Xoang tĩnh mạch dọc trên và các tĩnh mạch trên bề mặt vỏ não

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chẩn đoán, điều trị vi phẫu thuật u màng não lành tính cạnh đường giữa (Trang 26 - 29)

*Nguồn: Netter F. (1997) [23]

1.2.3. Cấu trúc, chức năng các vùng não lân cận cạnh đƣờng giữa

Ở hai bên đường giữa là hai bán cầu đại não. Mỗi bán cầu có ba mặt: ngoài, trong và dưới; trong đó mặt ngoài và mặt trong là hai mặt có các cấu trúc liên quan đến đường giữa. Mỗi mặt có nhiều khe (sulcus, fissura), phân chia ra nhiều thùy. Mỗi thùy lại phân chia ra nhiều hồi não bởi các rãnh, rãnh là do cơ quan phân tích khi phát sinh tạo nên. Mỗi bán cầu đại não có 6 thùy: thùy trán, thùy đỉnh, thùy chẩm, thùy thái dương, thùy đảo và thùy trai. Trong

số này có ba thùy thường liên quan đến các tổn thương khu vực cạnh đường giữa là thùy trán, thùy đỉnh và thùy chẩm:

+ Thùy trán, là phần trước của bán cầu đại não, được giới hạn bởi các khe: khe Rolando ở sau và đầu khe Sylvius ở dưới (mặt ngoài), thung lũng

Sylvius (mặt dưới), khe khuy hay khe dưới trán (mặt trong). Thùy trán có bốn hồi não, giữa các hồi não có các rãnh phân cách: rãnh trước Rolando, rãnh trán trên và rãnh trán dưới. Trong các hồi trán, đặc biệt quan tâm đến hồi trán lên (hồi số 4, theo phân vùng của Brodmann), hồi này nằm ở giữa khe

Rolando và rãnh trước Rolando. Rãnh trước Rolando nằm phía trước, song song với khe Rolando. Hồi trán lên tiếp tục ở mặt trong bán cầu đại não bởi nửa trước của tiểu thùy cạnh trung tâm.

Hồi trán lên là trung khu phân tích vận động, chính vì vậy các UMNCĐG thường gây nên triệu chứng tháp với biểu hiện yếu bại nửa người bên đối diện. Điều đặc biệt của hồi trán lên là chi phối vận động theo kiểu

“hình người lộn ngược” nên trong nhiều trường hợp UMNCĐG có khi biểu hiện lâm sàng chỉ là triệu chứng yếu bại chân bên đối diện, thậm chí yếu cả hai chân (nếu u phát triển sang bên đối diện).

+ Thùy đỉnh, ở mặt ngoài bán cầu, giữa ba khe: khe Rolando, khe

Sylvius và khe thẳng góc ngoài. Thùy đỉnh có ba hồi: hồi đỉnh lên, hồi đỉnh trên và hồi đỉnh dưới. Trong đó đáng chú ý là hồi đỉnh lên, hồi này chạy song song với khe Rolando và hồi trán lên. Hai hồi (trán lên và đỉnh lên) gặp nhau và thông với nhau ở đầu rãnh Rolando để tạo nên nắp Rolando. Ở phía trên, hai hồi trán và đỉnh lấn sang mặt trong của bán cầu để cùng tạo nên tiểu thùy cạnh trung tâm. Hồi đỉnh lên là trung khu phân tích cảm giác. Tiểu thùy cạnh trung tâm là trung khu phân tích vận động, cảm giác của vỏ não.

+ Thùy chẩm, ở phía sau bán cầu đại não, có 6 hồi với chức năng là những vùng phối hợp nhận thức thị giác và vùng thị giác.

1.3. Dịch tễ học u màng não cạnh đƣờng giữa 1.3.1. Khái niệm u màng não cạnh đƣờng giữa

Theo Cushing (1922): UMNCĐG (parasagittal meningioma) là thuật ngữ dùng để chỉ các UMN liên quan đến XTMDT, màng cứng vòm sọ và liềm đại não lân cận.

Cần phân biệt UMNCĐG với UMN liềm đại não, mặc dù một vài trường hợp UMN xuất phát từ liềm đại não có thể liên quan đến XTMDT nhưng đa phần là không liên quan. Hai loại này có những đặc điểm lâm sàng khác nhau và sự cân nhắc PT cũng khác nhau. Ngoài ra cũng cần phân biệt UMNCĐG với các UMN xuất phát từ màng cứng vòm sọ lân cận, chỉ đơn thuần phát triển đến sát XTMDT mà không bám dính vào xoang.

Phân loại theo vị trí, UMNCĐG được chia thành 3 loại dọc theo XTMDT:

- 1/3 trước: Tính từ mảnh sàng hay mào gà ở phía trước đến khớp trán đỉnh ở phía sau.

- 1/3 giữa: Tính từ khớp trán đỉnh đến khớp Lambda.

- 1/3 sau: Tính từ khớp Lambda đến ụ chẩm trong (hội lưu Herophile). Trong đó chủ yếu là UMNCĐG ở 1/3 giữa (từ 44,8%-70,4%), tiếp đến là 1/3 trước (14,8%-33,9%), 1/3 sau (9,2%-29,6%) [51],[117],[154].

Có nhiều cách phân loại UMNCĐG theo tình trạng xâm lấn của u với XTMDT. Sự phân loại này được Krause và Merrem đề xuất đầu tiên năm 1970, tiếp đến là Bonnal và Brotchi (1978) [53]. Năm 2000, Sindou đã phát triển và đưa ra phân loại mới được áp dụng phổ biến hiện nay với 6 loại khác nhau:

- Type I: UMN bám vào mặt ngoài thành xoang. - Type II: UMN xâm lấn vào ngách bên của xoang. - Type III: UMN xâm lấn vào thành cùng bên của xoang. - Type IV: UMN xâm lấn vào thành bên và vòm.

- Type V: UMN xâm lấn gây tắc hoàn toàn xoang, thành bên đối diện của xoang tự do (không bị xâm lấn).

- Type VI: UMN xâm lấn gây tắc hoàn toàn xoang, cả hai thành bên của xoang đều bị xâm lấn.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chẩn đoán, điều trị vi phẫu thuật u màng não lành tính cạnh đường giữa (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(172 trang)