Xoang tĩnh mạch dọc trên hẹp do bị xâm lấn, vẫn lưu thông

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chẩn đoán, điều trị vi phẫu thuật u màng não lành tính cạnh đường giữa (Trang 123 - 125)

(Bệnh nhân Nguyễn Văn Ch., số lưu trữ: 941/2007)

4.4. Tắc mạch chọn lọc trƣớc mổ

Trong nhóm nghiên cứu, 33/74 (44,6%) trường hợp được tắc mạch chọn lọc trước mổ (TMCLTM). Chất liệu tắc mạch là các hạt PVA kích thước nhỏ và vừa (45- 150 và 250-450 micromet).

4.4.1. Lựa chọn bệnh nhân cho tắc mạch chọn lọc trƣớc mổ

Hiệu quả và sự an toàn của TMCLTM UMN tùy thuộc vào kiểu mạch nuôi u. Theo nhiều nghiên cứu, việc TMCLTM cho các UMN đạt hiệu quả và an toàn nhất đối với các UMN mà nguồn nuôi duy nhất hoặc chủ yếu từ nguồn màng não (loại I và II). Đối với các UMN mà nguồn nuôi chủ yếu từ màng mềm (loại IV), việc TMCLTM không đặt ra vì kém an toàn và ít hiệu quả. Kết quả của nghiên cứu cho thấy có 93,7% trường hợp UMNCĐG nguồn nuôi thuộc kiểu I và II, điều đó cho thấy UMNCĐG là một trong những vị trí lựa chọn tốt cho việc TMCLTM.

Hình 4.10. Tắc mạch chọn lọc trước mổ. (Bệnh nhân Dương Văn A., số lưu trữ: 136/2005) (Bệnh nhân Dương Văn A., số lưu trữ: 136/2005)

4.4.2. Biến chứng của tắc mạch chọn lọc trƣớc mổ

Theo Carli, Bendszus biến chứng của TMCLTM nói chung là thấp [47],[60]. Kết quả của nghiên cứu cho thấy, không có biến chứng nào cao quá 10% (cao nhất là phù não 9,1%).

Bảng 3.27 cho thấy sau tắc mạch, có 3/33 (9,1%) phù não tiến triển; 1/33 (2,7%) chảy máu quanh u. Các trường hợp này phải thực hiện mổ sớm hơn so với kế hoạch (7-10 ngày sau tắc mạch). Theo Carli, nguyên nhân chính gây nên tình trạng này, đó là thiếu máu não (ischemic) gây phù não và xuất huyết não (trong u, quanh u hoặc dưới màng cứng…) [60]. Theo Fiorella (2008): việc gây tắc mạch chọn lọc được các nhánh nuôi u trước mổ làm giảm tối đa các biến chứng: phù não, hoại tử vạt da hay tổn thương các dây thần kinh do tắc mạch có thể gây ra [75].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chẩn đoán, điều trị vi phẫu thuật u màng não lành tính cạnh đường giữa (Trang 123 - 125)