sử - cụ thể Việt Nam cần tính đến nét đặc thù Việt Nam. Vậy, Việt Nam xây dựng nhà nước pháp quyền trên những phương diện như thế nào? Nét đặc thù của những phương diện đó ra sao? Chúng ảnh hưởng như thế nào đến việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa?
3.1. XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRÊN PHƯƠNG DIỆN KINH TẾ VIỆT NAM TRÊN PHƯƠNG DIỆN KINH TẾ
Việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên phương diện kinh tế có nhiều nét đặc thù. Trong khuôn khổ luận án, chúng tôi đề cập đến những đặc thù cơ bản sau:
3.1.1. Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong quá trình chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa, tập trung, quan liêu, trong quá trình chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa, tập trung, quan liêu, bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
Trước đổi mới, Việt Nam thực hiện nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, quan liêu, bao cấp, nền kinh tế này là tiền đề hình thành một xã hội bao cấp về mặt tư duy pháp lý. Do đơn điệu về đời sống vật chất và đơn giản trong thành phần kinh tế nên pháp luật nhà nước cũng trở nên đơn điệu, một chiều. Nhà nước chú trọng Luật hình sự và Luật dân sự mà ít quan tâm đến các bộ luật kinh tế, luật lao động và các bộ luật phản ánh các quan hệ xã hội khác như phá sản, thừa kế, hôn nhân gia đình, v.v. Trong công tác điều tra, xét xử thì công an tiến hành điều tra, toà án và các thẩm phán đều là người trong tổ chức (tòa án) nhà nước, bị cáo không có luật sư bào chữa riêng đúng theo nghĩa của nó mà tòa án đang làm