- có brom, có l−u huỳnh, có nitơ Chàm
4. Chẩn đoán hen 1 Chẩn đoán xác định
4.1. Chẩn đoán xác định
Trong nhiều tr−ờng hợp, chẩn đoán xác định hen không khó khăn Khi nμo nghĩ đến hen? Khi có một trong 4 triệu chứng sau:
− Ho th−ờng tăng về đêm; − Thở rít, khò khè tái phát; − Khó thở tái phát;
− Cảm giác nặng ngực tái phát.
Các triệu chứng trên xuất hiện hoặc nặng lên về đêm vμ sáng sớm lμm ng−ời bệnh thức giấc, hoặc xuất hiện sau khi vận động, gắng sức, xúc động, thay đổi thời tiết, tiếp xúc với một số dị nguyên đ−ờng hô hấp (khói bụi, phấn hoa)...
Th−ờng ng−ời bệnh có tiền sử bản thân hoặc gia đình mắc các bệnh dị ứng nh− hen, chμm, viêm mũi dị ứng, viêm kết mạc mùa xuân.
Để chẩn đoán hen, cần khai thác tiền sử, bệnh sử, khám lâm sμng, thăm dò chức năng hô hấp, X quang phổi vμ các xét nghiệm đặc hiệu khác.
Có thể chẩn đoán xác định nếu thấy cơn hen điển hình đ−ợc mô tả nh− sau: − Tiền triệu: Hắt hơi, sổ mũi, ngứa mắt, buồn ngủ, ho khan...
− Cơn khó thở: Khó thở chậm, khó thở ra, có tiếng cò cử, tiếng rít (bản thân bệnh nhân vμ ng−ời xung quanh có thể nghe thấy), khó thở tăng dần, có thể kèm theo vã mồ hôi, khó nói. Cơn có thể ngắn 5-15 phút có thể kéo dμi hμng giờ hμng ngμy hoặc hơn. Cơn hen có thể tự hồi phục đ−ợc, kết thúc bằng khó thở giảm dần, ho vμ khạc đờm trong, quánh dính.
− Nghe phổi trong cơn hen thấy có ran rít ran ngáy. Ngoμi cơn hen phổi hoμn toμn bình th−ờng.
− Đo chức năng thông khí phổi giúp cho khẳng định khả năng hồi phục phế quản, biểu hiện bằng tăng >15% (hoặc >200ml) FEV1, hoặc l−u l−ợng đỉnh (LLĐ) sau hít 400mcg salbutamol 10 đến 20 phút.
− Chụp X quang phổi vμ ghi điện tim có thể giúp các thông tin cho chẩn đoán phân biệt.
4.2. Chẩn đoán phân biệt
− Khi chẩn đoán hen cần chú ý thăm khám đ−ờng hô hấp trên để chẩn đoán phân biệt hen với: amidan quá phát trẻ em, các tắc nghẽn do u chèn ép khí quản, bệnh lý thanh quản...
− Các tắc nghẽn khu trú khí phế quản nh− khối u chèn ép, dị vật đ−ờng thở... tạo ra tiếng thở rít cố định vμ không đáp ứng với thuốc giãn phế quản.
− Hen tim: lμ biểu hiện của suy tim trái do hẹp hở van hai lá hoặc cao huyết áp. Cần hỏi tiền sử, khám lâm sμng, chụp X quang phổi vμ ghi điện tim, siêu âm tim giúp cho xác định chẩn đoán.
− Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính: th−ờng ở ng−ời bệnh trên 40 tuổi có hút thuốc lá thuốc lμo, ho khạc đờm nhiều năm. Đo chức năng thông khí có rối loạn tắc nghẽn không hồi phục hoμn toμn với thuốc giãn phế quản.
4.3. Chẩn đoán nguyên nhân gây hen vμ các yếu tố kích phát cơn hen
Chẩn đoán đặc hiệu: Tìm nguyên nhân (dị nguyên gây bệnh), xác định IgE toμn phần vμ IgE đặc hiệu sau khi đã khai thác tiền sử dị ứng vμ lμm các thử nghiệm lẩy da, thử nghiệm kích thích với các dị nguyên đặc hiệu.
Lâm sμng có thể dự đoán đ−ợc các yếu tố kích phát (gây cơn hen, lμm cơn hen nặng hơn): lông súc vật; h−ơng khói các loại; khói than, củi; bụi ở đệm gi−ờng, gối; bụi nhμ; hoá chất; phấn hoa; thay đổi thời tiết; cảm cúm; chạy, nhẩy, đá bóng vμ các loại hình thể thao có thể gây hen do gắng sức.
4.4. Chẩn đoán phân bậc hen
Phân bậc hen chỉ cần dựa vμo một đặc tính thuộc bậc cao nhất của bệnh nhân mặc dù các đặc tính khác có thể ở bậc nhẹ hơn (bảng 3.2).
Phân bậc hen có ý nghĩa quan trọng trong việc chỉ định điều trị duy trì. Tuy nhiên cần chú ý một số điểm sau đây:
− Tất cả mọi tr−ờng hợp ở mọi bậc đều có thể bị cơn hen nặng vμ nguy hiểm tính mạng do vậy việc chuẩn bị xử trí các cơn hen cấp đều cần đ−ợc đặt ra với mọi tr−ờng hợp bệnh nhân.
− Phân bậc có thể thay đổi trong quá trình điều trị, cả thầy thuốc vμ bệnh nhân đều cần l−u ý để có sự điều chỉnh thích hợp. Nếu trong 1 tháng hen ch−a kiểm soát đ−ợc cần tăng bậc, vμ nếu hen đ−ợc kiểm soát ổn định trong 3 tháng thì có thể thử giảm bậc điều trị để tìm chế độ tối thiểu kiểm soát đ−ợc.