7. Cấu trúc luận văn
1.3.2. Những điều kiện thuận lợi của việc chiếm lĩnh thẩm mỹ đề tà
UNESCO đã công nhận văn bia tiến sĩ ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám là “Di sản tư liệu thế giới”.
1.3.2. Những điều kiện thuận lợi của việc chiếm lĩnh thẩm mỹ đề tàivăn hóa khoa cử văn hóa khoa cử
Như các phần trên của luận văn đã trình bày, khoa cử vào Việt Nam từ rất sớm và được các triều đại phong kiến đặc biệt coi trọng, bởi nó gắn liền với việc tuyển chọn người tài ra phò vua trị nước. Việc chiếm lĩnh đề tài văn hóa khoa cử đến những năm ba mươi của thế kỉ trước có những điều kiện thuận lợi nhất định.
Xét về mặt khách quan, những tác phẩm Lều chõng, Trong rừng nho
của Ngô Tất Tố, Bút nghiên, Nhà nho của Chu Thiên, Vang bóng một thời của Nguyễn Tuân đều ra đời vào đầu những năm bốn mươi của thế kỉ trước. Lúc ấy xã hội Việt Nam, nhất là nông thôn về cơ bản chưa thay đổi nhiều. Đề tài thuộc về xã hội xưa còn tươi mới, bởi khoa thi cuối cùng của miền trung vừa mới chấm dứt năm Mậu Ngọ (1918). Vì thế các tác giả vẫn còn có thể nhìn tận mắt, nghe tận tai những sinh hoạt và tập tục của người dân trước khi xã hội có nhiều thay đổi. Nhờ vậy ta mới có thể hiểu tường tận những cách sinh hoạt của Nho gia, cảnh học hành, thi cử của cha ông. Mặt khác, nền văn hóa Nho học đã ảnh hưởng và chi phối sâu sắc, lâu dài đến đời sống tinh thần của nhà nho và của nhân dân ta. Xã hội từ gia đình, họ hàng, làng nước sống theo trật tự kiểu Nho giáo, lấy lí lẽ của Nho giáo làm chuẩn mực sống. Viết về văn hóa khoa cử là các nhà Nho, những người được học sách Thánh hiền, một đời “dùi mài kinh sử”, họ thấm nhuần nền văn hóa Nho học và có nhiều tư liệu hỗ trợ trong quá trình sáng tác, chưa kể tới nguồn tài liệu ở Thư viện Học viện
Viễn Đông Bác cổ Pháp. Ngoài ra, những tác phẩm chữ Hán đến đầu thế kỉ XX còn gây được tiếng vang và người ta vẫn còn học.
Ngoài những điều kiện thuận lợi khách quan, việc chiếm lĩnh đề tài văn hóa khoa cử còn có nhiều thuận lợi riêng. Tác giả của Lều chõng, Trong rừng nho, Bút nghiên, Nhà nho, Vang bóng một thời là những người thấu hiểu đời sống văn hóa nho gia. Sống vào buổi giao thời, khi nền văn hóa Nho học chưa mất hẳn, họ có điều kiện chứng kiến những phút vinh nhục của nền giáo dục - thi cử phong kiến. Họ hiểu tường tận những ngày qua hơn ai hết, bởi chính họ là kẻ đã từng dấn thân vào con đường cử nghiệp hay xuất thân từ môi trường nhà nho, được nuôi dưỡng từ cái nôi giáo dục nho học. Ngô Tất Tố, Chu Thiên, Nguyễn Tuân đều xuất thân từ gia đình nho học. Từ kinh nghiệm cuộc đời của những người thân trong gia đình và vốn sống từng trải của bản thân, họ đã hóa thân vào số phận các nhân vật để bộc lộ tư tưởng và quan điểm của mình. Họ muốn đem chuyện của mình ra để viết như một niềm sẻ chia tâm sự với độc giả. Những trải nghiệm và suy ngẫm của cá nhân đã được tiểu thuyết hóa. Ở đây chúng tôi xin nhắc đôi điều khái quát. Ở chương ba, phần yếu tố tự truyện, chúng tôi sẽ trình bày rõ hơn.
Mặt khác, sống trong thời đại mới, khi văn hóa phương Tây du nhập tràn lan vào nước ta, họ được tiếp xúc với một nền văn hóa mới, có sự kết hợp giữa văn hóa Đông - Tây, kim - cổ. Nhờ đó mà vốn văn hóa của họ đã uyên thâm lại càng phong phú. Họ có một cái nhìn mới về đời sống - cái nhìn văn hóa, do cảm quan văn hóa mang lại. Họ nhận thức được những cái văn minh, tiến bộ để có thể nhìn ra những cái bảo thủ, trì trệ, phản văn hóa. Trường hợp
Lều chõng của Ngô Tất Tố là một ví dụ điển hình. Không phải nhà văn - nhà nho nào cũng có thể “vượt khỏi cả thế hệ mình” để phê bình “Nho giáo” và “nhìn văn hóa khoa cử như một hệ thống lỗi thời”, bóc trần sự “kì quái” của chế độ thi cử phong kiến xưa. Trước yêu cầu canh tân văn hóa và phát triển xã
hội, nhà văn đã hướng về cái tiến bộ để nói lên cái bi kịch của giới nhà nho - tầng lớp trí thức dưới chế độ phong kiến.