Những đặc trưng cơ bản của nhà nước pháp quyền

Một phần của tài liệu Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa việt nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Trang 40 - 49)

Tuy quan niệm khác nhau về nhà nước pháp quyền như vậy, song qua việc nghiên cứu lý luận và khảo sát hoạt động thực tiễn của nhà nước pháp quyền đang hiện hành ở châu Âu, các nhà lý luận Việt Nam đều thống nhất cho rằng nhà nước pháp quyền không phải là một kiểu nhà nước mà là một hình thức nhà nước. Hình thức đó có lịch sử phát triển riêng và có thể tồn tại trong các kiểu nhà nước khác nhau, không phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế hay chế độ chính trị. Mỗi quốc gia tuỳ theo điều kiện của mình có thể xây dựng mô hình nhà nước pháp quyền mang tính đặc sắc.

Về hình thức hay hình thái biểu hiện của nhà nước pháp quyền, GS. Đoàn Trọng Truyến cho rằng: “Có hai mô hình nhà nước pháp quyền: 1) Nhà nước pháp quyền thực chứng cứng nhắc. 2) Mô hình nhà nước pháp quyền khoan dung” [81, 42]. Theo quan điểm của chúng tôi, đây chỉ là hai cách biểu hiện khác nhau của hình thức nhà nước pháp quyền tư sản, còn thực tế, mỗi quốc gia tuỳ theo hoàn cảnh của mình mà có một hình thức nhà nước pháp quyền phù hợp. Như vậy, có thể nói, không có một hình thức khuôn mẫu cho nhà nước pháp quyền, mỗi quốc gia có thể xây dựng nhà nước pháp quyền theo cách riêng của mình dựa trên những nguyên tắc, giá trị chung mang tính định hướng.

Các tác giả cuốn Quốc hội Việt Nam trong nhà nước pháp quyền cho rằng, so với các hình thức nhà nước khác trong lịch sử, nhà nước pháp quyền có sáu đặc trưng sau: 1) Tính tối cao của Hiến pháp. 2) Là nhà nước bị hạn chế quyền lực, 3) Bản thân từng nhánh quyền lực tạo nên các cấu thành khác nhau của bộ máy nhà nước cũng phải có những đòi hỏi riêng xuất phát từ bản tính nhiệm vụ và chức năng của chúng. 4) Là nhà nước của pháp luật không phải là nhà nước cá nhân. 5) Có mục tiêu đảm bảo quyền tự do và quyền bình đẳng của con người, đối lập với nhà nước bạo lực, nhà nước độc tài. 6) Là nhà nước chống lạm quyền, được tổ chức theo nguyên tắc phân quyền. Ở quan điểm này, các tác giả nhấn mạnh tầm quan trọng và vai trò của pháp luật, phân biệt một cách rạch ròi giữa nhà nước pháp quyền và nhà nước pháp trị, độc quyền của một thế lực xã hội nào đó, mặc dầu trong xã hội đó việc thực thi pháp luật cũng rất nghiêm khắc.

Theo quan điểm của chúng tôi, những đặc trưng mà các tác giả nêu ra ở trên có nội dung trùng lặp, quá nhấn mạnh phương diện quyền lực nhà nước mà chưa bao quát dược phương diện nhân văn của nó, nghĩa là nhà nước hướng tới việc bảo vệ con người (nhân quyền).

Công trình KX 04.01 đã đưa ra 7 đặc trưng của nhà nước pháp quyền: 1)

Nhân dân là chủ thể của quyền lực nhà nước. 2) Quyền con người, quyền công dân được tôn trọng và bảo vệ. 3) Bảo đảm dân chủ. 4) Luật chiếm vị trí tối thượng trong đời sống xã hội. 5) Tổ chức theo nguyên tắc phân chia quyền lực, dùng quyền lực để kiểm tra và giám sát quyền lực. 6) Gắn bó mật thiết với xã hội công dân. 7) Các đảng phái chính trị lãnh đạo nhà nước.

Quan điểm này đã mô tả khá đầy đủ về bản chất nhà nước pháp quyền, tuy nhiên vẫn có những điểm trùng lặp. Ví dụ, nội dung đặc trưng thứ nhất (nhân dân là chủ thể của quyền lực nhà nước) và đặc trưng thứ hai (quyền con người, quyền công dân được tôn trọng và bảo vệ) và đặc trưng thứ ba (bảo đảm dân chủ) có những điểm giống nhau, chúng bao hàm và có thể thay thế cho nhau. Bởi vì, các khái niệm “nhân dân”, “con người”, “công dân” được nói ở đây đồng nhất về mặt nội hàm. Còn khi nói đến vấn vấn đề dân chủ thực ra đã đề cập đến vấn đề quyền con người và quyền công dân. Do vậy, nếu liệt kê quá nhiều đặc trưng sẽ dẫn đến sự trùng lặp nội dung. Phân tích các nguồn tư liệu như trên cho thấy, nhà nước pháp quyền thực chất là một hình thức đặc thù của nhà nước hiện đại. Do vậy, ngoài những đặc trưng của nhà nước nói chung, nhà nước pháp quyền còn có những đặc trưng riêng của một hình thức nhà nước lấy pháp luật làm phương tiện quản lý xã hội. Dựa trên phương pháp trừu tượng khoa học, chúng tôi khái quát đặc trưng của nhà nước pháp quyền về một số điểm cơ bản như sau:

Trong nhà nước pháp quyền pháp luật giữ vị trí tối thượng. Trong các nhà

nước tư sản, tổ chức quyền lực nhà nước được ghi nhận trong Hiến pháp. Sự ra đời của nhà nước pháp quyền làm thay đổi căn bản mối quan hệ giữa nhà nước và pháp luật. Theo đó, pháp luật do nhà nước ban hành và giữ vị trí tối thượng đối với chính nhà nước ban hành ra nó, nghĩa là nhà nước vừa là chủ thể xây dựng và

ban hành pháp luật, vừa là pháp nhân phải thừa hành pháp luật một cách nghiêm túc để làm gương cho xã hội.

Trong nhà nước pháp quyền, pháp luật được nhà nước xây dựng và triển khai nhằm mục đích phục vụ cho các mục tiêu kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội. Pháp luật do nhà nước ban hành giữ vị trí và có hiệu lực thống trị không chỉ đối với xã hội mà còn đối với cả bộ máy nhà nước. Pháp luật là công cụ kiểm tra, giám sát tổ chức và các hoạt động nhà nước. Pháp luật quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của nhà nước, là công cụ để duy trì sự tồn tại, phát triển và bảo vệ nhà nước, trấn áp những lực lượng đi ngược lại lợi ích của nó.

Trong nhà nước pháp quyền, pháp luật đồng thời quy định mối quan hệ, trách nhiệm, quyền hạn và nghĩa vụ giữa nhà nước với công dân. Pháp luật quy định mọi công dân được làm tất cả những gì pháp luật không cấm, còn quan chức và công chức nhà nước chỉ được làm những gì pháp luật cho phép. Pháp luật đồng thời có những điều khoản quy định riêng cho cán bộ công chức nhà nước và bộ máy nhà nước nhằm đảm bảo các quyền tự do chính trị, nhân quyền cho mọi công dân.

Nhà nước pháp quyền bảo đảm nguyên tắc tam quyền phân lập. Các nhà tư

tưởng tư sản đều nhất trí cho rằng, tiêu chí cơ bản để phân định nhà nước pháp quyền với các hình thức nhà nước khác là phải có sự phân định chức năng, quyền hạn giữa bộ ba cơ quan nhà nước, cơ quan lập pháp, cơ quan hành pháp, cơ quan tư pháp. Bất cứ cơ quan nào trong bộ ba đó cũng không được thâu tóm quyền lực, lấn át, làm thay chức năng quyền hạn của cơ quan khác. Mỗi cơ quan trong bộ máy nhà nước phải thực hiện thẩm quyền của mình theo những điều khoản do Hiến pháp và pháp luật quy định. Sự phân chia quyền lực của bộ ba cơ quan nhà nước đảm bảo cho các cơ quan đó có thể kiểm soát lẫn nhau, đảm bảo sự độc lập của mỗi cơ quan trong quá trình thực hiện chức năng đặc thù của mình. Sự phân chia quyền lực là cơ sở thực tiễn để tránh sự chồng chéo trách nhiệm, lạm dụng quyền hạn và tình trạng tranh công, đỗ lỗi lẫn nhau giữa các cơ quan nhà nước.

Quyền lực nhà nước luôn có xu hướng tự mở rộng, tăng cường vai trò của mình. Bất cứ ở đâu có quyền lực là xuất hiện xu hướng lạm quyền và chuyên quyền. Do vậy, phải phân định rõ ràng chức năng quyền hạn cho các nhánh quyền lực, không nên tập trung quyền lực vào tay bất kỳ một người, một tổ chức nhà nước nào. 2) Khi đã có sự phân chia quyền lực thì giữa các nhánh, các nhóm quyền lực phải có sự kiểm soát, kiềm chế, phản biện lẫn nhau, tránh xu hướng lấn quyền, lạm quyền, lộng quyền, chuyên quyền như đã từng diễn ra trong các bộ máy nhà nước trước đó. Sự phân chia quyền lực giữa bộ ba cơ quan nhà nước là tiền đề cho pháp chế và sự thống trị của pháp luật trong xã hội tư sản, là cơ chế bảo vệ các quyền con người và tự do cá nhân, đảm bảo cho sự vận hành bình thường của các thiết chế trong hệ thống quyền lực nhà nước.

Quyền lực của cơ quan lập pháp phải phù hợp với những nguyên tắc được quy định trong pháp luật. Quyền lực đó không phải là tuyệt đối, nó tồn tại cùng các loại quyền lực khác. Nghị viện thực hiện chức năng lập pháp, tạo cơ sở lý luận cho hệ thống pháp luật của nhà nước pháp quyền, tạo cơ sở pháp lý cho việc bảo đảm quyền con người, quyền của xã hội và quyền của nhà nước. Nghị viện là cơ quan đại diện cho ý chí và nguyện vọng toàn dân, là đỉnh quan trọng trong tam giác phân quyền, ảnh hưởng lớn tới quyền hành pháp và tư pháp. Bởi vì, nếu pháp luật được soạn thảo không phù hợp với phương diện thực tế thì tính hiệu quả của nó sẽ thấp, làm cho hiệu lực pháp lý giảm. Nhiệm vụ quan trọng của Nghị viện là tạo lập sự hài hòa cân bằng lợi ích giữa các nhóm, các giai tầng xã hội, là trung tâm thể hiện và điều hòa các lợi ích xã hội. Ở một số quốc gia lớn (thiết lập theo mô hình nhà nước liên bang), còn tồn tại hai viện Thượng nghị viện và Hạ nghị viện. Mục đích cơ bản của việc thiết lập hai viện cũng chỉ là chia sẻ quyền lực, gánh bớt trách nhiệm cho nhau, làm “hạ nhiệt” những cơn sốt chính trị và trấn an dư luận xã hội khi có khủng hoảng chính trị hay mất lòng tin trong dân chúng.

Cơ quan hành pháp hay Chính phủ phải tổ chức và vận hành trên cơ sở pháp luật, không được phép mở rộng quyền hạn của mình nếu quyền hạn đó không

được quy định trong pháp luật. Xét về phương diện thực tiễn, thì trong cơ cấu quyền lực nhà nước, chính phủ là cơ quan có tầm quan trọng hàng đầu. Chính phủ là một chủ thể quyền lực để thi hành luật pháp quốc gia, là cơ quan hành chính cao nhất có nhiệm vụ và chức năng chấp hành luật pháp do Quốc hội soạn thảo. Các thành viên chính phủ là những cá nhân đóng vai trò rường cột trong bộ máy nhà nước. Thực tế cho thấy, trình độ chuyên môn, phẩm chất nghề nghiệp, lòng nhiệt tình và trách nhiệm xã hội của các quan chức và công chức chính phủ có ý nghĩa quyết định tính hiệu lực của pháp luật nhà nước. Một nhà nước mạnh là một nhà nước có đội ngũ cán bộ công chức chính phủ được chuẩn hóa.

Cơ quan tư pháp chỉ thực hiện việc điều tra, xét xử mọi hành vi phạm pháp

và hoạt động độc lập (phán quyết) trước cơ quan lập pháp và hành pháp mà không được tiến hành các chức năng của các cơ quan lập pháp và hành pháp.

Sự phân chia quyền lực nhà nước theo nguyên tắc tam quyền phân lập trong nhà nước pháp quyền tư sản có ý nghĩa thực tiễn to lớn. Thực tế chứng minh, nhiều quyết sách quan trọng của quốc gia đã được Quốc hội và Chính phủ tranh luận trước khi vận dụng thực tế, do vậy, tránh được những sai lầm có thể xảy ra. Còn việc hoạt động độc lập của cơ quan tư pháp đã tạo nên sức ép lớn cho các quan chức trong bộ máy nhà nước. Cơ quan tư pháp sẽ điều tra, xét xử, trừng trị một cách nghiêm minh toàn bộ quan chức và công chức nhà nước không kể họ là ai, có cương vị như thế nào trong bộ máy nhà nước. Nhờ có sự hoạt động độc lập này của cơ quan tư pháp mà bộ máy nhà nước tư sản trở nên trong sạch, hoạt động có hiệu quả, giảm thiểu hiện tượng tham nhũng, quan liêu, tạo nên lòng tin của dân chúng vào bộ máy nhà nước và tính nghiêm minh của pháp luật. Sự hoạt động độc lập của cơ quan tư pháp còn là điều kiện khách quan đảm bảo cho các vụ án nói chung, các vụ án liên quan đến các quan chức quan trọng trong bộ máy nhà nước được diễn ra một cách minh bạch, đảm bảo tính công bằng của pháp luật, gây dựng niềm tin trong công chúng về tính nghiêm minh của pháp luật.

Nhà nước pháp quyền tôn trọng, bảo vệ quyền công dân. Sự ra đời của lý

tranh của hệ tư tưởng tư sản chống lại hệ tư tưởng phong kiến. Lý thuyết nhà nước pháp quyền đồng thời là kết quả quá trình khám phá lâu dài của tư duy chính trị về cội nguồn của quyền lực nhà nước. Những thần dân trong xã hội chiếm hữu nô lệ, phong kiến và trong các nhà nước chưa có chế độ pháp quyền chỉ là khách thể hay đối tượng của quyền lực.

Trong nhà nước pháp quyền, các quyền cơ bản của con người thực sự thuộc về nhân dân. Nhà nước ghi nhận và bảo vệ các quyền công dân bằng pháp luật. Nhà nước pháp quyền đảm bảo cho mọi công dân đều có quyền bình đẳng và tự do trước pháp luật. Các quyền và lợi ích hợp pháp, danh dự, nhân phẩm của công dân được nhà nước cam kết tôn trọng và bảo vệ bằng pháp luật. Công dân có quyền kiểm tra, giám sát các hoạt động của nhà nước và quyền khiếu tố, khiếu nại các cơ quan và quan chức, công chức nhà nước nếu thấy họ có những dấu hiệu vi phạm pháp luật.

Bản chất của nhà nước pháp quyền là quản lý xã hội bằng pháp luật, hoạt động một cách công khai, minh bạch trên thiết chế dân chủ. Điều đó có ý nghĩa quan trọng đối với việc thực hiện trong thực tế các quyền như kiểm tra, giám sát các hoạt động nhà nước một cách công khai và dân chủ. Cơ sở pháp lý cho sự phát triển và hoàn thiện cá nhân trong nhà nước pháp quyền là nguyên tắc dân chủ, mọi công dân được làm tất cả những điều mà pháp luật không cấm.

Điểm khác biệt cơ bản nhất của nhà nước pháp quyền so với các hình thức nhà nước khác thể hiện ở mối quan hệ thân thiện qua lại giữa nhà nước và công dân dựa trên tính nghiêm minh của pháp luật. Nhà nước pháp quyền bảo đảm sự công bằng, bình đẳng cho công dân được sở hữu những gì do mình làm ra. Công dân được hưởng các quyền và phải có nghĩa vụ đối với nhà nước. Nhà nước pháp quyền tạo ra những thiết chế thực hiện các quy định của pháp luật, duy trì trật tự xã hội, tự do công cộng. Hình thức biểu hiện dân chủ trong nhà nước pháp quyền là quản lý bằng pháp luật, các tầng lớp nhân dân được tham gia vào tiến trình phát triển xã hội, đảm bảo nhân quyền, phát triển kinh tế và công bằng xã hội.

với quy chế xây dựng, thực thi và bảo đảm pháp luật. Quan hệ nội tại giữa pháp luật và dân chủ trong nhà nước pháp quyền biểu hiện ở chỗ bất kỳ hình thức dân chủ nào cũng phải dựa trên cơ sở pháp luật và cần đến pháp luật khi nó bị vi phạm. Quá trình dân chủ hoá đời sống xã hội là quá trình xây dựng và hoàn thiện không ngừng hệ thống pháp luật. Dân chủ và thực thi dân chủ được xem là nhiệm vụ trọng tâm của nhà nước pháp quyền. Đó là quá trình không ngừng tìm kiếm và bảo vệ lợi ích của đa số người trong xã hội, hạn chế quyền lực của người cầm quyền, nhưng không vì thế mà đánh mất thực quyền của mình.

Trong nhà nước pháp quyền, quyền con người và quyền công dân được xác lập về mặt pháp lý, tạo cơ sở cho việc xây dựng một xã hội công bằng, tự do, bình đẳng. Tuy nhiên, tự do dân chủ trong nhà nước pháp quyền là tự do, dân chủ

Một phần của tài liệu Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa việt nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Trang 40 - 49)