Khi lễ đa tang hoàn tất thì tất cả con cháu, dâu rể, anh em… của ngời quá cố lấy nớc vò gạo đem ra suối gần nhà tắm rửa, gội đầu sạch sẽ rồi mặc quần áo - ớt đi về nhà. Tang chủ đi về trớc lấy kéo ra đứng sẵn ở cầu thang, cắt mỗi ngời một vài sợi tóc để vào cái mẹt. Đây là tục “tặt phổm, đổm nầu” (cắt tóc chịu tang) thể hiện quan hệ thân tình, sự ghi nhớ công ơn của con cháu với ngời quá cố. Mọi ngời cởi quần áo ớt ra đem vắt ở cầu thang đa ma ra khỏi nhà và mặc quần áo khô vào. Sau đó ngời con trai cả ôm một con vịt sống ngồi nơi đặt quan tài lúc để trên sàn nhà, khóc nộp hồn vịt cho hồn ngời chết lên Then, để đề
phòng nhỡ gặp nớc lụt thì vịt bơi đa hồn sang. Tiếp theo thầy mo làm lễ vía cho mọi thân nhân con cháu đến chịu tang. Lễ này gồm có xôi, thịt, trầu, rợu. Khi thầy mo đọc bài lễ vía xong, mâm lễ đợc bng xuống, mọi ngời giành lấy xôi thịt và ngồi xuống quanh mâm lễ ăn chung một cách ngon lành. Lúc đó một ngời ngoài giả trách rằng: “Sao con cháu dâu rể lại ăn chung mâm đặt gian ngoài (gian đặt bàn thờ ma nhà) và quần áo lại vắt lên cái thang đặt trớc cửa sổ. ăn cơm và vắt quần áo nh vậy là kiêng, phải thôi ngay, từ nay về sau đừng để xảy ra chuyện nh vậy nữa”. Thế là mọi ngời đứng phắt dậy, mâm lễ đợc hoàn lại chỗ cũ. Ai có quần áo vắt ở cầu thang thì lấy đi, giặt lại, phơi nơi khác. Cái cầu thang làm để đa quan tài xuống sân cũng phá luôn. Sau đó dân làng, anh em khách khứa “hăng hén” tức chia buồn với gia đình.
Ngày thứ hai (sau khi chôn ngời quá cố), tất cả con trai, con gái, dâu rể đều ra thăm mộ. Ngời con trai cả mang theo tóc của ngời thân cùng mũ rơm của con cái bỏ trên mộ.
Sang ngày thứ ba thì con cháu làm lễ mở cửa nhà mồ. Ngày này, gia chủ giết gà làm cỗ nhờ thầy mo đến cúng ông (bà) mời hồn ông (bà) về nhà làm ma nhà (phi hớn) phù hộ cho con cháu. Đồng thời thầy mo lấy chổi lá gai nhúng vào chậu nớc ngâm bồ kết quét qua các xó xỉnh trong nhà, nhằm ý nói quét mọi cái ốm đau, đen đủi, khó khăn… để cho ngời sống có cuộc sống khỏe mạnh, may mắn. Sau đó chậu rửa và chổi đợc nhanh chóng mang ra vứt xuống suối. Từ đó con cháu mới nhẹ nhõm, nỗi buồn nhớ thơng ngời chết nhanh chóng vơi đi.
Trong thời gian để tang, dâu con không đợc ca hát, dùng các loại đồ trang sức nh vòng tay, vòng cổ… Ngời Thái ở miền Tây Nghệ An có tục để tang ngời chết trong chín tháng, bằng cách gắn một miếng vải trắng xé làm ba mảnh sau l- ng áo. áo mặc phải xổ gấu. Con trai mặc áo không có khuy cài mà buộc bằng dây vải. Hết chín tháng, gia đình mổ lợn mời họ hàng, làng xóm đến dự làm lễ mãn tang tức “hết khó”. Sau lễ này gia đình bỏ tất cả mọi kiêng cữ, mọi sinh hoạt diễn ra bình thờng.
Ngời Thái không có tục tảo mộ hàng năm và bốc mộ nh ngời Kinh. Sau khi ngời chết, đợc chôn sâu tại nghĩa địa trong rừng là đợc.
Theo quan niệm trớc đây, những ngời chết cha đến tuổi thành đinh hay ch- a lập gia đình, khi chết cha đợc về sống với tổ tiên mà phải tái sinh sống lại làm kiếp ngời nữa ở trần gian. Bởi vậy, sau khi chết gia quyến chỉ đem chôn không tổ chức tang lễ [21, 14].
Trên đây là những nghi lễ, thủ tục cơ bản về một đám ma cổ truyền của ngời Thái ở miền Tây Nghệ An, nó đã phản ánh những quan niệm về tôn giáo, tín ngỡng, phong tục… trong mối quan hệ giữa con ngời với con ngời, con ngời với thế giới tâm linh riêng có của ngời Thái mà nhiều điều buộc chúng ta phải suy ngẫm.