Quan điểm của Đảng Cộng Sản Việt Nam về Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Một phần của tài liệu Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa việt nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Trang 50 - 59)

quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Tuy vấn đề xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam chính thức đặt ra trong Hội nghị đại biểu của Đảng Cộng Sản Việt Nam giữa nhiệm kỳ khoá VII (1991), nhưng nội dung vấn đề này đã được phản ánh trong các văn kiện pháp lý Việt Nam trước đó. Điều 1 Hiến pháp 1946 ghi: “Nước Việt Nam là một nước dân chủ cộng hoà. Tất cả quyền bính trong nước là của toàn thể nhân dân Việt Nam” [32, 8]. Đây là Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam độc lập thể hiện ý chí và nguyện vọng toàn dân, chấm dứt chế độ quân chủ chuyên chế tồn tại hàng ngàn năm, trong đó lần đầu tiên, ở Việt Nam, vấn đề dân chủ được đặt lên vị trí hàng đầu. Trong điều 2, Hiến pháp (sửa đổi) 1959 khẳng định: “Nước Việt Nam dân chủ cộng hoà là một nước dân chủ nhân dân” [32, 32]. Ở đây cụm từ “dân chủ cộng hòa” được thay bằng “dân chủ nhân dân”, khẳng định một cách dứt khoát hơn quyền làm chủ của nhân dân lao động.

Đại hội lần thứ VI (1986) của Đảng Cộng Sản Việt Nam đã mở ra trang sử trong lịch sử nước nhà. Đại hội đã phản ánh việc đổi mới tư duy pháp lý với quan điểm: “Quản lý đất nước bằng pháp luật chứ không chỉ bằng đạo lý, quản lý bằng pháp luật đòi hỏi phải quan tâm xây dựng pháp luật. Từng bước bổ sung và hoàn chỉnh hệ thống pháp luật để bảo đảm cho bộ máy nhà nước được tổ chức và hoạt động theo pháp luật” [13, 117].

Hội nghị lần thứ Tám Ban Chấp hành Trung Ương Đảng Cộng Sản Việt Nam khoá VII (1995) đã ra nghị quyết về việc "Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Trọng tâm là cải cách một bước nền hành chính nhà nước". Hội nghị đã nêu 5 quan điểm cơ bản cần nắm vững trong quá trình xây dựng, kiện toàn bộ máy nhà nước, trong đó có 2 vấn đề trọng tâm là: 1) Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện ba quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. 2) Tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, xây dựng Nhà nước

pháp quyền Việt Nam, quản lý xã hội bằng pháp luật, đồng thời coi trọng giáo dục, nâng cao đạo đức xã hội chủ nghĩa [16, 23-27].

Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ Khoá VII của Đảng Cộng Sản Việt Nam (1994) nêu nhiệm vụ về xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam với nội dung: “Tiếp tục xây dựng và từng bước hoàn thiện Nhà nước pháp quyền Việt Nam. Đó là nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân…do Đảng ta lãnh đạo” [17, 56].

Hội nghị lần thứ Ba Ban Chấp hành Trung Ương Đảng khoá VIII (1997) một mặt tiếp tục phát triển quan điểm, nguyên tắc cơ bản về xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, mặt khác, đã chỉ ra những khó khăn cả về phương diện nhận thức luận lẫn phương diện tổ chức trong quá trình thực hiện vấn đề này. Hội nghị nhấn mạnh “việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa trong điều kiện chuyển đổi nền kinh tế là nhiệm vụ mới mẻ, hiểu biết của chúng ta còn ít, có nhiều việc phải vừa làm, vừa tìm tòi, rút kinh nghiệm” [19, 77].

Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng Cộng Sản Việt Nam lần thứ IX (2001) xác định rằng, “Nhà nước ta là công cụ chủ yếu để thực hiện quyền làm chủ của nhân dân, là Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân. Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp” [20, 131]. Đại hội đồng thời đúc kết tư tưởng về nhà nước pháp quyền trong quá trình nhận thức, vận dụng, bổ sung, hoàn thiện cả về lý luận cũng như thực tiễn xây dựng. Quan điểm về xây dựng nhà nước pháp quyền của Đảng tại Đại hội IX đã được chính thức thể chế hoá và ghi nhận tại điều 2, Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (sửa đổi năm 2001): “Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân”.

Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X (2006), Đảng Cộng Sản Việt Nam xác định phải tiếp tục đẩy mạnh cải cách tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, phát huy dân chủ, tăng cường pháp chế. Việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã được đặt ra như một nhiệm vụ chiến lược

trong suốt thời kỳ quá độ vì mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Từ quan điểm thực tiễn, Đảng ta khẳng định: “Đẩy mạnh công cuộc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa trên các mặt”.

Đại hội lần thứ XI của Đảng Cộng Sản Việt Nam (2011) biểu quyết thông qua việc “Đẩy mạnh việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.Văn kiện đại hội nhấn mạnh: “Trong điều kiện Đảng ta là Đảng cầm quyền và có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân, phương thức lãnh đạo của Đảng chủ yếu bằng nhà nước và thông qua nhà nước” [21, 144]. Đánh giá thực tiễn xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa trong hơn hai mươi năm qua, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI ghi nhận: “Việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa được đẩy mạnh, hiệu lực và hiệu quả hoạt động được nâng lên” [21, 159].

Qua việc phân tích quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền thời gian qua, Văn kiện Đại hội XI Đảng Cộng Sản Việt Nam xác định những giải pháp cụ thể cần triển khai thực hiện trong thời gian tới là: 1) Đầu tư “nghiên cứu xây dựng, bổ sung các thể chế và cơ chế vận hành cụ thể để đảm bảo nguyên nguyên tắc tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân và nguyên tắc quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan trong việc thực hiện ba quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp”; 2) “Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách để vận hành có hiệu quả nền kinh tế và thực hiện tốt các cam kết quốc tế, bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc” [21, 246-247].

Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội

(Bổ sung, phát triển năm 2011) ghi: “Nhà nước ta là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân… do Đảng Cộng Sản Việt Nam lãnh đạo. Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp” [21, 85-86].

Trong bối cảnh toàn cầu hoá như hiện nay, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã và đang có những cơ chế, chính sách mềm dẻo, năng động trong công tác lập

pháp, hành pháp và tư pháp cho phù hợp với điều kiện và yêu cầu mới. Song, không vì thế mà xa rời mục đích, lý tưởng xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa. Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là chiến lược chính trị - xã hội lâu dài, đòi hỏi sự đóng góp trí lực, sức lực, tài lực không chỉ từ phía Đảng và Nhà nước mà cần sự đóng góp chung của toàn xã hội.

2.2.2. Những đặc trưng cơ bản của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ

nghĩa Việt Nam

Qua hơn hai mươi năm nghiên cứu, các nhà lý luận Việt Nam đã bước đầu phân tích tình hình kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội Việt Nam và đi đến quan điểm thống nhất rằng, không thể áp dụng một cách nguyên xi lý luận nhà nước pháp quyền phương Tây vào Việt Nam, vì Việt Nam có những điểm khác biệt về chế độ kinh tế - định hướng chính trị, lịch sử và bản sắc văn hóa - xã hội. Do vậy, nhiệm vụ cơ bản của các nhà lý luận Việt Nam là phải xác định rõ những đặc trưng của Nhà nước pháp quyền Việt Nam, từ đó đề xuất những giải pháp phù hợp.

Nhóm tác giả công trình KX. 04.01, Cơ sở lý luận và thực tiễn về Nhà nước

pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân đưa ra 7 đặc trưng cơ bản của

Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam: 1) Là nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. 2) Quyền lực nhà nước được tổ chức theo nguyên tắc thống nhất trên cơ sở có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện ba quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. 3) Thừa nhận vị trí tối thượng của Hiến pháp và luật trong đời sống xã hội, tổ chức và hoạt động của nhà nước thực hiện trên cơ sở Hiến pháp, pháp luật. 4) Trách nhiệm qua lại giữa nhà nước và công dân là mối quan hệ chủ đạo trong xã hội, thể hiện vai trò của một nhà nước “phục vụ”, đồng thời thể hiện trách nhiệm của công dân trước nhà nước và xã hội. 5) Gắn với xã hội dân sự. 6) Bảo đảm thực hiện nghiêm chỉnh và có thiện chí các cam kết quốc tế. 7) Là nhà nước do Đảng Cộng Sản Việt Nam lãnh đạo.

Nhóm tác giả công trình Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa

nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam như sau: 1) Là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, tất cả quyền lực thuộc về nhân dân; 2) Thực hiện quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. 3) Thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức và hoạt động của Nhà nước. 4) Tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, quản lý xã hội bằng pháp luật, đồng thời coi trọng giáo dục, nâng cao đạo đức xã hội chủ nghĩa. 5) Một Đảng cầm quyền bằng việc dựa vào lực lượng nhân dân, vào hệ thống chính trị.

Các tác giả công trình Mô hình tổ chức và hoạt động của Nhà nước pháp quyền

xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng nêu ra 6 đặc trưng của Nhà nước pháp quyền xã hội

chủ nghĩa Việt Nam như sau: 1) Là nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. 2) Tổ chức và hoạt động trên cơ sở Hiến pháp. 3) Quản lý xã hội bằng pháp luật, bảo đảm vị trí tối thượng của pháp luật trong đời sống xã hội. 4) Tôn trọng và bảo vệ quyền tự do của công dân, giữ vững mối liên hệ dân chủ giữa nhà nước và công dân, giữa nhà nước và xã hội. 5) Bảo đảm quyền lực nhà nước là thống nhất. 6) Là nhà nước do Đảng Cộng Sản Việt Nam lãnh đạo.

Trên cơ sở kế thừa có chọn lọc quan điểm của các nhà lý luận trên, chúng tôi cho rằng, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam mang đầy đủ những đặc trưng của nhà nước pháp quyền nói chung như thượng tôn pháp luật, tôn trọng quyền công dân, phân công quyền lực, được xây dựng trên nền tảng xã hội dân sự, kinh tế thị trường và bảo đảm thực hiện các cam kết quốc tế. Những đặc trưng này hiện diện trong mọi nhà nước pháp quyền, không phân biệt chế độ chính trị. Do Việt Nam là quốc gia phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa nên Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam có những đặc trưng riêng, phản ánh bản chất của chế độ. Chúng tôi khái quát những đặc trưng đó về ba điểm cơ bản sau:

Thứ nhất, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước của

nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Hơn nửa thế kỷ nay, Nhà nước Việt Nam đã

pháp năm 1980, Hiến pháp năm 1992 (đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 51/2001/QH10, ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Quốc hội khoá X). Cả bốn bản Hiến pháp trên đều khẳng định quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, nhân dân là chủ thể quyền lực nhà nước, mọi chủ trương, chinh sách của đảng, pháp luật của nhà nước đều hướng tới mục đích phục vụ nhân dân. Tuy nhiên, trong thực tế, vấn đề nhà nước của dân, do dân, vì dân, như đã nói từ trước đến nay vẫn còn nhiều điều đáng bàn. Vì trong thực tế, có một bộ phận không nhỏ cán bộ, công chức nhà nước đã lợi dụng chức vụ quyền hạn để xâm phạm quyền công dân, tham ô, lãng phí. Vì nhiều lý do khác nhau, nhân dân vẫn chưa được hưởng nhiều quyền lợi một cách trọn vẹn, chính sách xã hội mà cụ thể là vấn đề bình đẳng, công bằng xã hội còn bất cập, gây bất bình trong dư luận xã hội. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Mặc dầu ở các nước phương Tây, phản biện xã hội đã trở thành hiện thực, người dân có quyền biểu tình phản đối các chính sách của nhà nước nếu các chính sách đó không phù hợp với nguyện vọng của họ. Những cuộc biểu tình phản đối nhà nước như vậy được coi là hợp Hiến, được tổ chức chặt chẽ và có sự tham gia của các tổ chức xã hội, sự bảo vệ của cảnh sát. Nhưng ở Việt Nam, cũng như vấn đề vận động hành lang, trưng cầu dân ý, phản biện xã hội là vấn đề chưa được đem ra bàn luận công khai mang tính pháp lý.

Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam chỉ trở thành nhà nước của dân, do dân, vì dân khi: 1) Nhân dân trở thành chủ thể quyền lực nhà nước, họ có thể tham gia vào các công việc lập pháp, hành pháp, tư pháp. 2) Nhân dân là chủ thể các hoạt động bầu cử, ứng cử, tranh cử. Việc bầu cử, ứng cử là nhu cầu tự thân của hoạt động quần chúng, là một phong trào chính trị diễn ra công khai, minh bạch, tính chất bầu cử phải là hình thức phổ thông đầu phiếu trực tiếp, chứ không phải thông qua đại diện, đại biểu. 3) Nhân dân phải được chính quyền đề cử một cách luân phiên giữ các chức danh bồi thẩm đoàn trong các phiên xét xử của tòa án. Các vụ án phải được xét xử lưu động trong cộng đồng dân cư với sự tham gia đông đảo của nhân dân và giới báo chí trong, ngoài nước, chứ không phải nơi công đường nhà nước với sự bảo vệ một cách nghiêm ngặt của cảnh sát.

4) Nhân dân là chủ thể kiểm soát quyền lực nhà nước. Mọi chủ trương chính sách nhà nước phải được triển khai và thực hiện theo nguyên tắc: “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. 5) Các hoạt động của Quốc hội và hội đồng nhân dân các cấp phải diễn ra công khai thông qua các phương tiện thông tin đại chúng để nhân dân có thể theo dõi và bình luận trực tiếp.

Thứ hai, trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam quyền lực nhà nước thống nhất trên cơ sở phân công và phối hợp giữa các cơ quan lập pháp, hành

pháp, tư pháp. Nhà nước Việt Nam tuy đã hoạt động theo nguyên tắc thống nhất

quyền lực hơn bảy thập kỷ qua, nhưng nhìn chung vẫn còn nhiều vấn đề chưa được làm sáng rõ như: Bản chất của nguyên tắc tập quyền được xác định như thế nào? Quyền lực nhà nước thống nhất, tập trung vào tay ai và tập trung như thế nào? Hiểu như thế nào về nguyên tắc đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý, nhân dân lao động làm chủ? Nói cách khác, vấn đề tập trung quyền lực hay quyền lực nhà

Một phần của tài liệu Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa việt nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Trang 50 - 59)