Nguyên tắc chung và nghĩa vụ

Một phần của tài liệu Định hướng phát triển các ngành dịch vụ của tp HCM đáp ứng yêu cầu hiệp định thương mại việt mỹ trong lĩnh vực thương mại dịch vụ (Trang 26 - 31)

- về Đối xử quốc gia: phải đối xử với dịch vụ và nhà cung cấp dịch vụ của nước khác không kém phần thuận lợi hơn dịch vụ và nhà cung cấp dịch

1. Nguyên tắc chung và nghĩa vụ

Thương mại dịch vụ là một nội dung quan trọng và phễc tạp trong Hiệp định Thương mại Việt - Mỹ. N ó phễc tạp bởi vì đây là một lĩnh vực mới mẻ và chưa phát triển ở Việt Nam.

Thoa thuận về Thương mại dịch vụ trong B T A cũng dựa trên tinh thần của GATSAVTO và được quy định tại chương I U và Phụ lục G, đề cập đến các vấn đề, như: Phạm v i áp dụng của chương; Khái niệm về dịch vụ, thương mại dịch vụ và hình thễc cung cấp dịch vụ; Các ngành, lĩnh vực dịch vụ đề cập đến trong Hiệp định; Việc áp dụng quy tắc T ố i huệ quốc (MFN) và Đố i xử quốc gia (NT); Cam k ế t của hai bên; L ộ trình cam k ế t cụ thể...

Tương tự như phạm v i điều chỉnh của GATS, chương I U của B T A cũng áp dụng đối v ớ i các biện pháp cửa các bên tác động đến thương mại dịch vụ.

Biện pháp là bất kỳ biện pháp nào của một Bên dưới hình thức luật, quy định,

thể lệ, thủ tục, quyết định, hành v i hành chính, hay dưới bất kỳ một hình thức nào khác. Biện pháp của một Bên là các biện pháp được t i ế n hành bởi:

a- các cỡ quan chính phủ và chính quyền ở cấp trung ương, vùng và địa phương; và

b- các cơ quan phi chính phủ khi thi hành các chức năng theo sự uy quyền của các cơ quan chính phủ và chính quyền ở cấp trung ương, vùng và địa phương.

Biện pháp của các bên tác động (ảnh hưởng) đến thương mại dịch vụ là bất

kỳ biện pháp nào của một Bên liên quan đến việc mua, bán, thanh toán, sử dụng, cung cấp dịch vụ hay sự hiện diện thương mữi và hiện diện của thể nhân tữi lãnh thổ bên kia. Như vậy, chính phủ trung ương cũng như địa phương hay các ngành, cơ quan phi chính phủ ... của hai Bên, khi ban hành các chính sách, luật lệ, quy định ... liên quan đến việc mua bán, trao đổi, cung cấp hay sử dụng ... dịch vụ đều phải t i ế n hành phù hợp v ớ i những quy định của BTA, đồng thời, khi B T A đã có hiệu lực, hai Bên cũng phải áp dụng các biện pháp thích hợp đê đảm bảo thi hành nghiêm chỉnh các nghĩa vụ và cam kết của mình theo chương này.

B T A cũng quy định những nguyên tắc chung và nghĩa vụ như trong GATS/WTO: nguyên tắc đối xử tối huệ quốc (MFN), nguyên tắc đối xử quốc gia (NT), nguyên tắc hội nhập kinh tế, nguyên tắc về pháp luật quốc gia, nguyên tắc độc quyền và nhà cung cấp dịch vụ độc quyền. Các bên k h i tham gia hiệp định phải đảm bảo các nguyên tắc chung này.

(a)- Nguyên tắc đối xử tối huệ quốc (MFN) :

M ỗ i bên phải dành ngay lập tức và vô điều kiện cho các dịch vụ và nhà cung cấp dịch vụ của bên kia sự đối xử không kém thuận lợi hơn sự đối xử đã dành cho các dịch vụ và nhà cung cấp dịch vụ tương tự của bất kỳ nước nào khác. Nghĩa là n ế u một trong hai bên dành cho bên thứ ba những Ưu đãi thuận lợi thì cũng phải dành cho bên kia những sự ưu đãi tương tự như vậy chứ không được có tình trững bên trọng, bên khinh. Tuy nhiên quy định này không hề nhằm mục đích cản trở bất kỳ bên nào trao hay dành ưu đãi cho các nước láng giềng nhằm thúc đẩy sự lưu thông thương mữi dịch vụ được cung cấp và tiêu thụ tữi chỗ trong các vùng tiếp giáp biên giới. Cũng theo quy tắc MFN, một bên có thể không cho bên kia sự đối xử thuận l ợ i hơn đối xử đã dành cho nước thứ ba n ế u các biện pháp đó đã được liệt kê trong danh mục các ngoữi lệ của điều 2 trong phụ lục G.

Nguyên tắc MFN, nói một cách n ô m na, là các bên phải đối xử với đối tác của mình (ta đối với Mỹ và Mỹ đối với ta) không k é m phần thuận l ợ i hơn đối

với bên thứ ba khác (về chính sách, luật lệ, thủ tục, chi phí, ưu tiên, ưu đãi...). Nguyên tắc đối xử tối huệ quốc đã được Hoa Kỳ dành cho rất nhiều quốc gia trên t h ế giới có quan hệ buôn bán với Mỹ. Riêng đối v ớ i Việt Nam, chỉ khi có Hiệp định này, Việt Nam mới được hưởng. Nghĩa là n ế u Mỹ dành cho bất* kỳ nước nào nhẩng ưu đãi thuận lợi trước đây thì bây giờ Mỹ cũng phải dành cho Việt Nam nhẩng ưu đãi như vậy. Đây sẽ là nhẩng điều kiện rất thuận lợi cho Việt Nam xuất khẩu các loại hình dịch vụ sang M ỹ vì nếu không có M F N thì Việt Nam phải chịu t h u ế rất cao. Tuy nhiên, Việt Nam không thể dành nhẩng Ưu đãi hoàn toàn đối với các ngành dịch vụ như M ỹ được vì nhiều ngành dịch vụ của ta vẫn còn yếu kém. Nguyên tắc M F N được áp dụng cho tất cả các dịch vụ.

(b)- Tiếp cận thị trường:

Trong m ỗ i ngành dịch vụ được xác định trong L ộ trình, một bến phải đảm bảo cung cấp cho bên kia sự tiếp cận thị trường đối v ớ i các dịch vụ và nhà cung cấp dịch vụ Hiệp định xác định 6 loại hạn c h ế về tiếp cận thị trường m à một Bên không được duy trì hoặc thông qua trong các ngành đó. Cùng với các hạn c h ế khác, các hạn c h ế này bao gồm các hạn c h ế về số lượng nhà cung cấp dịch vụ, các hạn c h ế về tổng trị giá các giao dịch dịch vụ, các hạn chế về tổng số lượng đầu ra của dịch vụ, và các hạn c h ế về hình thức pháp nhân hoặc liên doanh m à thông qua đó một dịch vụ có thể được cung cấp (Điều 6.2 A - F).

d- Nguyên tắc Đối xử quốc gia (NT):

Nguyên tắc N T trong thương mại hàng hoa, có nghĩa là các bên phải đối xử với hàng hoa của bên kia không k é m phần thuận lợi hơn so với sự đối xử dành cho hàng hoa tương tự ở nước mình. Ví dụ, đối v ớ i ô tô 4 chỗ và người sản xuất xe này trong nước, ta đối xử như t h ế nào v ề các biện pháp t h u ế và phi thuế, t h u ế và l ệ phí nội địa, về luật lệ, quy định, yêu cầu liên quan đến việc chào bán, mua, vận tải, phân phối, lưu kho, sử dụng ... thì cũng phải đối xử với loại xe nhập khẩu như vậy (không k é m thuận l ợ i hơn). Trong thương mại dịch vụ, nguyên tắc này áp dụng cả với dịch vụ và người cung cấp dịch vụ. Có nghĩa là các bên phải đối xử với dịch vụ và nhà cung cấp dịch vụ của bên kia không k é m phần thuận lợi hơn dịch vụ và nhà cung cấp dịch vụ tương tự của mình. Chẳng hạn, các công ty cung cấp dịch vụ điện thoại, t r u y ề n số liệu của ta đang được hưởng các chính sách ưu tiên, ưu đãi gì, đang phải đóng các thứ thuế, l ệ phí, các thủ tục ra sao ... (đây chính là các biện pháp tác động đến thương m ạ i dịch vụ) thì cũng phải đối xử như vậy v ớ i các công ty điện thoại, t r u y ề n số liệu của M ỹ đang hoạt động ở nước ta. Tuy nhiên, việc áp dụng nguyên tắc N T đối v ớ i thương mại hàng hoa và đối v ớ i thương mại dịch

vụ có sự khác nhau. Nguyên tắc NT sẽ áp dụng ngay và bắt buộc đối với tất cả hàng nhập khẩu khi hàng đó đã qua biên giới. Còn đối với dịch vụ và nhà cung cấp dịch vụ thì NT không bắt buộc phải áp dụng ngay m à chỉ áp dụng đối với các dịch vụ được đưa ra đàm phán (có trong Danh mục cam kết). Ngành nào, lĩnh vực có cam k ế t thì áp dụng, không cam k ế t thì không áp dụng. Do vậy, ngành nào, lĩnh vực nào ta có khả năng thực hiện thì mới cam

kết, ngành nào lĩnh vực nào chưa thực hiện được thì chưa cam k ế t chứ không bắt buộc phải thực hiện ngay như trong thương mại hàng hoa.

c- Nguyên tắc hội nhập kinh tế:

N ế u một bên là thành viên hoởc tham gia vào một hiệp định tự do hoa thương mại dịch vụ thì các ưu đãi được đưa ra giữa các bên trong hiệp định đó không được áp dụng trong BTA trừ phi hiệp định đó có phạm v i bao quát

nhiều lĩnh vực dịch vụ (số lượng dịch vụ, khối lượng thương mại bị ảnh hưởng và phương thức cung cấp). Các hiệp định không được quy định về sự loại trừ trước đối với bất kỳ phương thức cung cấp nào); và hiệp định đó có quy định việc không có hoởc loại bỏ các biện pháp phân biệt đối xử hiện có; và/hoởc việc cấm các biện pháp phân biệt đối xử mới hoởc cao hơn tại thời điểm hiệp định đó có trên cơ sở một khoảng thời gian nhất định, trừ các biện pháp theo Điều 1,2,3 chương I U trong BTA.

Song bất cứ pháp nhân nào cũng được thành lập theo Hiệp định trên m à có hoạt động kinh doanh đáng kể trên lãnh thổ của các bên trong hiệp định đó thì mới được hưởng sự đối xử theo quy định của hiệp định đó.

d- Nguyên tắc pháp luật quốc gia:

Nguyên tắc này quy định đối với các lĩnh vực m à cam k ế t cụ thể được đưa ra, các bên phải đảm bảo các biện pháp chung có ảnh hưởng đến thương mại dịch vụ được quản lý một cách hợp lý, khách quan và vô tư. Ngay khi thực tiễn cho phép, m ỗ i bên duy trì hay thiết lập các cơ quan tài phán hay thủ tục tư pháp, trọng tài hay hành chính để đảm bảo nhanh chóng xem xét lại các

quyết định hành chính ảnh hưởng đến thương mại dịch vụ theo đề nghị của người cung cấp dịch vụ bị ảnh hưởng và trong trường hợp thích đáng, có biện pháp khắc phục thích hợp. Nhưng nếu việc thiết lập các cơ quan tài phán hay thủ tục như vậy trái với cơ cấu hiến pháp hay đởc điểm của hệ thống pháp luật bất cứ bên nào thì đây sẽ không phải yêu cầu đối với bên đó. K h i nhận được yêu cầu cấp phép đối với việc cung cấp một dịch vụ m à một cam k ế t cụ thể về dịch vụ đó đưa ra, các cơ quan có thẩm quyền phải nhanh chóng xem xét và nếu chậm trề phải cổ lý do hợp lý.

Một bên khi đưa ra đòi hỏi về cấp phép và tiêu chuẩn nghề nghiệp và tiêu chuẩn kỹ thuật phải tuân thủ những tiêu chí sau:

- Các yêu cầu hay tiêu chuẩn dựa trên tiêu chí khách quan và minh bạch, chẳng hạn như năng lực và khả năng cung cấp dịch vụ.

- Các yêu cầu hay tiêu chuẩn không nặng nề hơn mức cần thiết để đảm bảo chất lường dịch vụ.

- Đố i với các thủ tục cấp phép, bản thân chúng không tạo ra sự hạn chế cho viộc cung cấp dịch vụ và mỗi bên quy định đầy đủ các thủ tục kiểm tra năng lực các nhà chuyên môn bên kia.

e- Độc quyền và nhà cung cấp dịch vụ độc quyền:

Mỗi bên đảm bảo rằng các nhà cung cấp dịch vụ độc quyền khi cạnh tranh ở những ngành kinh doanh nằm ngoài phạm vi độc quyền của mình sẽ hành động phù hợp với các cam kết về đối xử Tối huộ quốc theo các ngành cụ thể của Bên đó và không lạm dụng vị trí độc quyền của mình (Điều 5.1 và

5.2). ,

f- Các phụ lục của Hiệp định GATS:

Hiộp định đưa vào bốn Phụ lục hoặc các cam kết phụ trợ khác của Hiộp định GATS. Với một số điều chỉnh nhỏ, bằng cách dẫn chiếu, các Bên đưa vào phụ lục về Các Dịch vụ Tài chính, Phụ lục về D i chuyển Thể nhân và Phụ lục về Viễn thông của Hiộp định GATS. Đáng chú ý là, bằng cách dẫn chiếu, các Bên đưa vào Tài liộu Tham chiếu Viễn thông, một tập hợp những cam kết quản lý mang tính ràng buộc được hình thành trong quá trình đàm phán về viễn thông cơ bản của WTO.

2. Các loại dịch vụ và các phương thức cung cấp dịch vụ: 2.1. Các loại dịch vụ được đề cập trong BTA:

Cũng giống như trong Hiộp định GATS của WTO, dịch vụ theo BTA, là bất kỳ dịch vụ nào trong bất kỳ lĩnh vực nào, trừ các dịch vụ được cung cấp khi thi hành thẩm quyền của chính phủ. Dịch vụ được cung cấp khi thỉ hành thẩm quyền của chính phủ là dịch vụ được cung cấp không dựa trên cơ sở thương mại cũng như không dựa trên cơ sở cạnh tranh giữa các nhà cung cấp dịch vụ.

Các ngành và lĩnh vực dịch vụ mà BTA đề cập đều nằm trong danh mục của GATSAVTO, cụ thể là: Các dịch vụ pháp lý, dịch vụ tư vấn về thuế; dịch vụ k ế toán, kiểm toán; dịch vụ quy hoạch cảnh quan; dịch vụ tư vấn quản lý- dịch vụ liên quan đến nông, lâm nghiộp, hải sản; dịch vụ liên quan đến khai khoáng, phân bổ năng lượng, cung cấp nhân lực; các dịch vụ bảo vộ điều tra dịch vụ tư vấn về khoa học kỹ thuật; dịch vụ duy trì, sửa chữa trang thiết bị; dịch vụ về ảnh, đóng gói; một số dịch vụ xuất bản, phục vụ hội nghị; dịch vụ vi tính; dịch vụ bất động sản; dịch vụ thông tin viễn thông; dịch vụ nghe nhìn bao gồm cả dịch vụ phát thanh truyền hình; dịch vụ xây dựng và kiến trúc;

dịch vụ phân phối; dịch vụ giáo dục; dịch vụ môi trường; dịch vụ bảo hiểm; dịch vụ ngân hàng; dịch vụ y t ế và xã hội; dịch vụ du lịch và dịch vụ liên quan đến du lịch; các dịch vụ giải trí, văn hoa thể thao; dịch vụ giao nhận đường không, đường sắt, đường bộ.

2.2. Các phương thức cung cấp dịch vụ theo BTA:

Thương mại dịch vụ, theo BTA, là việc cung cấp dịch vụ:

a- từ lãnh thổ của một Bên vào lãnh thổ của Bên kia;

b- tại lãnh thổ của một Bên cho người sử dụng dịch vụ của Bên kia; c- bới một nhà cung cấp dịch vụ của một Bên thông qua sự hiện diện thương mại tại lãnh thổ của Bên kia;

d- bới một nhà cung cấp dịch vụ của một Bên thông qua sự hiện diện của thể nhân của một Bên tại lãnh thổ của Bên kia.

Như vậy, trong B T A cũng quy định 4 phương thức cung cấp dịch vụ như trong GATSAVTO là: Cung cấp qua biên giới, Tiêu dùng ớ nước ngoài, Hiện diện thương mại và Hiện diện của thể nhân:

- Phương thức 1: còn gọi là "cung cấp dịch vụ qua biên giới". Cung cấp

dịch vụ qua biên giời diễn ra khi một nhà cung cấp dịch vụ ớ một nước cung cấp dịch vụ cho một khách hàng ớ một nước khác.

Một phần của tài liệu Định hướng phát triển các ngành dịch vụ của tp HCM đáp ứng yêu cầu hiệp định thương mại việt mỹ trong lĩnh vực thương mại dịch vụ (Trang 26 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(190 trang)