d. Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị xã hội trong hệ thống chính trị.
2.1.1.2. Bản chất của pháp luật
Cũng giống nh bản chất của nhà nớc, bản chất của pháp luật thể hiện trớc hết ở tính giai cấp. Tính giai cấp của pháp luật phản ánh ý chí nhà nớc của giai cấp thống trị trong xã hội, nội dung ý chí đó đợc quy định bởi điều kiện sinh hoạt vật chất của giai cấp thống trị. ý chí của giai cấp thống trị đợc cụ thể hoá trong các văn bản pháp luật do cơ quan nhà nớc có thẩm quyền ban hành.
Tính giai cấp của pháp luật còn thể hiện ở mục đích điều chỉnh các quan hệ xã hội, pháp luật là yếu tố điều chỉnh về giai cấp các quan hệ xã hội nhằm định h- ớng cho các quan hệ xã hội phát triển theo mục tiêu, một trật tự phù hợp với ý chí của giai cấp thống trị, bảo vệ và củng cố địa vị của giai cấp thống trị. Với ý nghĩa đó, pháp luật chính là công cụ thể hiện sự thống trị của giai cấp.
Ví dụ: Pháp luật chủ nô là pháp luật của giai cấp chủ nô do giai cấp này đặt ra trớc hết là vì lợi ích của nó. Pháp luật chủ nô quy định công khai quyền lực vô hạn của chủ nô và tình trạng vô quyền của giai cấp nô lệ.
Bên cạnh tính giai cấp, không thể coi nhẹ giá trị xã hội to lớn của pháp luật vì trong cuộc sống hàng ngày các cá nhân và tổ chức có mối quan hệ với nhau rất đa dạng đợc thể hiện qua những hành vi xử sự khác nhau. Xã hội thông qua nhà nớc ghi nhận những cách xử sự hợp lý, khách quan đợc số đông chấp nhận phù hợp với lợi ích của số đông trong xã hội, cách xử sự này đợc nhà nớc thể chế hoá thành những quy phạm pháp luật. Gía trị xã hội của pháp luật còn đợc thể hiện ở chỗ một quy phạm pháp luật vừa là thớc đo của hành vi con ngời vừa là công cụ kiểm nghiệm các quá trình, các hiện tợng xã hội, là công cụ để nhận thức xã hội và điều chỉnh các quá trình xã hội.
Ngoài ra pháp luật còn có tính dân tộc, tính mở.