Cơ chế bệnh sinh

Một phần của tài liệu Tài liệu Nội Bệnh Lý - Phần Dị Ứng pptx (Trang 74 - 75)

- Liều cao ICS phối hợp với LABA

2. Cơ chế bệnh sinh

Theo phân loại của Gell vμ Coombs, cơ chế bệnh sinh Mμy đay - Phù Quincke thuộc phản ứng dị ứng typ nhanh (typ I).

Cơ chế phản ứng dị ứng typ I

Khi dị nguyên lọt vμo cơ thể, dị nguyên bị các tế bμo trình diện kháng nguyên tiếp nhận. Các tế bμo nμy truyền đặc điểm cấu trúc của dị nguyên đến tế bμo Th2. Th2 d−ới tác động của IL4 vμ IL13 (interleukin 4,13) lμm tế bμo lympho B biệt hoá thμnh plasmocyte (t−ơng bμo). Tế bμo plasmocyte nμy tổng hợp kháng thể IgE. Các KT IgE gắn trên bề mặt tế bμo mast nhờ tận cùng Fc (constant - fragment) nằm ở domenC4 vμ gây nên trạng thái mẫn cảm của cơ thể.

Khi dị nguyên lọt vμo cơ thể lần thứ hai, ngay lập tức các KT nμy liên kết với DN phù hợp nhờ tận cùng khác của IgE - Fab (antigen - binding fragment), khi đó một phân tử IgE có thể kết hợp với 2 phân tử dị nguyên. Chính vì khả năng nμy nên một phân tử DN ở một vμi vị trí quyết định có thể liên kết với một vμi phân tử IgE tạo thμnh vòng nối giữa chúng với nhau. Sự tạo thμnh phức hợp DN- IgE trên bề mặt tế bμo nhờ Fc - receptor đã gây nên hiện t−ợng thoát bọng (degranulation) từ tế bμo mast giải phóng hμng loạt các chất trung gian hoá học (mediator): histamin, serotonin, bradykinin, leucotrien, prostaglandin, chất tác dụng chậm của phản vệ SRS.A (Slow reacting substance of anaphilaxis)... Các chất nμy, đặc biệt lμ histamin lμm tăng tính thấm thμnh mạch, gây phù nề, ban đỏ d−ới da vμ kích thích các tận cùng thần kinh cảm giác d−ới da gây ngứa.

Ngμy nay nhiều tác giả đã xác định rằng còn nhiều tế bμo khác nh− tế bμo đơn nhân, bạch cầu ái toan, tiểu cầu cũng tham gia phản ứng dị ứng typ I. Trên bề mặt các tế bμo nμy cũng có các receptor dμnh cho Fc của IgE. DN kết hợp với IgE nμy cũng lμm giải phóng hμng loạt các chất trung gian hoá học khác nhau có tác dụng chống viêm.

Theo phân loại kinh điển, phản ứng dị ứng typ I xảy ra ngay trong nửa giờ đầu tiên hoặc sớm hơn nữa. Phản ứng dị ứng cũng có thể xảy ra muộn hơn từ 4 đến 8 giờ sau khi tiếp xúc với DN, tuy nhiên mức độ biểu hiện của phản ứng muộn có thể khác nhau.

Nhóm các bệnh dị ứng atopy (hen phế quản, bệnh phấn hoa, viêm mũi dị ứng, viêm da dị ứng, mμy đay- phù Quincke, dị ứng thuốc...) th−ờng có nồng độ IgE toμn phần tăng cao, đôi khi rất cao. Cùng với sự tăng nồng độ của IgE toμn phần, thì có một số l−ợng IgE đặc hiệu, các KT nμy lμ KT kết hợp với DN

phù hợp. Trong rất nhiều tr−ờng hợp cùng với sự tăng IgG toμn phần ng−ời ta còn thấy sự có mặt của IgG4 cũng có khả năng gắn trên bề mặt tế bμo mast vμ basophil.

KT IgE l−u hμnh đ−ợc tổng hợp rất nhanh, nửa đời sống của chúng lμ 2-4 ngμy. Khi IgE gắn trên tế bμo tồn tại lâu hơn nhiều, khoảng 28 ngμy.

Các tế bμo sản xuất IgE thuộc loại có đời sống dμi. Các tế bμo nμy chủ yếu ở các tổ chức lympho của niêm mạc, các hạch lympho (mảng pay-e), các hạch lympho phế quản.

Một phần của tài liệu Tài liệu Nội Bệnh Lý - Phần Dị Ứng pptx (Trang 74 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)