(hình trái) tương ứng với tĩnh mạch dẫn lưu trên phim chụp mạch số hóa xóa
nền (hình phải) (Bệnh nhân Lê Thị L., số bệnh án: 628/2006)
4.3.2. Chụp cắt lớp vi tính
4.3.2.1. Hình ảnh u màng não lành tính trên cắt lớp vi tính
Trong nhóm nghiên cứu, UMN tăng tỷ trọng chiếm phần lớn (90,6%). Tỷ lệ này cao hơn so với với nghiên cứu của các tác giả như Osborn (1994; 75%), Nguyễn Quốc Dũng (1995; 66,7%), Phạm Ngọc Hoa (2002; 61,4%). Sở dĩ như vậy, có thể là do đối tượng trong nhóm nghiên cứu chỉ là các UMN lành tính, điển hình, không bao gồm các UMN không điển hình hay ác tính như các nghiên cứu khác.
Sau tiêm thuốc cản quang, khối u thường ngấm cản quang mạnh (79,2%), đồng nhất (73,6%). Tỷ lệ này tương tự với thống kê của Nguyễn Quốc Dũng (1995), Phạm Ngọc Hoa (2002), Osborn (1994). Sự không đồng nhất của u là do các thành phần của tổ chức mô trong u khác nhau như sợi,
mạch máu, thượng mô, tạo nang, đóng vôi, hoại tử hay xuất huyết trong u. Hiện tượng thường gặp nhất trong các trường hợp UMN không đồng nhất là sự đóng vôi trong u. Theo Osborn: hình ảnh vôi hóa gợi ý quá trình tiến triển chậm, lành tính của UMN. Các UMN không điển hình hoặc ác tính thường ít đóng vôi hơn.
Trên phim chụp CLVT, các UMN có ranh giới rõ chiếm tỷ lệ 96,2%. Đa phần không phù não hoặc phù quanh u mức độ ít (77,4%). Tỷ lệ này tương đương với nghiên cứu của Dahnert (1996; 75%), Phạm Ngọc Hoa (2002; 68,8%). Theo Bitzer (1997): UMN kích thước lớn (> 75 cm3), khu trú vùng nền sọ trán hoặc thái dương, u không biệt hóa (UMN ác tính, theo phân loại của TCYTTG) thường có phù não lớn trên CLVT [49]. Mantle và cộng sự (1999) cho rằng có thể dựa vào mức độ phù quanh u trên CLVT để tiên lượng sự tái phát sau PT của các UMN [107].