Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

Một phần của tài liệu Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa việt nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Trang 116 - 121)

Từ thực tiễn thời gian qua và yêu cầu phát triển thời gian tới, có thể xác định những phương hướng cơ bản phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhằm xây dựng thành công Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam như sau:

Trước hết phải hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, nhất là nguồn lực con người.

Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường đồng bộ và hiện đại là tiền đề quan trọng thúc đẩy quá trình cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, ổn định kinh tế vĩ mô. Muốn vậy, trước hết cần đổi mới việc xây dựng và thực thi luật pháp bảo đảm cạnh tranh bình đẳng, minh bạch giữa các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế. Đổi mới công tác quy hoạch, kế hoạch và điều hành phát triển kinh tế theo cơ chế thị trường, đồng thời thực hiện tốt chính sách xã hội. Thực hiện hệ thống cơ chế và chính sách phù hợp, đặc biệt là cơ chế, chính sách tài chính, tiền tệ nhằm nâng cao chất lượng tăng trưởng, bảo đảm sự phát triển an toàn, lành mạnh của nền kinh tế.

Chính sách tài chính quốc gia phải hợp lý nhằm phân phối và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội, phân phối lợi ích công bằng. Tiếp tục hoàn thiện chính sách thuế, cơ chế quản lý giá, pháp luật về cạnh tranh và kiểm soát độc quyền kinh doanh, bảo vệ người tiêu dùng, các chính sách về thu nhập, tiền lương. Thực hiện cân đối ngân sách, bảo đảm tỉ lệ tích luỹ hợp lý cho đầu tư phát triển, phấn đấu giảm dần bội chi ngân sách. Chính sách tiền tệ phải linh hoạt nhằm thúc đẩy tăng trưởng bền vững, kiểm soát lạm phát, ổn định giá trị đồng tiền. Hình thành đồng bộ khuôn khổ pháp lý về hoạt động ngân hàng. Mở rộng các hình thức thanh toán qua ngân hàng và thanh toán bằng thẻ điện tử. Tăng cường vai trò ngân hàng nhà nước trong việc hoạch định và thực thi chính sách tiền tệ. Kết hợp chặt chẽ chính sách tiền tệ với chính sách tài khoá. Kiện toàn công tác thanh tra, giám sát hoạt động tài chính, tiền tệ. Hoàn chỉnh hệ thống pháp luật, chính sách về đất đai bảo đảm hài hoà các lợi ích của nhà nước, của người sử dụng đất, của người giao lại quyền sử dụng đất và của nhà đầu tư, tạo phương diện thuận lợi để sử dụng có hiệu quả nguồn lực đất đai cho sự phát triển, khắc phục tình trạng lãng phí và tham nhũng đất đai. Tạo lập đồng bộ và vận hành thông suốt các loại thị trường.

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là một đột phá mang tính chiến lược, là yếu tố quyết định đẩy mạnh phát triển và ứng dụng khoa học - công nghệ. Đặc biệt, coi trọng phát triển đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý giỏi, đội ngũ chuyên gia, quản trị doanh nghiệp giỏi, lao động lành nghề và cán bộ khoa học - công nghệ đầu đàn. Đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu đa dạng, đa tầng của công nghệ và trình độ phát triển của các lĩnh vực, ngành nghề. Thực hiện liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp, cơ sở sử dụng lao động, cơ sở đào tạo và nhà nước để phát triển nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu xã hội. Thực hiện các chương trình, đề án đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đối với các ngành, lĩnh vực khoa học công nghệ. Chú trọng phát hiện, bồi dưỡng, phát huy nhân tài, đào tạo nhân lực chuẩn bị cho sự hình thành môt nền kinh tế tri thức trong tương lai gần.

Thứ hai, tiếp tục thực hiện nhất quán chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần, coi các thành phần kinh tế đều là bộ phận cấu thành của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Kinh tế nhà nước phải là thành phần quan trọng và là công cụ định hướng

và điều tiết vĩ mô nền kinh tế quốc dân. Doanh nghiệp nhà nước phải đi đầu trong việc ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, nêu gương về năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế - xã hội và chấp hành pháp luật. Đẩy mạnh việc củng cố, sắp xếp, điều chỉnh cơ cấu của các doanh nghiệp nhà nước, đồng thời tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách để tạo động lực phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước, thực hiện tốt quy chế dân chủ.

Kinh tế tập thể dựa trên sở hữu của các thành viên và sở hữu tập thể liên

kết rộng rãi những người lao động, các hộ sản xuất, kinh doanh, các doanh nghiệp nhỏ và vừa, liên kết công nghiệp và nông nghiệp, doanh nghiệp nhà nước và kinh tế hộ nông thôn. Nhà nước hỗ trợ, giúp đỡ hợp tác xã đào tạo cán bộ, ứng dụng khoa học và công nghệ, cung cấp thông tin, mở rộng thị trường.

Kinh tế tư nhân cả ở nông thôn và thành thị có vị trí quan trọng lâu dài.

Nhà nước tạo phương diện và giúp đỡ phát triển, bao gồm cả các hình thức tổ chức hợp tác tự nguyện, làm vệ tinh cho các doanh nghiệp.

Phát triển kinh tế tư bản nhà nước dưới các hình thức liên doanh, liên kết giữa kinh tế nhà nước với kinh tế tư bản tư nhân trong và ngoài nước, mang lại lợi ích thiết thực cho các bên đầu tư. Chú trọng các hình thức tổ chức kinh doanh đan xen, hỗn hợp nhiều hình thức sở hữu, giữa các thành phần kinh tế với nhau, giữa trong nước và ngoài nước. Phát triển mạnh hình thức tổ chức kinh tế cổ phần nhằm huy động và sử dụng rộng rãi vốn đầu tư xã hội.

Thứ ba, đổi mới và nâng cao hiệu lực quản lý kinh tế của nhà nước, giải quyết đúng mối quan hệ giữa nhà nước với thị trường.

Trước hết, nhà nước phải tạo môi trường pháp lý thuận lợi, bình đẳng cho các doanh nghiệp cạnh tranh và hợp tác để phát triển, bằng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách, kết hợp với sử dụng lực lượng vật chất của nhà

nước để định hướng phát triển kinh tế - xã hội, khai thác hợp lý các nguồn lực của đất nước, bảo đảm cân đối vĩ mô nền kinh tế, điều tiết thu nhập, kiểm tra, thanh tra mọi hoạt động kinh doanh theo quy định của pháp luật, chống các hiện tượng buôn lậu, gian lận thương mại.

Việc tiếp theo là đổi mới các công cụ quản lý vĩ mô của nhà nước đối với nền kinh tế, trong đó đặc biệt coi trọng xây dựng và hoàn thiện hệ thống cơ chế chính sách, luật pháp, đổi mới công tác kế hoạch hóa, nâng cao chất lượng công tác xây dựng các chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; tăng cường công tác cung cấp thông tin kinh tế - xã hội trong nước và quốc tế; ứng dụng rộng rãi các thành tựu khoa học và công nghệ trong công tác dự báo, kiểm tra tình hình thực hiện ở cả cấp vĩ mô và doanh nghiệp.

Để thực hiện tốt chức năng quản lý kinh tế của mình, nhà nước phải xây dựng đồng bộ, nâng cao chất lượng và tổ chức thực hiện có hiệu quả hệ thống pháp luật, thể chế và các chính sách phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện an sinh và phúc lợi xã hội. Bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô và an ninh kinh tế. Xây dựng và tổ chức thực hiện tốt chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và bằng các nguồn lực, các chính sách hướng các quá trình phát triển kinh tế-xã hội và hệ thống kinh doanh vào những lĩnh vực cần thiết, đáp ứng mục tiêu phát triển.

Nhà nước đồng thời phải quản lý và sử dụng có hiệu quả tài sản quốc gia, thực hiện tốt chức năng chủ sở hữu đối với doanh nghiệp nhà nước. Tổ chức cung ứng các sản phẩm hàng hoá và dịch vụ thiết yếu mà khu vực kinh tế tư nhân chưa làm được hoặc không muốn làm, kiểm soát độc quyền và bảo vệ người tiêu dùng.Nhà nước quản lý điều hành nền kinh tế bằng pháp luật, tăng cường công tác giám sát, nhất là giám sát thị trường tài chính, chủ động điều tiết, giảm các tác động tiêu cực của thị trường, không can thiệp quá sâu làm sai lệch các quan hệ cung - cầu của thị trường .

Thứ tư, xây dựng và củng cố công cụ quản lý kinh tế nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật xã hội chủ nghĩa. Do vậy, hiệu lực quản lý kinh tế của nhà nước phụ thuộc cơ bản vào công cụ quản lý kinh tế của nó. Tức là hệ thống pháp luật và bộ máy hành pháp, tư pháp phải thực sự được chuẩn hóa. Để hiện thực hoá mục đích đã đề ra, Việt Nam cần nhanh chóng thực hiện phương châm: “Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật”. Nhưng để phương châm này đi vào cuộc sống như một lẽ tự nhiên, cần phải: 1) Xác định các chủ thể pháp lý, các pháp nhân, tạo điều kiện cho họ phát huy năng lực và hành động pháp lý. 2) Quy định các quyền và nghĩa vụ kinh tế: Quyền sở hữu, quyền sử dụng, quyền chuyển nhượng, quyền thừa kế, quyền phá sản. 3) Quy định luật hợp đồng kinh tế, luật bảo hộ lao động, luật bảo vệ môi trường, luật bảo hiểm xã hội. 4) Quy định luật kinh tế đối ngoại.

Tiếp đến, nhà nước cần xây dựng một hệ thống lý luận và văn bản pháp lý

về vấn đề sở hữu - một vấn đề dường như bị bỏ trống trong nền kinh tế kế hoạch

hóa, tập trung, quan liêu, bao cấp.

Sở hữu là vấn đề then chốt, cốt lõi trong kinh tế thị trường. Việt Nam là quốc gia vừa mới bước vào giai đoạn đầu kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nên luật về sở hũu còn nhiều vấn đề bất cập, chưa phản ánh kịp thời sự vận động sinh động của sản xuất. Do vậy, việc tranh chấp kinh tế xảy ra là điều không thể tránh khỏi, đa số việc tranh chấp xảy ra trong thời gian qua đều liên quan đến vấn đề sở hữu, nhất là sở hữu đất đai. Hơn nữa, ở Việt Nam hiện nay xây dựng và phát triển thể chế về sở hữu phải đảm bảo vừa thực hiện chủ trương đa dạng hoá các hình thức sở hữu cho phù hợp với kinh tế thị trường, vừa phải giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa, nên vấn đề luật sở hữu trở nên phức tạp.

Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa trong điều kiện nền kinh tế có sự chuyển đổi như Việt Nam hiện nay là một trong những nhiệm vụ khó khăn, phức tạp. Để hoàn thành được nhiệm vụ này, đòi hỏi Đảng và Nhà nước Việt Nam phải vừa làm vừa tổng kết lý luận, rút ra bài học kinh nghiệm, vừa tìm tòi khám phá những biện pháp, bước đi thích hợp. Về bản chất, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là một mô hình kinh tế vừa chịu sự chi phối bởi các

nguyên tắc khắt khe, các quy luật khắc nghiệt của thị trường tự do, vừa chịu sự chi phối bởi các nguyên tắc và bản chất của chủ nghĩa xã hội - một xã hội phải đảm bảo công ăn việc làm cho mọi người, đảm bảo công bằng, bình đẳng xã hội. Vì vậy, tất yếu việc xây dựng thể chế kinh tế phải dựa trên cơ sở nhận thức và vận dụng các quy luật của nền kinh tế thị trường tự do vào điều kiện kinh tế cụ thể của xã hội Việt Nam, tạo dựng một hệ thống pháp luật, một khuôn khổ pháp lý phù hợp cho nền kinh tế đó, đảm bảo cho nó vận hành ổn định và có hiệu quả cao, để các chủ thể kinh tế phát huy tính tự chủ trong sản xuất kinh doanh, có cơ hội tiếp cận các nguồn lực phát triển, tạo địa bàn thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh của các chủ thể hay các thành phần kinh tế.

Hệ thống pháp luật đầy đủ, đồng bộ là công cụ quan trọng để Nhà nước Việt Nam có cơ sở pháp lý trong quá trình điều hành, quản lý nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, góp phần tạo hành lang pháp lý thông thoáng, rộng mở cho tất cả các hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp, các hợp tác xã nhà nước và tư nhân. Với hệ thống pháp luật đầy đủ, đồng bộ và một nền pháp chế nghiêm ngặt, các doanh nghiệp trong và ngoài nhà nước, các doanh nghiệp nước ngoài hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam chỉ có thể làm giàu trên cơ sở tuân thủ pháp luật, đưa nền kinh tế vận hành theo tôn chỉ và mục đích của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Một phần của tài liệu Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa việt nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Trang 116 - 121)