Trọng tâm của đề tài là nghiên cứu về đời sống văn hóa tinh thần của ngời Thái ở miền Tây Nghệ An với các vấn đề cụ thể nh hôn nhân; tang ma; đờ

Một phần của tài liệu Bước đầu tìm hiểu đời sống văn hoá tinh thần của người thái ở miền tây nghệ an (Trang 135 - 137)

ngời Thái ở miền Tây Nghệ An với các vấn đề cụ thể nh hôn nhân; tang ma; đời sống tín ngỡng (linh hồn, tục lệ cúng bản cúng mờng, phong tục “Hăng vắn”, lễ hội Xăng khan,…); luật tục; đời sống văn nghệ (chữ viết, truyện kể dân gian, truyện thơ và đồng dao, âm nhạc dân gian, dân ca,…). Tất cả đã tái hiện nên bức tranh về đời sống văn hóa tinh thần, đa dạng phong phú, giàu bản sắc tốt đẹp của ngời Thái nơi đây.

Ví nh trong lễ cới có các nghi lễ đợc xem là đặc biệt, có ý nghĩa to lớn nh “Ký khâu cò huồm” (ăn chung trứng), tục cúng tổ tiên (cúng ma ở nhà trai), lễ làm vía cầu may (Ê vắn chôm), … đều thể hiện ớc vọng cho cô dâu chú rể sống khỏe mạnh, yêu thơng gắn bó với nhau đến đầu bạc răng long, ăn nên làm ra, sinh con trai con gái đủ bề.

Trong tang ma ngời Thái nơi đây tổ chức nhiều nghi lễ nhằm mục đích báo hiếu, đồng thời thể hiện tình sâu nghĩa nặng của con cháu đối với ngời đã khuất.

Về đời sống tín ngỡng thì ngời Thái quan niệm và giải thích về vũ trụ ba tầng gồm Mờng Then (Mờng Trời), Mờng Lùm (Mờng Ngời) và Mờng Boọc Đai (Mờng trong lòng đất) trong đó trung tâm vũ trụ vẫn là thế giới của con ngời.Và từ đây con ngời đã sáng tạo ra biết bao tín ngỡng, thực hành nghi lễ liên quan đến đời sống tâm linh của mình nh tín ngỡng linh hồn, thờ cúng thần thánh, thờ cúng tổ tiên, làm lễ giải hạn, mừng thọ,…; các nghi lễ liên quan đến cộng đồng nh cúng bản, cúng mờng (xên bản, xên mờng), lễ hội Xăng khan, lễ hội chơi hang mùa xuân (Hang Bua); các nghi lễ liên quan đến nông nghiệp nh cầu mùa, cầu ma… Tất cả các lễ nghi đó đều thể hiện quan niệm vạn vật hữu linh, tín ng- ỡng đa thần trong thế giới quan và nhân sinh quan của ngời Thái nơi đây.

Sẽ thiếu sót nếu chúng ta không nhắc đến “luật tục” vì nó đợc xem là di sản, là một bộ phận của hệ thống văn hóa cổ truyền. Cũng nh các dân tộc khác, luật tục Thái không chỉ quan tâm tới việc trừng phạt tội ác, thi hành công lý mà hơn thế nữa đã quan tâm nhiều tới việc ngăn ngừa tội ác, khuyên răn, động viên làm điều tốt, nó còn là tấm gơng phản ánh nhiều mặt của đời sống nh: môi trờng thiên nhiên và môi trờng xã hội, thế giới trần tục và thế giới linh thiêng, luật pháp và đạo đức,…

Về đời sống văn nghệ, dấu ấn đầu tiên là chữ viết thì đồng bào Thái ở miền Tây Nghệ An có 3 loại chữ: chữ Thái cổ (Lai - Tay), chữ Thanh (xứ Thanh), chữ Lai – Pao. Trong đó chữ Lai - Tay (chữ Thái cổ) đợc xem là chữ viết chính của ngời Thái ở miền Tây Nghệ An (nó đợc dùng chủ yếu ở Quỳ Hợp, Quỳ Châu, Quế Phong tức vùng Phủ Quỳ cũ). Chữ viết nó có vai trò quan trọng nhằm phản ánh mức độ bảo tồn văn hóa dân tộc. Hiện nay nó đang bị mai một và không mấy ngời đọc đợc. Bởi vậy, cần phải khuyến khích, tạo điều kiện để con em đồng bào Thái lu giữ đợc chữ viết của dân tộc, từ đó nhằm góp phần to lớn trong việc bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình. Bên cạnh

đó, ngời Thái ở miền Tây Nghệ An còn có một kho tàng văn học dân gian phong phú, đa dạng bao gồm truyện kể dân gian, ca dao - tục ngữ, đồng dao, các hình thức âm nhạc dân gian, dân ca (Nhuôn, Xuối, Lăm, Khắp,…) với những nét riêng vô cùng đặc sắc, độc đáo, nó góp phần to lớn tạo nên bản sắc văn hóa truyền thống đặc trng của ngời Thái nơi đây.

Một phần của tài liệu Bước đầu tìm hiểu đời sống văn hoá tinh thần của người thái ở miền tây nghệ an (Trang 135 - 137)