Đời sống văn nghệ

Một phần của tài liệu Bước đầu tìm hiểu đời sống văn hoá tinh thần của người thái ở miền tây nghệ an (Trang 88 - 90)

2.5.1. Chữ viết

Cũng nh những ngời đồng tộc ở Tây Bắc, ngời Thái ở miền Tây Nghệ An có truyền thống văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần vô cùng phong phú, trong đó chữ Thái đóng vai trò không kém phần quan trọng. Nó phản ánh mức độ bảo tồn văn hóa dân tộc, nhất là trong thời đại ngày nay dân tộc và ngôn ngữ đợc biểu hiện nh một khía cạnh chính trị phản ánh sự mất còn của một tộc ngời.

Theo các nhà nghiên cứu đi trớc, ở Việt Nam chúng ta ngời Thái Đen chiếm hơn 50% tổng số ngời Thái Việt Nam, Thái Đen có tính thống nhất cao về ngôn ngữ, văn tự, văn hóa… Từ lâu các vùng Thái Đen vẫn đợc coi là trung tâm văn hóa chung của ngời Thái Việt Nam. ở đó bảo tồn vững chắc các di sản văn hóa chung của ngời Thái. Theo nhà nghiên cứu Cầm Trọng: Căn cứ vào cách ghi trong tập “Quăm tô mơng” suy ra thì mẫu tự nhóm Thái Đen 1, 2 đã xuất hiện từ cách đây trên dới ngàn năm. Chữ Thái cổ Việt Nam có 8 cách viết khác nhau: chữ nhóm Thái Đen 1, 2; chữ Táy Thanh; chữ Lai Pao thuộc nhóm Thái Đen 3; chữ Thái Mờng Lay; chữ Thái Mờng Xo thuộc nhóm Thái Trắng 1; chữ Thái Phù Yên; chữ Thái Mộc Châu + Mai Châu + Đà Bắc thuộc nhóm Thái Trắng 2; chữ Thái Quỳ Châu thuộc nhóm Thái Trắng 3 [68, 194 - 195].

Đối với đồng bào Thái ở miền Tây Nghệ An thì có 3 loại chữ: chữ Thái cổ (chữ “Lai - Tay”), chữ Thanh (“ xứ Thánh”), chữ Lai - Pao.

Chữ Lai - Pao đợc dùng rải rác trong c dân Thái sống ở khu vực đờng 7 đặc biệt là ở Tơng Dơng. Còn chữ Thanh đợc dùng rải rác trong c dân Thái ở miền Tây Nghệ An đặc biệt là ở Nghĩa Đàn (ngời Thái chủ yếu di c từ Thanh Hóa sang). Đối với chữ Thái cổ (Lai - Tay) đợc xem là chữ viết chính của ngời Thái ở miền Tây Nghệ An, đợc dùng chủ yếu ở Quỳ Hợp, Quỳ Châu, Quế Phong tức vùng Phủ Quỳ cũ.

Chữ Lai - Tay đợc xem là kiểu chữ quá độ từ chữ dấu nét ký hiệu Trung Quốc (chữ Trung Hoa cổ) thành chữ viết theo cách chữ ấn Độ (chữ Phạn) của dân tộc Lao - Tay. Tộc ngời này sinh ra từ dân tộc Ai Lao (hoặc Ngai Lao), sống rải rác trên một địa bàn rộng lớn từ Quý Châu, Vân Nam, Quảng Tây, Quảng Đông của Trung Quốc và miền Bắc Việt Nam, cho tới miền Assan của ấn Độ, miền Bắc Mianma cho đến miền Bắc Cămpuchia và Nam Thái Lan, với các tên gọi khác nhau… Có ý kiến cho rằng, chữ Lai - Tay mới có cách đây khoảng ba trăm năm; cũng có tài liệu cho rằng chữ Thái hệ Lai - Tay đã xuất hiện từ khoảng 1000 năm trớc. Qua việc nghiên cứu, nắm bắt về một số đặc điểm tơng đồng với chữ viết của các quốc gia khác nh Trung Quốc, Lào.., sẽ thấy cách nhận định thứ hai có nhiều điểm hợp lý hơn. Thời trớc, chữ Thái Lai - Tay đợc viết bằng bút lông với mực Tàu trên nền giấy dó. Các bài mo, xuối, nhuôn, khắp thờng là ở thể thơ đợc ghi cẩn thận trên từng trang, sau đó ghép lại thành một quyển, gọi là quyển Lai - Tay. Nhiều quyển Lai - Tay cổ xa đã đợc ghi chép và lu giữ bởi các thầy mo, thầy cúng hoặc trong nhà của các ông Tạo… Những cuốn sách đó đợc cất giữ cẩn thận và đợc coi là tài sản quý giá của gia đình. Họ không mua bán những sách đó và cũng hiếm khi cho ngời ngoài mợn [74, 28].

Loại chữ Thái cổ này (chữ Lai - Tay) có một số đặc điểm đáng lu ý nh: Chữ cái Lai - Tay có đờng nét khá đơn giản, thô sơ, còn có những đờng nét thiên về lối ký hiệu; về cơ bản nó thống nhất với chữ Thái ở các vùng miền và quốc gia, bộ chữ gồm 2 bộ phận (nguyên âm và phụ âm), một số nguyên âm và vần đ- ợc viết dới dạng ký hiệu hóa, một số phụ âm ở dạng cặp đôi; có từ đợc thể hiện thiên về hình thức của chữ tợng hình; cách sắp xếp chữ theo chữ Hán nghĩa là viết từ cuối sách đến đầu sách, các dòng theo chiều dọc của trang giấy từ trên xuống dới và từ bên phải đến bên trái trang; chữ Lai - Tay không phân biệt các chữ viết hoa và viết thờng, chữ in và chữ viết tay,…

Chính nhờ văn tự Thái nó đã truyền lại cho chúng ta khối lợng lớn những cuốn sử chép tay trên lá cọ, giấy dó… Những tài liệu gia phả dòng họ, những

luật tục bản mờng, những bản trờng ca, những truyện thơ dài, những bài đồng dao, những nghi thức tôn giáo, những sách dạy luân lý ở đời… là những viên ngọc quý đợc truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Quả thật, chữ viết chính là một phơng tiện hết sức quan trọng để truyền tải thông tin vợt qua khoảng cách của không gian và những biến động của thời gian. Song hiện nay, ở miền Tây Nghệ An chữ Thái cổ với bao t liệu còn lu giữ lại trong các truyện cổ tích, truyền thuyết, truyện thơ, các bài mo… không mấy ngời đọc đợc. Vấn đề đặt ra với chúng ta ngày nay là phải tạo điều kiện khuyến khích để con em đồng bào Thái đọc thông, viết thạo chữ Thái để góp phần to lớn trong việc lu giữ các giá trị văn hóa truyền thống quý báu của dân tộc mình.

Một phần của tài liệu Bước đầu tìm hiểu đời sống văn hoá tinh thần của người thái ở miền tây nghệ an (Trang 88 - 90)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(125 trang)
w