Dịch vụ phân phố

Một phần của tài liệu Định hướng phát triển các ngành dịch vụ của tp HCM đáp ứng yêu cầu hiệp định thương mại việt mỹ trong lĩnh vực thương mại dịch vụ (Trang 160 - 164)

- Phát triển các điều kiện cần thiết cho công nghiệp phần mềm:

2.3. Dịch vụ phân phố

- Đầ u tư cần thiết để thúc đẩy hoạt động xúc tiến thương mại có hiệu quả và đúng định hướng. Tạo sự liên k ế t giữa thị trường thành phố với các thị

trường địa phương khác trong cả nước, trước hết là với các tỉnh Nam Bô, các tỉnh giáp biên giới với Campuchia, Lào và Trung Quốc để đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa sang các nước lân cỢn.

- Sắp x ế p lại các trung tâm và các chợ bán buôn để b ố trí hợp lý các luồng hàng hóa, giảm áp lực lưu thông vào trung tâm thành phố và di dời các chợ bán buôn ở nội thành vào ba chợ đầu mối ở ba cửa ngõ ra vào thành phố. Có biện pháp kiên quyết để chợ đầu mối cũ không hoạt động trở lại.

- Xây dựng các trung tâm giao dịch mua bán chuyên ngành: trung tâm giao dịch nguyên phụ liệu ngành may, trung tâm trưng bày sản phẩm xuất khẩu và

dịch vụ hỗ trợ phát triển doanh nghiệp, trung tâm trưng bày hàng thủ công mỹ nghệ k ế t hợp làng nghề...

- Quy hoạch vị trí, nghiên cứu m ô hình, chuẩn bị dự án và tìm nguồn vốn để đầu tư bung tâm thương mại quốc t ế quy m ô lớn gẻn k ế t với các hoạt động hội chợ, triển lãm, hội thảo quốc tế.

- Đầ u tư xây dựng theo quy hoạch một số khu vực, cụm bán l ẻ để tổ chức các hoạt động dịch vụ, kinh doanh buôn bán văn minh, trật tự, hạn c h ế việc kinh doanh phát triển dọc theo các tuyến đường giao thông trên địa bàn thành phố.

- Phối hợp các bộ - ngành Trung ương chuẩn bị các điều kiện cần thiết để triển khai thực hiện thương mại điện tử ngay trong quá trình Việt Nam gia nhập AFTA và thực thi Hiệp-định thương mại V i ệ t - Mỹ.

2.4. Dịch vụ giáo dục

- Tập trung phát triển giáo dục thành một trong 4 ngành chủ lực, nâng cao chất lượng để hạn c h ế nhập khẩu dịch vụ giáo dục;

- Đẩ y mạnh việc liên doanh, liên k ế t với nước ngoài để tiếp nhận công nghệ mới, nâng cao chất lượng;

- Phấn đấu hoàn thành phổ cập trung học phổ thông cho khu vực nội thành năm 2005 và ngoại thành năm 2010. Xây dựng đủ trường học đáp ứng nhu cầu học tập của bậc học từ trung học trở xuống, chấm dứt tình trạng học ca ba và không để tái diễn ca ba. Đào tạo nghề đến n ă m 2005 có 4 0 % lao động qua đào tạo nghề, trong đó có 2 0 % có tay nghề bậc 3/7.

- Đẩ y nhanh t i ế n trình xã hội hóa giáo dục để hoàn chỉnh mạng lưới trường học theo qui hoạch chung của thành phố. sẻp x ế p l ạ i mạng lưới trường học theo hướng đa dạng hóa các loại hình giáo dục trên cơ sở trường công lập giữ vai trò nòng cốt. Theo qui hoạch thực hiện ngoài công lập từ 10 đến 1 5 % đối v ớ i bậc tiểu học, 2 5 % đối với trung học cơ sỏ và 5 0 % đối với trung học phổ thông. Bãi bỏ hình thức lớp bán công trong trường công. Tách bạch trường công và trường bán công . Chuyển một số trường chất lượng cao ở nội thành sang trường bán công m ọ i học sinh đều có mức đóng học phí như nhau để tạo công bằng trong giáo dục. Chuyển trường mầm non, trường xây mới ở các quận nội thành, các thị trấn ngoại thành sang bán công để ưu tiên vốn phát triển trường công lập ở nông thôn, ngoại thành. K h u y ế n khích các tổ chức cá nhân đầu tư xây dựng trường lớp dân lập tư thục đặc biệt trên địa bàn dân cư mới đô thị hóa, ưu tiên khuyên khích đầu tư xây dựng trường mầm non, dạy nghề, trung học chuyên nghiệp và trường phổ thông chất lượng cao.

- Cần có định hướng đầu tư đúng đẻn, ngân sách thành p h ố đầu tư v ớ i mức cao hơn để mở rộng trường lớp trên các địa bàn dân cư, ưu tiên cho vùng

ngoại thành, các vùng mới, đặc biệt đầu tư cho 20 xã phường nghèo có cơ sở giáo dục đạt chuẩn. Cho thanh lý các cơ sở giáo dục không phù hợp với tiêu chuẩn ở nội thành, nội thị, tạo vốn từ quĩ đất công ngoại thành, tạo vốn từ các dự án xây đựng khu dân cư coi đây là khai thác nguản vốn lớn của thành phố trong quá trình phát triển và đô thị hóa.

- T i ế p tục chương trình kích cầu thông qua đầu tư theo cơ chế thành p h ố dùng ngân sách trả lãi suất, học sinh trả vốn gốc, học sinh trả lãi vay. ơ địa bàn khó khăn, ngân sách thành phố hỗ trợ 5 0 % vốn đầu tư, 5 0 % còn lại chủ đầu tư là các tổ chức và cá nhân được vay theo chương trình kích cầu. Các doanh nghiệp đầu tư vốn mặt bằng xây dựng trường để Nhà nước hoặc tư nhân thuê mở trường dạy học.

- Thành phố cần tạo điều kiện hỗ trợ các tổ chức, các công ty về giá thuê đất, thuê mặt bằngị thuê cơ sở vật chất của Nhà nước để mở trường dạy học. Áp dụng c h ế độ khuyến khích tài chính đối v ớ i đơn vị ngoài công lập theo Nghị định 73 của Chính phủ và Thông tư 18 của Bộ Tài chính.

- Thành p h ố sớm tháo gỡ vướng mắc về cơ c h ế chính sách, k h u y ế n khích xã hội hóa giáo dục có những giải pháp đột phá để đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục - đào tạo. c ầ n đổi mới cơ chế chính sách nhằm huy động m ọ i nguản lực phát triển giáo dục, đảm bảo đào tạo nguản nhân lực ngày càng có chất lượng phục vụ sự nghiệp CNH, H Đ H của thành p h ố và vùng kinh t ế trọng điểm phía Nam.

2.5. Dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm

- Xây dựng và phát triển trung tâm tài chính - ngân hàng theo hướng phát triển nhanh các loại hình dịch vụ đảng thời bảo đảm tính b ề n vững cung ứng dịch vụ ngày càng tốt hơn cho yêu cầu phát triển kinh t ế xã hội, làm tốt vai trò là trung tâm thanh toán cho cả khu vực. Chủ động phối hợp v ớ i Ngân hàng Nhà nước t i ế p tục củng cố và sắp x ế p hệ thống ngân hàng thông qua việc đẩy mạnh thực hiện các biện pháp sát nhập, giải thể, hợp nhất hay mua lại đối với những ngân hàng hoạt động k é m hiệu quả, hiện đại hóa hệ thống thanh toán, tăng cường sử dụng séc, thẻ điện tử, phát triển nhanh lượng tài khoản cá nhân để giảm dần tỷ lệ thanh toán bằng tiền mặt và xây dựng hê thống thanh toán liên ngân hàng. Phối hợp v ớ i ủy ban Chứng khoán Nhà nước quản lý, phát triển Trung tâm giao dịch chứng khoán thành p h ố xây dựng các quy địnhvề công khai hóa thông tin và bảo vệ nhà đầu tư.

- Nâng cao hiệu quả hoạt động của Quỹ đầu tư phát triển đô thị thành phố, xây dựng năng lực thẩm định các dự án đầu tư, khai thác tốt hình thức hợp vốn, huy động thêm các nguản khác để đầu tư, phát hành trái p h i ế u công

trình, trái phiếu đô thị và các hình thức khác, mở rộng chức năng của các quỹ tín dụng chuyên ngành đi đôi với tăng cường quản lý hoạt động các quỹ này.

- T i ế n hành cổ phần hoa các doanh nghiệp ngân hàng và bảo hiểm, liên doanh liên'kết để nâng cao năng lư"c tài chính, hiệu quả và chất lưống hoạt

động, nhằm g i ữ thị phần trong nước và vươn ra thị trường quốc tế.

- Xây dựng và thực hiện cơ chế, chính sách khuyên khích ưu đãi đi đôi

với kiểm tra k i ể m soát đối với các hoạt động dịch vụ tư vấn đầu tư, tư vấn quản trị doanh nghiệp, tư vấn pháp luật, kiểm toán, bảo hiểm trên địa bàn để ngành này phát triển nhanh, đúng hương.

- Đ a dạng hóa dịch vụ tín dụng: các tổ chức tín dụng cần mở rộng và "chứng khoán hóa" các loại tiền gửi trung và dài hạn" để người sở hữu có thể chuyển đổi linh hoạt khi cần thiết. M ở rộng các hình thức t i ề n gửi tiết kiệm trong dân bao gồm cả tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi sử dụng thẻ, trái phiếu, kì phiếu. Đ a dạng hóa kì hạn tiền gửi t i ế t kiệm: không chỉ dừng lại việc chỉ có t i ề n gửi không kì hạn và có kì hạn theo kiểu 3 tháng, 6 tháng, Ì

năm ... Các ngân hàng thương mại cần có giải pháp tự động chuyển hóa t i ề n gửi không kì hạn sang có kì hạn cho dân. Ấ p dụng hình thức gửi nhiều lần lấy gọn một lần, t i ế t kiệm gửi góp, lãi suất tính theo từng lần gửi. Thực hiện cách này các ngân hàng thương mại giúp dân tích l ũ y tiền, hoặc gửi t i ề n một lần dài hạn nhưng rút ra nhiều kì.... Các dịch vụ này sẽ giúp tăng mức huy

động vốn trong dân đáp ứng nhu cầu vay của n ề n k i n h tế. M ở rộng các hình thức, phương thức cho vay mới như như: tín dụng thấu chi, chiết khấu thương

phiếu và chứng từ có giá, cho vay trả góp, bao thanh toán và cho vay mua cổ phần, cho thuê tài chỉnh, bảo lãnh và hình thức tín dụng theo dự án...

- Đ a dạng hóa dịch vụ thanh toán: Phát triển cơ sở hạng tầng kỹ thuật để triển khai ứng dụng công nghệ tin học - điện tử trong mỗi tổ chức tín dụng. Tiếp tục đẩy mạnh thanh toán bằng séc, thẻ tín dụng, phát triển tài khoản cá nhân để phát triển các hoạt động thanh toán không dùng t i ề n mặt mang lai tiện ích thực sự thông qua dịch vụ chi trả lương, t i ề n điện nước," điện thoại.

- Đa dạng hóa các dịch vụ ngân hàng khác: Quản lý hộ tài sản tài chính cho dân cư, cho thuê két sắt, tư vấn đầu tư. Nghiên cứu và áp dụng những sản phẩm ngân hàng mới như đưa hệ thống giao dịch tự động vào sử dụng phổ biến trên toàn quốc. Bên cạnh đó tiếp tục triển khai dịch vụ E-Banking và phát triển dịch vụ E-Commerce ở Việt Nam, xây dựng và triển khai các giải pháp bảo mật an toàn hệ thống, đẩy mạnh sử dụng thẻ và đưa các ứng dụng hệ thống ngân hàng bán l ẻ để tiếp tục mở rộng và phát triển các ứng dụng ngấn hàng hiện đại sau này.

- Thực hiện liên kết trong thanh- toán: cấp tín dụng, cung ứng nội ngoại tệ, và làm các dịch vụ khác tạo ra sức mạnh tập thể để có thể cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài về cả chi phí hoạt động kinh doanh, qui m ô và chát lượng hoạt*động kinh doanh.

Một phần của tài liệu Định hướng phát triển các ngành dịch vụ của tp HCM đáp ứng yêu cầu hiệp định thương mại việt mỹ trong lĩnh vực thương mại dịch vụ (Trang 160 - 164)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(190 trang)