Những độ gián cách khác nhau giữa tác giả và thực tại trong

Một phần của tài liệu Văn hóa khoa cử thời trung đại qua một số tác phẩm văn xuôi tự sự việt nam giai đoạn 1930 1945 (Trang 110 - 112)

7. Cấu trúc luận văn

3.2.3. Những độ gián cách khác nhau giữa tác giả và thực tại trong

giả.

3.2.3. Những độ gián cách khác nhau giữa tác giả và thực tại trongtác phẩm tác phẩm

Mỗi nhà văn khi cầm bút đều xuất phát từ nhu cầu giải phóng tư tưởng và bộc lộ cái tôi cá nhân, bởi vậy có thể tìm thấy ở mỗi trang viết những trải nghiệm, suy ngẫm và cái tôi của anh ta. Với những tác phẩm có tính chất tự truyện, ta thường đặt ra câu hỏi “Giữa tác giả và nhân vật, giữa tác giả và thực tại trong tác phẩm có hoàn toàn trùng khít với nhau không?”. Trong quá trình sáng tác, những trải nghiệm của nhà văn đã được tiểu thuyết hóa, nghĩa là nó đã được khoác lên mình một lớp vỏ hư cấu. Do vậy bao giờ cũng có độ gián cách khác nhau giữa tác giả và thực tại trong tác phẩm.

Như phần trên của luận văn đã trình bày, nhân vật Vân Hạc trong tác phẩm Lều chõng có những nét gần gũi với ông Đầu xứ Tố, bởi nhà văn cũng đã từng là một nho sinh tài hoa, phóng túng, cũng nhiều năm lều chõng đi thi và rồi cũng đỗ đầu xứ năm hai mươi hai tuổi. Tuy nhiên, ta không thể đồng nhất Vân Hạc với Ngô Tất Tố mà nhân vật có sự khác biệt với nhà văn. Nhà

văn cũng đã thấm thía nỗi tủi cực của thân phận hỏng thi, cũng đã chịu nỗi vất vả mưa gió, rét mướt vác lều chõng lên đường dự thi Hương năm Nhâm Tý như Vân Hạc nhưng chắc chắn không có chuyện bị giam lỏng ở Huế hai ngày và bị cách tuột danh hiệu Giải nguyên thi Hương vì phạm húy như Vân Hạc. Rõ ràng khi xây dựng nhân vật Vân Hạc, ông Đầu xứ Tố muốn gửi gắm một phần đời của mình trong đó và nhân vật này cũng là phương tiện để nhà văn khái quát hiện thực. Ngay trong những tác phẩm tự truyện, người viết cũng có khi vận dụng hư cấu, thêm thắt hoặc sắp xếp lại các chi tiết của cuộc đời mình. Đó là dấu ấn của sự sáng tạo nghệ thuật.

Khác với Ngô Tất Tố khi viết tiểu thuyết Lều chõng, Nguyễn Tuân viết

Vang bóng một thời không phải từ chính cuộc đời mình mà những người, những việc xẩy ra trong tập truyện là do nhà văn được nghe kể lại. Nguyễn Tuân xuất thân trong một gia đình khoa bảng khi nền Hán học đã tàn. Vốn hiểu biết sâu sắc về nền văn hóa cổ truyền của dân tộc được ươm mầm từ chính cái nôi gia đình ông. Ông đã tìm hiểu những câu chuyện về các nhân vật tài hoa trong lịch sử, những thú chơi tao nhã của người xưa, những món ăn truyền thống đậm đà bản sắc dân tộc Việt bắt đầu từ những buổi hầu trà, rượu cho những nhà nho là bạn của cha mình. Tập truyện ngắn Vang bóng một thời (1940) là tác phẩm xuất sắc nhất của Nguyễn Tuân, chính nó làm nên tên tuổi Nguyễn Tuân “Nguyễn Tuân sống nửa sau, vang bóng nửa đầu” (Phạm Thị Hoài). Trong tập truyện này, ta thấy nhà văn đã hóa thân vào nhiều nhân vật. Nhưng một nhân vật mang nhiều nét bóng dáng của Nguyễn Tuân là cậu Cử Hai (Một cảnh thu muộn). Đây là mẫu người tài tử điển hình, là hiện thân của chất tài hoa tài tử cũng như chủ nghĩa xê dịch trong Nguyễn Tuân. Ông Cử Hai làm nghề dạy học mà “y như là đi ngoạn cảnh hoặc là đi dâng hương ở các đền chùa cổ tích”, quanh năm “đi dạy học ở bốn tỉnh tứ chính Đông Nam Đoài Bắc”, “ngồi giảng bài chưa ấm phòng học đã quẩy khăn tráp lên đường”. Nguyễn Tuân miêu tả nhân vật bằng cái nhìn yêu thương, trìu

mến, bởi đằng sau nhân vật này chứa đựng biết bao tâm sự và khát vọng của tác giả về cái đẹp. Tất nhiên nhân vật Cử Hai chỉ là hư cấu, có những sai biệt với cuộc đời tác giả.

Trong quá trình sáng tác, bao giờ cũng có độ gián cách khác nhau giữa tác giả và thực tại trong tác phẩm. Dù là những tác phẩm có tính chất tự truyện như Bút nghiên, Nhà nho của Chu Thiên, Lều chõng của Ngô Tất Tố hay Vang bóng một thời của Nguyễn Tuân, người đọc vừa thấy tác giả lại vừa không nhìn thấy. Điều đó chứng tỏ sự thành công của tác phẩm. Bởi hư cấu là thước đo tài năng của mỗi nhà văn.

Một phần của tài liệu Văn hóa khoa cử thời trung đại qua một số tác phẩm văn xuôi tự sự việt nam giai đoạn 1930 1945 (Trang 110 - 112)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(129 trang)
w