóa truyền thống của ngời Thái ở miền Tây Nghệ An còn chủ yếu là văn hóa dân gian. Thế nhng, những sinh hoạt văn hóa dân gian lại ít đợc bảo tồn và phát triển. Điều này cũng do một số ngời cha nhận thức đúng đắn vốn văn hóa cổ truyền do cha ông để lại, cũng chính vì nhận thức cha đầy đủ nên họ đã quay lng lại với vốn văn hóa cổ truyền, xem các nhạc khí dân tộc là lỗi thời, lạc hậu, các bài dân ca là cổ lỗ,… mà họ lại chạy theo học đòi văn hóa và lối sống ngoại lai. Do đó, vốn văn hóa truyền thống của tộc ngời ngày càng rơi vào tình trạng bị làm nghèo đi.

Một phần của tài liệu Bước đầu tìm hiểu đời sống văn hoá tinh thần của người thái ở miền tây nghệ an (Trang 127 - 128)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(125 trang)
w