7. Cấu trúc luận văn
3.2.2. Những trải nghiệm cá nhân được tiểu thuyết hóa
Đọc những sáng tác về đề tài phong tục phong kiến, chúng ta đều thấy tính chất tự truyện bàng bạc khắp các trang viết. Với vốn sống và những trải nghiệm của những nhà nho chân chính, với óc quan sát tinh tế và tài năng nghệ thuật, các nhà văn đã cho ra đời những tác phẩm văn học còn mãi với thời gian.
Ngô Tất Tố sinh ra trong một gia đình Nho học. Ông nội nhà văn lận đận bảy khoa thi Hương mà chỉ đỗ tú tài. Thân sinh nhà văn cũng sáu lần đi thi nhưng cuối cùng trở về quê làm ông đồ nghèo. Từ nhỏ, Ngô Tất Tố đã theo học chữ Nho. Năm Nhâm Tý (1912), ông đã một lần lều chõng thi Hương. Dù học giỏi và từng đỗ đầu trong một kì thi khảo hạch ở Bắc Ninh (năm 1915) nhưng chưa lần nào được vào tam trường sau hai lần lều chõng đi thi.
Khác với một số nhà nho đương thời, Ngô Tất Tố đã biết vận dụng có hiệu quả tri thức khoa cử vào văn chương và báo chí hiện tại. Viết về đề tài phong tục thi cử, nhà văn đã nói nhiều đến những “xiềng xích văn chương cử nghiệp ngày xưa”. Trên tạp chí Tao Đàn (1939), tác giả tự nhận: “Chính tôi là kẻ đã sống trong vòng xiềng xích ấy từ thuở lên sáu đến khi tuổi ngoài hai mươi, nghĩa là đời tôi đã quen với nó lắm rồi”. Nhờ có vốn sống phong phú, sâu sắc, óc quan sát tinh tế, khả năng dựng người, dựng cảnh độc đáo, Ngô Tất Tố qua Lều chõng làm sống lại cả không khí xã hội Việt Nam qua những kì thi cử.
Nhà văn hiểu cặn kẽ lời ăn, tiếng nói, cung cách sinh hoạt của những ông Nghè, ông Cống, những nho sĩ nên miêu tả rất sinh động. Quang cảnh trường thi cùng với chế độ tuyển chọn người tài được ông tái hiện rất tỉ mỉ trong Lều chõng. Viết tiểu thuyết này, nhà văn đã ghi lại một thiên phóng sự về chế độ giáo dục và khoa cử mục nát dưới triều Nguyễn, đồng thời chỉ ra bi kịch của giới nho sĩ trong xã hội phong kiến. Là một tiểu thuyết phong tục, “các nhân vật của lịch sử không có trong đó, nhưng cả một thời đại khoa cử
của quá khứ, trong đó được tiểu thuyết hóa bởi một nhân vật của lịch sử khoa cử Việt Nam: ông Đầu xứ Ngô Tất Tố” [23, 328]. Bởi thế, chuyện thi cử với những phút vinh quang, tủi nhục đã được chính một nhà nho, người trong cuộc miêu tả rất chân thực và sinh động. Những cảnh đi thi gặp mưa gió vất vả thế nào, những nỗi đau, nỗi tủi cực của những cụ già “thi đã gần mười khoa bán hết cửa nhà ruộng đất về việc khoa cử” mà còn bị ngoại hàm, rồi cả những phép tắc kì dị, rối rắm của trường thi,... đều được nhà văn phục hiện sống động như vừa mới xẩy ra hôm qua. Cuộc đời dùi mài kinh sử, bao lần khăn gói lên đường ứng thí của Vân Hạc có thể gọi là một bản tâm thuật về khoa cử của ông Đầu xứ Tố.
Cũng như Ngô Tất Tố, Chu Thiên (Hoàng Minh Giám) được tắm mình trong không khí cửa Khổng sân Trình từ nhỏ, môi trường Nho học đã tạo nên tư tưởng, nhân cách và tài năng sáng tạo của nhà văn. Ông là con một gia đình nhà nho ở thôn Đô Hoàng, xã Phúc Khê, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định. Từ nhỏ học chữ với cha. Vốn sống và kiến thức mà Chu Thiên thu thập được trước hết ngay từ gia đình mình, từ những buổi hầu trà, hầu rượu các bạn của cha, nghe những câu chuyện của ông cha mình kể lại. Ông của Chu Thiên là cụ Hoàng Văn Tuấn (1823 - 1892) đỗ Giải nguyên khoa Bính Tý (1878). Cụ giữ chức Tri huyện Nam Sang (tức Lý Nhân, Hà Nam), nhưng vì bất bình với triều đình nhà Nguyễn mục nát nên cáo quan về làng. Gia đình Chu Thiên từ ông, cha, chú, bác đều tham gia cách mạng chống Pháp. Chính những tấm gương sáng trong gia đình là một động lực giúp ông viết văn để cổ vũ cho tinh thần yêu nước, trở về với truyền thống dân tộc như một phản ứng chống lại văn hóa phản động của thực dân lúc bấy giờ. Đọc Bút nghiên, Nhà Nho, ta mới thấy sự am hiểu tường tận của nhà văn về đời sống các nhà Nho. Tất cả những kí ức tuổi thơ và vốn sống thực tế của mình đã được nhà văn nhào nặn, hư cấu trong tiểu thuyết. Cái lối học hành, làm thơ phú của cha ông ta đã được
Chu Thiên mô tả qua cuộc đời đèn sách của Nguyễn Đức Tâm từ lúc vỡ lòng lên sáu cho đến khi đỗ đạt. Có thể nói suốt cả cuộc đời mình, Chu Thiên luôn đau đáu với khát vọng khêu gợi truyền thống dân tộc, chống lại văn hóa nô dịch của thực dân, phát xít. Ngoài Bút nghiên, Nhà nho, Chu Thiên còn viết tiểu thuyết lịch sử, nghiên cứu lịch sử. Tiêu biểu là Lê Thái Tổ (1941), Bà Quận Mỹ (1942), Bóng nướcHồ Gươm (1970).
Viết về đề tài xưa, các nhà văn phải có kiến thức lịch sử uyên thâm cùng với vốn sống từng trải đường đời, kết hợp với tài năng của người nghệ sĩ. Từ những kinh nghiệm cuộc đời mình, với những câu chuyện mắt thấy tai nghe, họ đã sáng tạo nên những tiểu thuyết đậm đà bản sắc dân tộc. Thành