nghiệp hóa, hiện đại hóa? Quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam tác động như thế nào đến việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam?
2.3. CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA VỚI VIỆC XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
2.3.1. Tính tất yếu của việc đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam Việt Nam
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa không còn là một khái niệm mới ở Việt Nam, nó đã được đề cập đến vào những năm sáu mươi của thế kỷ XX. Theo quan điểm của Đảng Cộng Sản Việt Nam, công nghiệp hóa, hiện đại hóa là quá trình
chuyển đổi cơ bản toàn diện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, quản lý kinh tế - xã hội từ một nền sản xuất chủ yếu dựa trên lao động thủ công là chính sang một nền sản xuất dựa trên lao động kết hợp cùng với phương tiện, phương pháp công nghệ, kỹ thuật, tiên tiến hiện đại để tạo ra năng suất lao động cao. Công nghiệp
hoá, hiện đại hoá đồng thời là quá trình kinh tế - xã hội làm biến đổi về chất lực lượng sản xuất và là quá trình xã hội hoá sản xuất với phạm vi rộng, mức độ cao. Công nghiệp hoá, hiện đại hoá tạo ra được những cơ sở vật chất - kỹ thuật và công nghệ hiện đại làm cơ sở kinh tế vững chắc cho việc xây dựng, củng cố và phát huy vai trò kinh tế chủ đạo của nhà nước.
Công nghiệp hoá, hiện đại hoá là quá trình thực hiện việc tổ chức, phân công lại lao động xã hội, phân vùng kinh tế theo hướng chuyên môn hoá sản xuất, làm cho nền sản xuất xã hội phát triển đồng đều khắp mọi vùng miền, từ đó tạo tiền đề xoá bỏ sự bất bình đẳng giữa các dân tộc, giữa thành thị và nông thôn. Công nghiệp hoá, hiện đại hoá tạo tiền đề vật chất xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ làm cơ sở vững chắc thực hiện sự phân công và hợp tác kinh tế quốc tế. Công nghiệp hoá, hiện đại hoá tạo điều kiện cho việc tăng cường, củng cố và hiện đại hoá nền quốc phòng và an ninh nhân dân, từ đó có cơ sở để tạo sự hợp tác quốc tế với các quốc gia trong khu vực và các quốc gia trong cộng đồng nhân
loại, nâng cao vị thế Việt Nam trên chính trường quốc tế.
Căn cứ vào tình hình thực tế của đất nước, Đảng Cộng Sản Việt Nam đã đề ra quan điểm chỉ đạo quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa với những nội dung cụ thể như sau: “Giữ vững độc lập tự chủ đi đôi với mở rộng hợp tác quốc tế, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ kinh tế đối ngoại. Dựa vào nguồn lực trong nước là chính đi đôi với tranh thủ nguồn lực bên ngoài trên cơ sở xây dựng một nền kinh tế mở, hội nhập với khu vực và thế giới, hướng mạnh về xuất khẩu, đồng thời thay thế nhập khẩu bằng sản phẩm trong nước sản xuất có hiệu quả”.
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là sự nghiệp của toàn dân, của mỗi thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước là chủ đạo. Lấy việc phát huy nguồn lực con người làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững. Động viên toàn dân cần kiệm xây dựng đất nước, không ngừng tăng tích lũy cho đầu tư phát triển. Tăng cường kinh tế gắn với cải thiện đời sống nhân dân, phát triển văn hóa giáo dục, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ môi trường. Khoa học và công nghệ là động lực của công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Kết hợp công nghệ truyền thống với công nghệ hiện đại, tranh thủ đi nhanh vào hiện đại ở những khâu quyết định. Lấy hiệu quả kinh tế - xã hội làm tiêu chuẩn cơ bản xác định phương án phát triển, lựa chọn dự án đầu tư và công nghệ. Đầu tư chiều sâu để khai thác tối đa năng lực sản xuất hiện có. Kết hợp chặt chẽ và toàn diện phát triển kinh tế với củng cố tăng cường an ninh, quốc phòng đất nước” [26, 519- 520].
Để những chủ trương, chính sách của Đảng đi vào thực tế đời sống thì nhiệm vụ quan trọng hàng đầu thuộc về vai trò quản lý của nhà nước. Trong bối cảnh quá độ lên chủ nghĩa xã hội từ một nước nông nghiệp lạc hậu, bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, có nghĩa là chưa trải qua giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa như nước ta, thì vai trò quản lý kinh tế bằng pháp luật của nhà nước càng quan trọng và nhiệm vụ quản lý kinh tế của nhà nước càng trở nên khó khăn gấp bội phần. Sự khó khăn đó xuất phát từ những lý do cơ bản sau:
Việt Nam quá độ lên chủ nghĩa xã hội khi chưa có những tiền đề vật chất - kỹ thuật như những nước đã từng trải qua chủ nghĩa tư bản. Trình độ lực lượng sản xuất ở Việt Nam còn rất thấp, vì vậy khuynh hướng làm ăn tùy tiện, tự phát, manh mún, hiệu quả thấp là không thể tránh khỏi, làm ảnh hưởng đến sự phát triển chung của đất nước và việc thi hành pháp luật.
Việt Nam đi lên chủ nghĩa xã hội phải qua một loạt các bước quá độ, tính phức tạp đó đòi hỏi không phải chỉ có một nhà nước vững về bản lĩnh chính trị mà còn phải có kiến thức và trình độ quản lý xã hội bằng pháp luật. Nếu không sẽ rơi vào tình trạng buông lỏng kỷ cương phép nước, tạo cơ hội cho quan hệ sản xuất tư bản tự phát phát triển, làm chệch hướng con đường xã hội chủ nghĩa.
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là cách sản xuất hiện đại với những quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất, quan hệ tổ chức sản xuất và quan hệ phân phối sản phẩm cũng như phúc lợi xã hội khác hẳn so với nền sản xuất nông nghiệp trước đây, do vậy cần phải có những bước điều chỉnh pháp luật cho phù hợp.
Công nghiệp hoá, hiện đại hóa là một tất yếu, khách quan mang lại thành tựu to lớn cho nền sản xuất xã hội. Ở các nước có nền kinh tế chưa phát triển cao, nhất là các nước còn trong tình trạng nông nghiệp lạc hậu thì tiến lên chủ nghĩa xã hội, tiến hành công nghiệp hoá là một tất yếu, khách quan, không thể không thực hiện. Bởi vì, nếu không tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hóa thì không thể xây dựng được cơ sở vật chất-kỹ thuật, không thể thực hiện phân công lao động xã hội, không có chủ nghĩa xã hội đúng theo nghĩa của nó.
Ở Việt Nam, việc tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa là một chủ trương đúng đắn mang tính sáng tạo có tầm chiến lược của Đảng Cộng Sản Việt Nam. Chủ trương này phù hợp với hoàn cảnh lịch sử Việt Nam cũng như xu thế phát triển chung của thời đại. Để bù đắp những gì còn thiếu hụt do bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa, xây dựng tiền đề vật chất - kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội, Đảng Cộng Sản Việt Nam đã đề ra chủ trương công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Bước vào những năm tám mươi của thế kỷ XX, khi cuộc cách mạng công nghệ trên thế giới phát triển với tốc độ
nhanh, Đảng Cộng Sản Việt Nam xác định công nghiệp hóa phải gắn liền với hiện đại hóa. Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ IX của Đảng Cộng Sản Việt Nam khẳng định: "Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp" [20, 89]. Đại hội lưu ý cần đẩy mạnh tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tức là rút ngắn thời gian, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa so với các nước đi trước nhằm sớm thu hẹp khoảng cách phát triển so với nhiều nước trong khu vực và thế giới.
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế quốc dân chính là nhiệm vụ trung tâm trong suốt thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam nhằm mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, tạo điều kiện khắc phục những mâu thuẫn trong nền kinh tế của thời kỳ quá độ, nâng cao đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế quốc dân nhằm xây dựng cơ sở vật chất ngày càng hiện đại cho một chế độ xã hội mà người dân làm chủ. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam được tiến hành theo nguyên tắc Đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý, nhân dân lao động làm chủ trên cơ sở tôn trọng và bảo vệ quyền lợi của mọi thành phần kinh tế.
Trong thời đại hiện nay, công nghiệp hóa phải gắn liền với hiện đại hóa, nếu không công nghiệp nhanh chóng trở nên lạc hậu. Công nghiệp hóa phải được tiến hành đồng bộ trên mọi lĩnh vực sản xuất và đời sống xã hội, nếu không nền sản xuất và đời sống sẽ không đồng đều. Việt Nam phải tiến hành công nghiệp hóa gắn liền với hiện đại hóa do hoàn cảnh cụ thể của nước ta. Trong khi nhiều nước đã hoàn thành công cuộc công nghiệp hóa và đạt được những thành tựu to lớn thì Việt Nam mới bắt đầu công cuộc này. Chính vì vậy, Việt Nam phải đẩy mạnh tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa mới có thể nhanh chóng đuổi kịp các nước tiên tiến trên thế giới, từ đó thực hiện mục tiêu đi tắt đón đầu, rút ngắn thời gian phát triển. Đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đồng thời có thể giúp chúng ta nhanh chóng xây dựng thành công cơ sở vật chất cho chủ
nghĩa xã hội, tiến tới một xã hội dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, một xã hội sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật.
Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa là mệnh lệnh cấp thiết của cuộc sống hiện đại, là nhiệm vụ trung tâm của thời kỳ quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Nhiệm vụ này cần phải được thực hiện đồng thời với những nhiệm vụ khác như xây dựng nhà nước pháp quyền, hoàn thiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong đó, xây dựng nhà nước pháp quyền là then chốt để đảm bảo đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng đất nước Việt Nam theo hướng hiện đại.
Kinh nghiệm các nước đi trước trong vấn đề công nghiệp hóa, hiện đại hóa cho thấy rằng, không thể thực hiện được nhiệm vụ hiện đại hóa sản xuất và đời sống nếu không có một thể chế pháp luật nghiêm minh. Bởi vì, sản xuất và đời sống hiện đại làm thay đổi căn bản mọi phương diện cuộc sống từ nếp nghĩ đến cách làm, lối sống hiện đại đô thị sẽ thay cho lối sống truyền thống làng xã. Trong một xã hội hiện đại với lối sống đô thị làm biến mất cách xử lý vụ việc dựa trên sự đền bù, thông cảm để thay đó vào là cách giải quyết theo pháp luật.
Như vậy, tính tất yếu của quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn liền với tính cấp thiết phải xây dựng nhà nước pháp quyền. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa tạo nên cơ sở vật chất cho việc xây dựng nhà nước pháp quyền, Đến lượt mình, nhà nước pháp quyền tạo điều kiện pháp lý cho việc đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Hai quá trình này tác động thúc đẩy lẫn nhau vì mục đích chung là xây dựng đất nước giàu mạnh, có kỷ cương, trật tự.
Sự tác động qua lại giữa hai quá trình này vừa có những điểm thuận lợi lại vừa có những khó khăn nhất định. Sự tác động này cần phải được nghiên cứu kỹ lưỡng và điều chỉnh thông qua các văn bản quy phạm pháp luật. Về vấn đề này sẽ được bàn trong tiết tiếp theo của luận án.