Điều trị mμy đay phù quincke 1 Nguyên tắc điều trị

Một phần của tài liệu Tài liệu Nội Bệnh Lý - Phần Dị Ứng pptx (Trang 78 - 81)

- Liều cao ICS phối hợp với LABA

5. Điều trị mμy đay phù quincke 1 Nguyên tắc điều trị

5.1. Nguyên tắc điều trị

B−ớc đầu tiên trong điều trị mμy đay dù lμ mμy đay dị ứng hoặc không dị ứng lμ lμm giảm triệu chứng bằng cách cho dùng thuốc kháng histamin H1.

Trong tất cả mọi tr−ờng hợp, ngoại trừ những tr−ờng hợp nặng nhất, nên bắt đầu với các thuốc kháng histamin H1 ít hoặc không gây buồn ngủ hay còn gọi lμ các thuốc thế hệ thứ hai nh− loratadin, fexofenadin hay cetirizin. Trên lâm sμng fexofenadin hoμn toμn không gây buồn ngủ vμ rất hiệu quả, loratadin cũng không gây buồn ngủ ở liều thông th−ờng, trong khi cetirizin có gây buồn ngủ trên khoảng 20-30% bệnh nhân, đây lμ chất chuyển hoá của hydroxyzin, một thuốc kháng histamin có tác dụng gây ngủ cao.

Những bệnh nhân mμy đay mạn tính hay bị ngứa vμo buổi tối, ngứa cũng xảy ra ban ngμy nh−ng tỉ lệ thấp hơn, do đó buổi tối nên cho dùng các thuốc kháng histamin gây buồn ngủ nh− hydroxizin, cholorpheniramin. Với mμy đay mạn tính sự kết hợp giữa thuốc kháng histamin H1 vμ H2 nh− cimetidin có thể có tác dụng cộng lực vμ hiệu quả hơn khi dùng thuốc kháng histamin H1 đơn thuần.

Cơ chế tác dụng của thuốc kháng histamin H1 lμ lμm giảm số l−ợng, kích th−ớc vμ thời gian tồn tại của sẩn mμy đay vμ giảm ngứa. Thuốc kháng histamin H1 thế hệ thứ nhất vμ thứ hai có hiệu quả t−ơng tự nh− trong điều trị mμy đay mạn tính, tuy nhiên thuốc kháng histamin thế hệ thứ nhất gây buồn ngủ nên ngμy nay ít đ−ợc sử dụng.

Các thuốc kháng histamin thế hệ thứ hai có nhiều −u điểm v−ợt trội: − Hấp thu nhanh, khởi phát tác dụng nhanh.

− Hiệu quả điều trị cao.

− Không nhờn thuốc hoặc hết tác dụng nhanh sau khi ngừng thuốc. − Không tích luỹ thuốc, không gây t−ơng tác thuốc.

− Không hoặc ít cần chỉnh liều ở những đối t−ợng đặc biệt (suy gan, suy thận, ng−ời giμ).

− Tác dụng kéo dμi cho phép dùng thuốc 1 lần/ngμy. − ít hoặc không có tác dụng phụ.

− Không gây buồn ngủ.

Trong tr−ờng hợp dùng thuốc kháng histamin mμ không kiểm soát đ−ợc bệnh thì nên phối hợp với các thuốc corticoid dạng tiêm hoặc uống.

5.2. Điều trị đặc hiệu: Loại bỏ dị nguyên gây bệnh bằng cách không dùng các loại thuốc, thức ăn, hoá mỹ phẩm... đã gây mμy đay - phù Quincke, chuyển các loại thuốc, thức ăn, hoá mỹ phẩm... đã gây mμy đay - phù Quincke, chuyển nơi ở, lμm việc...

Khi vẫn phải tiếp xúc với các dị nguyên gây bệnh tức lμ khi không loại bỏ đ−ợc dị nguyên thì tiến hμnh ph−ơng pháp điều trị giảm mẫn cảm đặc hiệu. Tuy nhiên ph−ơng pháp nμy ít đ−ợc áp dụng đối với ng−ời bệnh mμy đay - phù Quincke.

Nếu mμy đay do lạnh cần chú ý mặc ấm, đi găng tay, tất, tắm nóng, hạn chế ra lạnh quá sớm cũng phần nμo hạn chế đ−ợc mμy đay. Chú ý không đi

tắm sông, biển một mình đề phòng xuất hiện mμy đay cấp, co thắt phế quản rất nguy hiểm. Với mμy đay do nóng cũng hạn chế đến mức tối đa tác động của ánh nắng mặt trời lên da.

5.3. Điều trị triệu chứng

5.3.1. Mμy đay

Đối với mμy đay chỉ có biểu hiện nhẹ khu trú ở tay, chân, mặt, thân mình, có thể chỉ dùng một trong các thuốc kháng histamin tổng hợp sau: astemizol 10mg ngμy uống 1 viên, loratadin 10mg x 1 viên, fexofenadin 180mg x 1 viên.

Đối với mμy đay toμn thân, dùng kết hợp corticoid với kháng histamin. Các glucocorticoid th−ờng dùng dạng tiêm truyền hoặc uống. Các thuốc hay đ−ợc sử dụng lμ depersolon 30mg, methylprednisolon 40mg, hoặc các thuốc dạng viên prednisolon 5mg, methylprednisolon 4mg vμ 16 mg.

Với mμy đay mạn tính, nên dùng kết hợp glucocorticoid, kháng histamin H1 vμ kháng histamin H2. Trong tr−ờng hợp nμy kháng histamin H2 lμm tăng vμ kéo dμi tác dụng của kháng histamin H1.

5.3.2. Phù Quincke: Thuốc vẫn dùng lμ corticoid dạng tiêm truyền hoặc uống kết hợp với kháng histamin H1. kết hợp với kháng histamin H1.

Với các tr−ờng hợp gây khó thở do phù Quincke nặng ở mặt, phù thanh quản nên dùng ngay adrenalin 1mg tiêm d−ới da 1/3mg.

Ngoμi việc dùng thuốc, ng−ời bệnh cần đ−ợc biết những kiến thức về những tác nhân có thể lμm cho mμy đay nặng thêm hoặc tái phát nh− uống r−ợu, nhiễm trùng, ăn các thức ăn tanh, vận động quá sức… để dự phòng.

tự l−ợng giá

1. Có mấy cách phân loại mμy đay?

2. Trình bμy các nguyên nhân gây mμy đay dị ứng?

3. Trình bμy các nguyên nhân gây mμy đay không dị ứng? 4. Hãy nêu cơ chế bệnh sinh của mμy đay.

5. Mô tả triệu chứng mμy đay do dị ứng thuốc. 6. Mô tả triệu chứng vμ các thể phù Quincke.

7. Sự khác nhau giữa mμy đay - phù Quincke về mặt lâm sμng lμ gì? 8. Hãy mô tả các hình thái lâm sμng của mμy đay?

9. Chẩn đoán mμy đay - phù Quincke? 10. Điều trị mμy đay - phù Quincke?

Bμi 7

Một phần của tài liệu Tài liệu Nội Bệnh Lý - Phần Dị Ứng pptx (Trang 78 - 81)