Tái phát u

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chẩn đoán, điều trị vi phẫu thuật u màng não lành tính cạnh đường giữa (Trang 137 - 139)

(A: CHT 1 năm sau mổ hết u, B: CHT 2 năm sau mổ thấy u tái phát) (Bệnh nhân Cấn Thị H., số lưu trữ: 1133/2010).

Một khái niệm được một số nghiên cứu quan tâm, đó là thời gian sống không có tái phát bệnh (RFT: recurrence-free survival). Theo Colli, đối với các UMNCĐG, có ba yếu tố ảnh hưởng đến thời gian sống không có tái phát bệnh, đó là: bản chất mô bệnh học, vị trí u dọc theo XTMDT, sự xâm lấn của u vào xoang. Theo nghiên cứu này, các UMN lành tính, điển hình ở vị trí 1/3 trước, không xâm lấn vào xoang có tiên lượng tốt nhất, có thời gian sống không có tái phát dài nhất [66].

4.5.8.3. Điều trị u màng não tái phát

Thái độ xử trí đối với phần u còn sót lại hoặc tái phát sau PT được thể hiện trong một số nghiên cứu. Vấn đề này cũng có những thay đổi theo thời gian.

- Giombini, Chan-Thompson (1984) là những người đầu tiên đưa ra những kết quả điều trị các UMNCĐG tái phát. Các tác giả này chủ trương PT lần hai cho các UMN tái phát. Kết quả nghèo nàn với tỷ lệ tử vong và tàn phế cao. Murata (1997): PT lại lần hai có thể cắt bỏ triệt để khối u tái phát nếu

như XTMDT bị tắc hoàn toàn, tuần hoàn bên tĩnh mạch tốt. Chính vì vậy, tác giả đặt vấn đề theo dõi sự tái phát để lựa chọn thời điểm PT lại thích hợp [110].

- Những nghiên cứu sau này đưa ra cách thức xử lý các trường hợp tái phát khác với sự lựa chọn chủ yếu là xạ phẫu. Đây là điểm khác biệt mang tính lịch sử trong điều trị các UMN nói chung và UMNCĐG nói riêng. Năm 1998, Kondziolka và cộng sự đã thực hiện một nghiên cứu trên 203 UMNCĐG được theo dõi điều trị bằng Gamma Knife ở 16 trung tâm với thời gian theo dõi trung bình 3,5 năm; trong đó có 137 UMNCĐG còn sót lại hoặc tái phát sau PT. Kết quả cụ thể cho thấy sau 5 năm, tỷ lệ kiểm soát sự phát triển của khối u nói chung của nhóm nghiên cứu là 70% [100].

Nói chung ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của các phương tiện chẩn đoán hình ảnh và xạ phẫu, khuynh hướng điều trị cho sự còn sót lại hoặc tái phát của các khối UMN nói chung và các UMNCĐG nói riêng là xạ phẫu. Theo Sughrue, vấn đề PT lại chỉ đặt ra khi kích thước khối u lớn, có triệu chứng hoặc các khối u không đáp ứng với điều trị xạ phẫu [141].

Trong nhóm nghiên cứu, 7/10 số trường hợp u tái phát được điều trị xạ phẫu Cyber Knife, 2 trường hợp PT lại do kích thước u lớn (> 3cm), có triệu chứng, 1 trường hợp tái phát theo dõi, chưa điều trị gì do u nhỏ, không có triệu chứng, BN cao tuổi. Trong số các BN được điều trị xạ phẫu, có 1 BN theo dõi sau 6 năm, khối u tăng về kích thước, gây các triệu chứng thần kinh mới phải can thiệp PT lần hai. Các BN còn lại, kiểm tra định kỳ sau xạ phẫu, khối u không tăng kích thước. Theo Kondziolka (1998), Johnson (2008) việc theo dõi định kỳ các khối UMN sau xạ phẫu rất quan trọng bởi vì không phải khối u nào cũng đáp ứng với điều trị xạ [93],[100].

BỆNH ÁN MINH HỌA Bệnh án minh họa 1:

Bệnh nhân Phạm Thị V., nữ, 36 tuổi, số lưu trữ: 683/2007. Vào viện ngày: 24.8.2007, ra viện ngày: 07.9.2007.

Tiền sử khỏe mạnh.

Đau đầu từ hơn 1 năm, tiến triển tăng dần. Vào viện trong tình trạng: tỉnh, đầu đau, hội chứng tăng áp nội sọ (-), không liệt vận động.

Chụp CLVT và CHT phát hiện UMNCĐG 1/3 giữa bên trái, kích thước: 4,6 x 5,0 cm. Xoang tĩnh mạch dọc trên bị tắc hoàn toàn.

Mổ lấy toàn bộ u. Kết quả GPB: UMN thể biểu mô. Sau mổ, ổn định, sinh hoạt, lao động bình thường.

Kiểm tra lại lần cuối (5/2012): BN không đau đầu, lao động, sinh hoạt bình thường. Chụp CHT: không thấy tái phát u.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chẩn đoán, điều trị vi phẫu thuật u màng não lành tính cạnh đường giữa (Trang 137 - 139)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(172 trang)