1) Trần Hữu Tiến, Tính tất yếu của việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội
chủ nghĩa, (Tạp chí Triết học, số 5, 2002). 2) Đoàn Trọng Truyến, Cải cách hành chính và công cuộc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam,
(Nxb. Tư pháp 2006). 3) Đào Trí Úc, Những luận cứ khoa học của việc hoàn
thiện bộ máy Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, (Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 11 (163),
2001). 4) Nguyễn Văn Yểu, Hoàn thiện hệ thống pháp luật để phục vụ sự nghiệp
công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, (Tạp chí Cộng sản, số 10, 2004). 5) Trần
Hậu Thành, Một số vấn đề lý luận về quan hệ nhà nước, xã hội và công dân trong
nhà nước pháp quyền, (Tạp chí Triết học, số 6, 2005).
Trong những tài liệu trên, các tác giả đã khẳng định trong thời gian tới để xây dựng thành công Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì việc cải cách bộ mày hành chính nhà nước cần phải đặt lên vị trí hàng đầu bên cạnh việc hoàn hiện hệ thống pháp luật, hoàn thiện cơ chế kinh tế thị trường và xây dựng, phát triển xã hội dân sự.
1.3. NHỮNG GIẢI PHÁP XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Tiêu biểu cho vấn đề này là công trình của nhóm tác giả đề tài KX 04.08
Cải cách tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương đáp ứng các yêu cầu của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân. Nhóm tác
giả đề tài đã làm sâu sắc thêm các yêu cầu, đòi hỏi của việc cải cách, đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương đối với xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Qua đó xây dựng hệ quan điểm về cải cách, đổi mới chính quyền địa phương, đề xuất các phương hướng cải cách tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương đáp ứng các yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Theo quan điểm của nhóm tác giả, chính quyền địa phương có một vai trò vô cùng quan trọng trong việc thúc đẩy tiến trình xây dựng nhà nước pháp quyền, bởi vì suy cho cùng thì
đây là cấp chính quyền trực tiếp thực thi chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước. Hơn nữa, đây là cấp trực tiếp điều hành và quản lý xã hội, thêm vào đó, theo truyền thống người Việt “quan xa, bản nha gần”, người dân bao giờ cũng “sợ” và dẫn đến coi trọng chính quyền địa phương hơn những cấp chính quyền cao hơn.
Vấn đề cải cách bộ máy nhà nước đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ xây dựng Nhà nước pháp quyền quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thu hút sự quan tâm của các chuyên gia ngành luật và cải cách hành chính Việt Nam như Đoàn Trọng Truyến, Nguyễn Đăng Dung, Đào Trí Úc, Trần Ngọc Đường.
Đoàn Trọng Truyến, trong cuốn Cải cách hành chính và công cuộc xây dựng
Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam cho rằng, việc xây dựng nhà
nước pháp quyền gắn liền với quá trình cải cách hành chính nhà nước. Nghĩa là làm sao đó để tạo nên một bộ máy nhà nước tinh gọn, bỏ bớt những thủ tục giấy tờ văn bản hành chính không cần thiết, thực hiện nguyên tắc làm việc theo luật pháp. Để thực hiện được nhiệm vụ này, cần có những cải cách cụ thể như: Cải cách Học viện chính trị và Hành chính quốc gia, “vì đây là trung tâm bồi dưỡng, đào tạo cán bộ, công chức của bộ máy nhà nước…, là lực lượng nghiên cứu, đề xuất chủ trương, biện pháp và thực hiện cải cách hành chính” [79, 276]. Việc cải cách Học viện Chính trị và Hành chính quốc gia phải bắt đầu từ phân loại đối tượng và chương trình giảng dạy của Học viện và các trường hành chính nói chung, làm sao đó để việc đào tạo không lãng phí, đào tạo đúng địa chỉ. Cải cách hành chính phải tiến hành đồng bộ từ Trung Ương đến địa phương, tạo sự nhịp nhàng trong hoạt động bộ máy nhà nước.
Trong cuốn Quốc hội Việt Nam trong nhà nước pháp quyền, tập thể khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội cho rằng, muốn xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam thành công, điều kiện tiên quyết là phải củng cố và xây dựng một Quốc hội đủ mạnh hoạt động theo hướng chuyên nghiệp, có khả năng thực sự và cơ cấu không mang tính thành phần. Quốc hội không chỉ có chức năng soạn thảo luật pháp mà còn là người bảo vệ quyền lợi của nhân dân. Tuy là
đại diện cho ý chí và nguyện vọng nhân dân, nhưng hoạt động của Quốc hội vẫn phải bị giới hạn quyền lực bằng hoạt động tư pháp. Theo các tác giả, để hoạt động lập pháp của Quốc hội có hiệu quả, cần tăng cường công tác vận động hành lang, vì “vận động hành lang có ý nghĩa rất to lớn cho việc tác động rất có hiệu quả đến hoạt động của Quốc hội, cũng như làm nâng cao tính hiệu quả hoạt động thiết thực của các đại biểu quốc hội” [8, 359].
Mô hình tổ chức và hoạt động của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là cuốn sách chuyên khảo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà
nước KX 04.02, trong đó các tác giả đã phác thảo mô hình tổng thể tổ chức và hoạt động các thiết chế nhà nước trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam như: mô hình tổng thể tổ chức và hoạt động của Quốc hội, mô hình tổng thể tổ chức và hoạt động của Chính phủ, mô hình tổng thể tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp.
Sau khi đưa ra những phác thảo về một mô hình nhà nước tương lai, các tác giả đồng thời lưu ý, mô hình chỉ mang tính hình thức, vấn đề là ở chỗ tính hiệu quả của mô hình đó, mà tính hiệu quả này phụ thuộc cơ bản vào việc nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ công chức nhà nước và cơ chế bổ nhiệm, nhất là các vị trí then chốt như đại biểu quốc hội, các Bộ trưởng và hệ thống các thẩm phán tòa án các cấp. Dựa trên việc phân tích thực trạng hoạt động của bộ máy Nhà nước Việt Nam gần một thế kỷ qua, các tác giả khẳng định rằng, bộ máy Nhà nước Việt Nam hoạt động chưa hiệu quả, hiệu lực nhà nước chưa cao. Trong thời gian tới cần phải:
1) Đối với Quốc hội, ngoài chức năng cơ bản là lập hiến và lập pháp, cần phải tăng cường chức năng tiếp thu và phản hồi ý kiến của nhân dân, chức năng giám sát hoạt động của chính phủ và tòa án, viện kiểm sát.
2) Đối với Chính phủ phải đảm bảo một số yêu cầu sau: 1. Tính độc lập của quyền hành pháp. 2. Tính thống nhất và nguyên tắc thứ bậc của hệ thống hành chính. 3. Tính chuyên nghiệp của hệ thống hành chính nhà nước.
huy dân chủ, tăng cường pháp chế. 2. Ngăn ngừa có hiệu quả và xử lý kịp thời, nghiêm minh các loại tội phạm hình sự. 3. Phải dựa vào nhân dân để hoạt động, đồng thời là chỗ dựa vững chắc của nhân dân trong đấu tranh phòng chống tội phạm. 4. Xây dựng cơ quan tư pháp trong sạch vững mạnh.
Trần Ngọc Đường, Ngô Đức Mạnh, trong cuốn Mô hình tổ chức và phương
thức hoạt động của Quốc hội, Chính phủ trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam nêu lên những điểm còn bất cập trong bộ máy Nhà nước Việt
Nam, mà trọng tâm là Quốc hội và Chính phủ. Theo họ, từ trước đến nay trong quá trình thực hiện các chức năng của mình, giữa Quốc hội và Chính phủ có những sự chồng chéo, có những việc Quốc hội làm thay Chính phủ và ngược lại. Để thoát khỏi tình trạng đó, các tác giả đề xuất những giải pháp cải cách và đổi mới bộ máy nhà nước mà trọng tâm là Quốc hội, tránh sự chồng chéo về chức năng nhiệm vụ, quyền hạn giữa bộ ba trong bộ máy nhà nước. Theo tác giả, “trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân…. để Quốc hội thực quyền trong thực hiện chức năng quyết định những vấn đề trọng đại của đất nước, phạm vi thẩm quyền quyết định của Quốc hội cần tập trung vào hai vấn đề cơ bản: Một là, đề cao quyền quyết định dự toán ngân sách nhà nước và phân bổ ngân sách Trung Ương. Hai là, thực quyền trong việc quyết định các vấn đề về tổ chức nhà nước” [24, 86]
Tác giả Bùi Ngọc Sơn có cách tiếp cận khá độc đáo và mới về mối quan hệ giữa pháp luật và văn hóa. Trong chuyên khảo Xây dựng Nhà nước pháp quyền
trong bối cảnh văn hoá Việt Nam tác giả có cách nhìn độc đáo mang tính gợi mở
về vấn đề xây dựng nhà nước pháp quyền. Theo đó, văn hoá là một trong những phương diện cơ bản quyết định tính hiệu quả của việc lập pháp, hành pháp và tư pháp, văn hoá đồng thời là một trong những động lực thúc đẩy sự nghiệp xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam. Do vậy, cần phải khơi dậy những nét đẹp văn hoá truyền thống mà cốt lõi là những giá trị nhân văn trong Nho, Phật, Lão làm nền tảng cho việc xây dựng nhà nước pháp quyền. Theo tác giả, để hoàn thành sự nghiệp xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam, cần phải: 1. Chuyển
tải tinh thần tổ quốc luận vào xã hội hiện đại. 2. Phát huy tính đại diện cộng đồng nhà nước. 3. Tình nghĩa trong hành xử quyền lực, xác lập tự quản cơ sở. 4. Xây dựng xã hội công bằng, dân chủ văn minh. 5. Tạo thói quen thượng tôn pháp luật trong đời sống công quyền. 6. Hướng người dân một cách nhìn mới về tòa án.
Cuốn Những góc nhìn lập pháp, (Nxb. Chính trị quốc gia, 2007) phản ánh tư tưởng của Bùi Ngọc Sơn về vấn đề lập pháp. Tác giả đã nhìn vấn đề lập pháp từ nhiều góc độ: 1. Từ góc độ triết hoc, đặc biệt là triết lý lập pháp của Hàn phi 2. Từ góc độ lịch sử, nhất là lịch sử lập pháp ở trong chế độ phong kiến Việt Nam. 3. Từ góc độ văn hóa truyền thống Việt Nam. Theo logic đó, những người thay mặt dân làm ra pháp luật phải am hiểu khoa học và cuộc sống, pháp luật phải lấy cuộc sống làm chỗ dựa, có như vậy pháp luật mới đi vào cuộc sống.
Giải pháp xây dựng nhà nước pháp quyền đi đôi với mở rộng và phát huy dân chủ đã được đề cập tới trong bài viết của Lương Đình Hải, Vấn đề xây dựng Nhà nước pháp quyền và vấn đề dân chủ hoá ở Việt Nam hiện nay, (Tạp chí Triết
học 1, 2006). Theo tác giả, “không có nhà nước pháp quyền thực sự thì không có nền dân chủ rộng rãi và bền vững”, ngược lại “dân chủ đóng vai trò cơ sở, động lực thúc đẩy sự phát triển của nhà nước pháp quyền”, do vậy, “đối với nước ta, dân chủ hoá xã hội là điều kiện tiên quyết để xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa”.
Vấn đề Phản biện xã hội và phát huy dân chủ pháp quyền, (Nxb. Chính trị quốc gia, 2010) cũng được Hồ Bá Thâm, Nguyễn Tôn Thị Tường Vân đặt ra. Theo các tác giả, phản biện xã hội là một vấn đề chính trị mới ở Việt Nam, hơn nữa, nó là vấn đề khá nhạy cảm, cho nên cần phải có những cách nhìn mới, nhằm khuyến khích những tiếng nói mạnh dạn, vì nếu phản biện một cách hình thức, miễn cưỡng thì sẽ cho những kết quả ngược. Các tác giả đề xuất việc sớm thiết lập một xã hội mà tranh luận trở thành nhu cầu, thành một hiện tượng bình thường của đời sống xã hội, trong đó dân chủ và chính trị song hành cùng nhau.
Đặng Kim Sơn, trong cuốn Ba cơ chế: thị trường, nhà nước và cộng đồng,
rằng, kinh tế thị trường, nhà nước pháp quyền và xã hội dân sự là ba thế chân kiềng tạo nên tam giác phát triển cho mọi quốc gia. Kinh tế thị trường làm nảy sinh các quan hệ xã hội phức tạp đòi hỏi pháp luật can thiệp, nhưng không phải mọi vấn đề cần phải có pháp luật, mà có vấn đề giải quyết theo phong tục cộng đồng nhiều khi hiệu quả hơn luật pháp nhà nước. Ý kiến này tìm được sự tán thành của Trần Ngọc Hiên trong bài Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa với nhà nước pháp quyền và xã hội dân sự ở nước ta, (Tạp chí Cộng sản số
787, 2008). Tác giả Tương Lai trong Nhà nước pháp quyền và xã hội dân sự, (Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 1, 2005) có cách nhìn tương tự, theo ông “xã hội dân sự và nhà nước pháp quyền gắn với nhau như bóng với hình” cho nên, xây dựng xã hội dân sự là tiền đề cơ bản để thiết lập nhà nước pháp quyền.
Nguyễn Như Phát trong bài Xã hội dân sự và xây dựng xã hội dân sự ở Việt
Nam hiện nay, (in trong Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn hiện nay - một số vấn đề lý luận và thực tiễn cho rằng, trong
một quốc gia phát triển tồn tại hai yếu tố của quản trị hiện đại: Một yếu tố được đại diện bởi những thiết chế cai trị cơ bản, bao gồm các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp ở mọi cấp chính quyền. Một yếu tố nữa là môi trường trong đó các thiết chế thực hiện các chức năng của mình là xã hội dân sự, nó bao gồm các hình thức tham gia hoạt động xã hội chính trị của người dân…đến việc tổ chức số lượng lớn dân cư tham gia các tổ chức quần chúng trong xã hội hiện đại đảng chính trị, hội doanh nhân, các đoàn thể khác. Ở đây, tác giả nhấn mạnh vai trò xã hội dân sự với tư cách là một yếu tố quản trị xã hội, không chỉ góp phần giảm tải công việc cho bộ máy hành chính nhà nước, bớt đi gánh nặng ngân sách trong việc chi trả lương mà còn làm cho quản lý nhà nước thực hiện sâu sát hơn.
Trên cơ sở nghiên cứu bản chất nền kinh tế thị trường, Lê Văn Toan trong bài Pháp luật trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa khẳng định rằng, “kinh tế thị trường được hình thành và duy trì thông qua pháp luật… là một nền kinh tế pháp chế… hành vi cụ thể của thị trường đều được chuẩn mực bằng hình thức pháp luật” [77, 18], nghĩa là một nền kinh tế cần đến sự hoàn
thiện và tính rõ ràng, nghiêm minh của pháp luật. Do vậy, kinh tế thị trường và nhà nước pháp quyền cần phải được thiết lập cùng một lúc, cùng tồn tại và bổ trợ cho nhau, nếu không sẽ xảy ra tình trạng vô kỷ cương, thiếu trật tự trong quản lý kinh tế và rối loạn xã hội. Trong kinh tế thị trường “cần phải có chế độ pháp luật nghiêm ngặt, lấy hình thức pháp luật để giới định hành vi nhà nước, nghiêm cấm quyền lực nhà nước xâm nhập vào thị trường, tạo nên sự tham nhũng quyền lực, phá hoại thị trường” [77, 22]. Ở đây tác giả nhìn nhận kinh tế thị trường và nhà nước pháp quyền trong mối quan hệ nhân quả, thúc đẩy, chế ước nhau.
Trần Hậu Thành trong bài Một số vấn đề lý luận về quan hệ nhà nước, xã
hội và công dân trong nhà nước pháp quyền, (Tạp chí Triết học, số 6, 2005) cho
rằng, xã hội dân sự và nhà nước pháp quyền tác động tương hỗ lẫn nhau, do vậy thiết lập xã hội dân sự là tiền đề thực tiễn, là điều kiện cơ bản để xây dựng thành công Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Ngoài những công trình khoa học tiêu biểu kể trên, trong các tạp chí Triết học, Nhà nước và pháp luật, Nghiên cứu lập pháp, Nghiên cứu pháp luật, Dân chủ và pháp luật, Luật học, Tạp chí Cộng sản, Tia sáng, Thông tin khoa học xã hội, Lý