Khái niệm văn hóa khoa cử

Một phần của tài liệu Văn hóa khoa cử thời trung đại qua một số tác phẩm văn xuôi tự sự việt nam giai đoạn 1930 1945 (Trang 33 - 37)

7. Cấu trúc luận văn

1.3.1. Khái niệm văn hóa khoa cử

Theo Từ điển Hán - Việt từ nguyên của Bửu Kế, Nxb Thuận Hóa, 1999: Khoa cử: khoa: thứ bậc, chỉ kì thi, cử: cất nhắc lên

Cất nhắc lên bằng cách thi hạch

Theo Từ điển Việt Nam văn hóa tín ngưỡng phong tục của Vũ Ngọc Khánh, Phạm Minh Thảo, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội, 2005:

Khoa cử: “Chế độ tuyển chọn người tài bằng thi cử dưới thời phong kiến. Chế độ này bắt đầu từ triều Lý nhưng không thường xuyên, khi cần người tài mới mở khoa thi. Từ đời Trần, khoa cử thành lệ với hai hình thức chính là thi hương và thi hội. Một khoa thi được chia thành ba, bốn trường tùy

theo triều đại, đỗ trường này mới được vào trường kia. Khoa thi Hương cuối cùng ở Bắc Kì năm 1905 và Trung Kì năm 1919. Sau đó chế độ khoa cử theo kiểu cũ chấm dứt”.

Văn hóa khoa cử là một bộ phận của văn hóa truyền thống, là văn hóa liên quan đến khoa cử nho học, liên quan đến chế độ tuyển chọn nhân tài. Khái niệm văn hóa khoa cử được hiểu theo nghĩa rộng. Văn hóa khoa cử không chỉ nói đến các qui chế, lề luật, thiết chế thi cử mà còn yêu cầu phẩm chất của kẻ sĩ (đứng đầu trong tứ dân: sĩ, nông, công, thương). Lâu nay nhắc đến khoa cử, người ta thường nghĩ đến chuyện thi thuần văn chương, thực tế khoa cử xưa không chỉ đòi hỏi kẻ sĩ thông thạo chữ nghĩa Thánh hiền mà còn phải thông thạo các loại văn sách, kinh nghĩa, phải có tinh thần trách nhiệm tích cực đối với đời sống xã hội. Đối với người đi học, kì thi văn sách hỏi thuật trị nước là kì thi trọng yếu. Bởi Nho giáo chủ trương “cử hiền tài” đối với những người có thực tài, thực học và là những người hiền đức. Kẻ sĩ xưa vừa học cương thường đạo nghĩa (đạo đức) vừa học “cách vật trí tri” (khoa học). Khoa cử kén người tài bao giờ cũng hỏi về thuật trị nước của Nho giáo.

Văn hóa khoa cử liên quan đến cách nhìn nhận, thái độ của cộng đồng đối với thi cử, đối với những người được đào tạo qua thi cử. Văn hóa khoa cử còn liên quan đến mẫu hình những người được tuyển chọn qua thi cử. Họ là những nhà Nho có đủ đức, đủ tài theo quan niệm phong kiến, phục vụ chính quyền nhà vua, có tài kinh bang tế thế. “Nhà Nho, A) Thích nghĩa - Nho nghĩa đen là học giả, Nhà nho là người đã theo Nho học, hiểu đạo lý của thánh hiền đời xưa, có thể dạy bảo người đời cư xử cho phải đạo và nếu được đặc dụng, thì đem tài đức của mình mà giúp dân giúp nước. B) Địa vị trong xã hội. - Tùy theo cảnh ngộ, nhà nho có thể chia làm ba hạng: 1) Hiển nho là những người đã hiển đạt, thi đỗ làm quan, giúp vua trị dân, có quyền hành, địa vị cao quí trong xã hội. 2) Ẩn nho là những người tuy có học thức tài trí mà không muốn ra gánh vác việc đời, ẩn náu ở nơi sơn lâm hoặc chốn thôn dã để vui thú an

nhàn. 3) Hàn nho là những người cũng theo Nho học, nhưng không đỗ đạt để ra làm quan được, ở nhà theo nghề dạy học, làm thuốc, v.v. để lấy kế sinh nhai. Nhưng dù cảnh ngộ có khác, các nhà nho đều có một tư cách và một chí hướng chung, đều muốn bồi đắp cho cương thường, giữ gìn lấy chính giáo, hoặc lấy sự nghiệp mà giúp vua giúp dân hoặc lấy phẩm hạnh mà làm mẫu mực cho người đời, hoặc lấy giáo hoá mà tác thành bọn hậu tiến, nên đều được xã hội tôn trọng, dù chẳng được triều định ban cho chức vị, bổng lộc cũng được dân chúng quí mến phục tòng” [20].

Văn hóa khoa cử còn liên quan đến văn hóa ứng xử của con người trong đời sống xã hội. Đó là cung cách sống, cung cách sinh hoạt theo nề nếp nho phong trong mối quan hệ với cái đẹp, với thiên nhiên, với con người.

Ở nước ta, từ thời Bắc thuộc không có tài liệu nào nói về giáo dục, khoa cử. Tuy nhiên sử sách ca ngợi công lao của Sĩ Nhiếp, quan thái thú quận Giao Chỉ từ năm 187 đến năm 226. Ông là người học giỏi, chăm mở mang việc học nên được suy tôn là Nam Bang học tổ (ông tổ việc học ở đất phương Nam). Ông là người có công to trong việc truyền bá Hán học ở nước ta. Tuy nhiên nền giáo dục của các triều đại phong kiến Trung Quốc mở ở Giao Châu là nền giáo dục nô lệ của chế độ đô hộ phương Bắc. Như vậy nguồn gốc khoa cử là ở Trung Quốc nhưng nền giáo dục khoa cử Việt Nam chính thức ra đời từ thời Lý. Văn hóa khoa cử đã trở thành một nét trội. Cùng với việc phát triển kinh tế, ổn định chính trị xã hội, nhà Lý rất quan tâm phát triển giáo dục. “Năm 1070, Lý Thánh Tông cho xây dựng Văn Miếu ở kinh thành. Đây là nơi thờ các ông tổ của Nho giáo, tỏ lòng tôn kính đạo Khổng. Nhà vua cho đắp tượng Khổng Tử, Chu Công, tứ phối (tức Nhan Tử, Tăng Tử, Tử Tư, Mạnh Tử) và 72 vị tiên hiền của đạo Nho (những học trò giỏi của Khổng Tử). Văn Miếu cũng là nơi thái tử ra học. Giáo dục Nho giáo được chính thức ra đời” [32, 58]. Tuy nhiên việc chọn người tài giỏi bằng con đường khoa cử vẫn chưa được đặt ra. Năm 1075, vua Lí Nhân Tông cho mở khoa thi đầu tiên ở

nước ta, thi Nho học ba trường, gọi là thi Tam trường, kén người Minh Kinh bác học. Năm 1076, nhà Lý cho lập Quốc Tử Giám, trường Đại học đầu tiên ở nước ta.

Đến thời Lê: So với các triều đại trước, việc tuyển chọn người làm quan phần lớn do tiến cử, sang thời Lê chủ yếu qua khoa cử để kén người ra phò vua giúp nước. Đến thời Lê Thánh Tông (1460 - 1497), việc chọn người tài đức đã trở thành mục tiêu của khoa cử như nêu trong chiếu của nhà vua: “muốn có nhân tài, trước hết phải chọn người có học. Phải chọn người có học thì thi cử là đầu. Nước ta từ khi trải qua binh lửa, nhân tài ít như lá mùa thu, tuấn sĩ thưa như sao buổi sáng. Thái Tổ ta mới dựng nước đã lập ngay trường học, nhưng lúc mới mở mang chưa đặt khoa thi. Ta noi theo chí tiên đế, muốn cầu được hiền tài để thỏa lòng mong đợi” [32, 73-74]. Việc coi “hiền tài là nguyên khí của quốc gia” là tư tưởng thấu suốt trong Nho giáo trị nước. Năm 1484 nhà vua cho dựng bia đá ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám ghi tên, vinh danh những tiến sĩ mười khoa liên tiếp từ khoa Nhâm Tuất (1442) đến khoa Giáp Thìn (1484). Cũng từ đây về sau bia tiến sĩ tiếp tục được dựng.

Trong mười thế kỉ dưới chế độ phong kiến, giáo dục Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể. Mỗi triều đại đều có một cách tổ chức giáo dục, học tập, thi cử riêng nhưng đều có chung mục tiêu đào tạo những con người Việt Nam có tài, có đức, hết lòng phụng sự nhà vua và đất nước. Nhờ có khoa cử mà nền giáo dục Việt Nam đã đào tạo được những bậc đại nho, những danh nhân của dân tộc. Mạc Đĩnh Chi (trạng nguyên đời Trần), Chu Văn An (Thái học sinh đời Trần), Nguyễn Trãi (Thái học sinh thời Hồ), Lê Quí Đôn (Bảng nhãn đời Hậu Lê), Nguyễn Công Trứ (Giải nguyên đời Nguyễn), Trương Quốc Dụng (Tiến sĩ đời Nguyễn),... là điển hình cho những bậc khoa bảng ngoài sự nghiệp văn chương còn có công giúp dân, cứu nước. Mặt khác, nhờ có một tổ chức giáo dục và khoa cử sớm hoàn bị, nước Nam xưa được coi là một nước văn hiến. Văn hóa khoa cử mở ra một truyền thống lịch sử vẻ vang

cho dân tộc, truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo, tôn vinh người tài giỏi của đất nước. Bia tiến sĩ ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám là nét son rực rỡ của

Một phần của tài liệu Văn hóa khoa cử thời trung đại qua một số tác phẩm văn xuôi tự sự việt nam giai đoạn 1930 1945 (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(129 trang)
w