IU DỊCH VỤ TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI CỦA TP.HCM 1 Vài nét về thành phố Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu Định hướng phát triển các ngành dịch vụ của tp HCM đáp ứng yêu cầu hiệp định thương mại việt mỹ trong lĩnh vực thương mại dịch vụ (Trang 56 - 60)

- Phương thức 4: hiện diện của thể nhân nói đến tình huống một người đi từ một nước này sang nước khác (thể nhân là công dân hay người có quyền

IU DỊCH VỤ TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI CỦA TP.HCM 1 Vài nét về thành phố Hồ Chí Minh

1. Vài nét về thành phố Hồ Chí Minh

TP.Hợ Chí Minh có tọa độ địa lí 10° 22'33"- 11° 22' 17" vĩ độ Bắc & 107° OI' 10" kinh độ Đông với điểm cực Bắc ở xã Phú. Mỹ (huyện cần Giờ), điểm cực Tây ở xã Thái Mỹ (Củ Chi) và điểm cực Đông ở xã Tân An (huyện cần Giờ). Diện tích toàn thành phố là 2056,5 km2

, trong đó nội thành là 140,3km2 , ngoại thành là 1916,2 km2

. Chiều dài của thành phố theo hướng Tây Bắc- Đông Nam là 150km, còn chiều Tây Đông là 75km. Trung tâm thành phố cách bờ biển Đông 59km đường chim bay. Thành phố có 12km bờ biển, cách thủ đô Hà Nội 1730 km (đường bộ) về phía Nam.

Với vị trí là một trung tâm chiến lược quốc gia, TP HCM có vai trò cực kỳ quan trọng trong mối quan hệ hữu cơ và tác động mạnh mẽ đến sự phát tiến của các tỉnh trong khu vực và cả nước, trong mở cửa hội nhập kinh tế nước ta vào kinh tế khu vực và thế giới. TPHCM là nơi hoạt động kinh tế năng động nhất, đi đầu trong cả nước về tốc độ tăng trưởng kinh tế.

Hiện nay, TP HCM có tốc độ tăng dân số tự nhiên thuộc loại thấp nhất toàn quốc nhưng lại có sức thu hút dân cư rất mạnh từ các nơi khác đến. Thành phố có số dân đông nhất trong các tỉnh thành của cả nước, đến năm 2002 dân số thành phố khoảng 6 triệu người. TP Hồ Chí Minh là đầu mối giao thông lớn của Nam Bộ và Nam Trung Bộ. Từ đây, mạng lưới giao thông đường bộ tỏa đi khắp nơi theo quốc lộ 22 đến Tây Ninh, theo quốc lộ 51 đến Vũng Tàu, theo quốc lộ 20 đi Đà Lạt, theo quốc lộ 1A đến miền Tây và miền Trung nước ta. Thành phố còn có mối liên hệ với các tỉnh và vùng phụ cận bằng hệ thống quốc lộ, liên tỉnh lộ, ngoài ra, thành phố còn có hệ thống đường trục và đường vành đai.

TP.HCM đóng vai trò rất quan trọng đối với khu vực phía Nam và cả nước. TP.HCM là trung tâm kinh tế, văn hoa, khoa học công nghệ, một đầu mối giao lưu quốc tế lớn và trong tương lai là trung tâm công nghiệp và dịch vụ của cả nước. Thành phố HCM có vị trí chính trị quan trọng sau thủ đô Hà Nội. Nhân dân lao động thành phố Hồ Chí Minh vốn có tinh thần yêu nước

nồng nàn, có ữuyền thống cách mạng kiên cường, đồng thời lại rất năng động và giàu sáng tạo trong sản xuất và kinh doanh.

Riêng về kinh tế, thành phố là một trung tâm công nghiệp lớn, có năng lực sản xuất công nghiệp khá phát triển, nhất là công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng; ngành nghề tiểu thủ công nghiệp rất phong phú; đội ngũ công nhân và thợ thủ công có tay nghề khá; lực lượng khoa học kỹ thuụt đông đảo, có tài năng; có cơ sở hạ tầng phục vụ cho phát triển công nghiệp, xuất nhụp khẩu và du lịch.

Trong địa bàn kinh tế trọng điểm phía Nam (gồm toàn bộ thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa Vũng Tàu và một phần của tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Tây Ninh, Long An, Bình Thuụn)- một mạng lưới kinh t ế năng động- thì thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm của vùng với các đầu mối giao thông quốc tế quan trọng. Đó là sân bay Tân Sơn Nhất, cảng Sài Gòn, ga Sài Gòn, nút giao thông đường bộ toa đi khắp nơi đặc biệt là tuyến đường Xuyên Á từ Phnôm Pênh đến thành phố Hồ Chí Minh và Vũng Tàu đang được xây dựng.

Thành phố có 4 ga xe lửa- lớn nhất là ga trung tâm Sài Gòn. v ề đường thủy, thành phố có tổng chiều dài tuyến đường sông là 2035 km, trong đó có 432km ở khu vực thành phố có thể cho tàu, xà lan trọng tải 600-1000 tấn qua lại dễ dàng. Hệ thống đường sông ở thành phố và phụ cụn tương đối đều khắp, có hàng trăm sông ngòi kênh rạch nhưng sông lớn không nhiều, chủ yếu tụp ữung ở phía Đông và phía Nam, chỉ có sông Sài Gòn đi qua thành phố dài lOOkm. Hệ thống đường sông từ thành phố Hồ Chí Minh lên miền Đông và xuống các tỉnh miền Tây, sang Campuchia đều thuụn lợi. Thành phố có các cảng chính: cảng Sài Gòn, cảng Bến Nghé, cảng dầu Nhà Bè và Tân Cảng, cảng Tân Thuụn, cảng container quốc tế, vv.... Khách du lịch quốc t ế đến thành phố Hồ Chí Minh chủ yếu bằng đường hàng không. Vì vụy, hàng không có vai trò quan trọng trong việc phát triển du lịch thành phố. Tại thành phố Hồ Chí Minh, sân bay Tân Sơn Nhất là sân bay lớn nhất ở các tỉnh phía Nam và là một trong hai sân bay lớn của cả nước.

Thành phố có nhiều phương tiện thông tin hiện đại và nối mạng khắp nơi trong nước và quốc tế.

Được tiếp xúc sớm với nước ngoài và kỹ thuụt của Châu Âu đã khiến thành phố Hồ Chí Minh, đất Sài Gòn- Chợ Lớn- Gia Định xưa đã trở thành Ì trung tâm công nghiệp, văn hoa, khoa học kỹ thuụt; một đầu mối giao thông quan trọng; một trung tâm du lịch, thương mại sầm uất, giao lưu với nước ngoài rất nhộn nhịp và là nơi phát triển mạnh các nghề thủ công mỹ nghệ. Thành phố còn là một trong ba thành phố lớn của cả nước.

Trong những năm qua, thành phố duy trì được nhịp độ tăng trưởng kinh t ế khá cao; cơ cấu kinh t ế bước đầu có sự dịch chuyển đúng hướng; có những ảnh hưởng và tác động tích cực đối với sự phát triển kinh tế của các tỉnh trong khu vực và của cả nước; năng động, sáng tạo và có những đóng góp quan trọng ữong viậc hình thành, phát triển đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước như phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, mở cửa, hội nhập kinh tế nước ta vào kinh tế khu vực và thế giới.

TP.HCM lại là nơi thu hút 3 0 % vốn đầu tư nước ngoài; chiếm 30-40% tổng sản phẩm công nghiập của cả nước, trên 4 0 % kim ngạch xuất khẩu, 1/3 nguồn thu ngân sách và 2 6 % doanh thu bán lẻ và dịch vụ thanh toán quốc tê,[19], 2 8 % doanh thu du lịch của cả nước.[18].

2. Vai trò của dịch vụ đối vối TP.HCM

Có thể nói TP.HCM là trung tâm dịch vụ lớn nhất cả nước và trong tương lai là trung tâm dịch vụ của khu vực. Vì vậy, thành phố đã xác định cơ cấu kinh tế là: dịch vụ-công nghiập-nông nghiập. Cơ cấu kinh tế thể hiận vai trò chủ đạo của dịch vụ trong phát triển kinh tê-xã hội của thành phố. Vai trò của dịch vụ thể hiận ở những mặt sau đây:

- Dịch vụ trong GDP: dịch vụ luôn chiếm tỷ lậ cao trong GDP của TP HCM trong những năm qua, có lúc đạt 57,8% (1995), tuy nhiên đã giảm dần trong những năm gần đây:

Bảng 7: Cơ cấu GDP của thành phố Hồ Chí Minh (%):

Lĩnh vức 1995 2000 2001 2002 2003

Nông nghiập 3,3 2,0 1,9 1,7 1,6 Công nghiập và xây dựng 38,9 45,4 46,2 46,6 47,4 Đích vu 57,8 52,6 51,9 51,7 51,0 [ Nguồn: Cục thống kê TP. HCM 2002]

- Vai trò của dịch vụ trong tăng trưởng:

Vì chiếm hơn một nửa cơ cấu GDP nên sự tăng trưởng của ngành dịch vụ đóng vai trò quan trọng trong viậc tăng trưởng GDP của thành phố. Giai đoạn 1996 đến 2000, tốc đọ tăng GDP bình quân 10,2%/năm, trong đó khu vực dịch vụ đóng góp bình quân 4,8%.

Bảng 8: Đóng góp của các khu vực vào tốc độ tăng trưởng GDP của thành phố trong một số năm, như sau:

1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 Tăng trưởng GDP (%) 12,1 9,0 6,2 9,0 9,5 10,2 11,2 Tăng trưởng GDP (%) 12,1 9,0 6,2 9,0 9,5 10,2 11,2 Nông nghiệp, lâm, thúy sản: 0,0 -0,1 0,1 0,0 0,1 0,03 0,09 Công nghiệp và XD: 5,7 5,3 3,3 5,6 5,03 5,17 6,05 Dịch vụ: 6,4 3.8 2,8 3,4 4,39 4,97 5.1 [Nguồn: Cục thống kê TP. HCM 2003]

Bảng 9: Cơ cấu một số ngành dịch vụ chủy ế u trên địa bàn TP ( % ) :

N ă m 1995 2000 2001 2002

Dịch vu 57,8 52,6 51,9 51,7

- Thương nghiệp 16,9 14,1 13,3 13,3

- Khách sạn, nhà hàng 8,3 6,2 6,0 6,1

- Vận tải, bưu điện, kho bãi 7,7 8,8 8,9 9,2

- Tài chính tín dụng 4,3 3,4 3,3 3,2

- Kin h doanh tài sản và tư 7,6 5,1 4,7 4,2 vấn

- Các ngành khác 13.0 15.0 15,7 15,7

[Nguồn : Cục thống kê TP. H C M 2002]

- Dịch vụ trong xuất khẩu: có thể nói TP H C M cũng đứng đợu cả nước về xuất khẩu dịch vụ. Tuy không có số liệu thống kệ chính thức nhưng cũng có thể dễ dàng thất thành phố đang xuất khẩu dịch vụ rất lớn. Trước tiên trong lĩnh vực du lịch. Hàng năm TP HCM thu hút 1,5 triệu lượt khách nước ngoài. Số người này ăn ở khách sạn, đi lại, mua sắm, vui chơi giải trí ... trên đất Việt Nam sẽ tốn một số tiền không nhỏ. Đây chính chính là ta đã cung cấp dịch vụ theo phương thức 2 (tiêu dùng ở nước ngoài). Ngoài ra, các lĩnh vực như thông tin liên lạc, vận tải, bảo hiểm, ngân hàng, khách sạn, nhà hàng, giáo dục đào tạo (người nước ngoài theo học tại TP HCM), thể thao giải trí, tư vấn... thành p h ố đều có t i ề m năng lớn.

- Dịch vụ với công ăn việc làm: khu vực dịch vụ hiện nay thu hút khoảng 5 0 % lực lượng lao động của thành phố và ngày càng tăng lên theo đà phát triển của thành phố.

Một phần của tài liệu Định hướng phát triển các ngành dịch vụ của tp HCM đáp ứng yêu cầu hiệp định thương mại việt mỹ trong lĩnh vực thương mại dịch vụ (Trang 56 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(190 trang)