Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong điều kiện dân trí chưa cao, chưa trải qua dân chủ tư sản

Một phần của tài liệu Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa việt nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Trang 105 - 110)

trong điều kiện dân trí chưa cao, chưa trải qua dân chủ tư sản

Sau cách mạng tháng Tám, nền giáo dục Việt Nam đã có nhiều khởi sắc, mạng lưới các trường học được xây dựng, số người đi học được tăng lên đáng kể. Nhưng nhìn chung, giáo dục Việt Nam thời kỳ này chủ yếu chạy theo phong trào, người ta quan tâm đến việc xoá nạn mù chữ mà ít để ý đến chất lượng giáo dục.

Công cuộc đổi mới mở ra cơ hội “vàng” cho nền giáo dục khi có chủ trương thành lập trường tư thục, dân lập, khi giáo dục được đưa lên thành quốc sách hàng đầu. Hiện nay, Việt Nam đã đạt trình độ phổ cập phổ thông cơ sở, tuy nhiên, ở vùng sâu, vùng xa, miền núi, hải đảo việc tái mù chữ, thất học vẫn còn. Thực trạng đó ảnh hưởng tiêu cực đến trình độ dân trí. Hơn nữa, do căn bệnh chạy theo thành tích, số lượng, theo phong trào, nên chất lượng giáo dục chưa cao, chương trình giáo dục còn lạc hậu so với thế giới. Nội dung giáo dục nặng lý thuyết, ít chú ý đến những vấn đề thực tiễn, trong đó có vấn đề pháp luật.

Trình độ mặt bằng dân trí chưa cao và nội dung giáo dục bất cập so với nhu cầu phát triển đất nước và thời đại như hiện nay ở Việt Nam đang có những ảnh hưởng tiêu cực đến việc xây dựng nhà nước pháp quyền, vì dân trí là cơ sở nền tảng cho nhận thức và hành động, dân trí là hạt nhân của văn hóa nhận thức và văn hóa ứng xử với tự nhiên và cộng đồng. Văn hóa nói chung là nền tảng trên đó xây dựng văn hóa pháp luật. Sự ảnh hưởng của dân trí đến văn hóa pháp luật, về cơ bản thể hiện trong các điểm sau:

Dân trí có một ý nghĩa rất lớn trong việc lập pháp, khi mọi người dân am hiểu cuộc sống nói chung, pháp luật nói riêng, thì họ sẽ có điều kiện và cơ hội đóng góp, bổ sung những nội dung của pháp luật nhà nước. Hiện nay, ở Việt Nam, do trình độ dân trí còn thấp, văn hóa pháp luật còn hạn chế, nên nhân dân chưa có đủ năng lực, trình độ nhận thức pháp luật để đóng góp cho Quốc hội trong lập pháp. Thực tế cho thấy, trên báo Nhân dân, và một số báo khác có đăng các dự thảo luật để nhân dân tham gia góp ý, nhưng tính hiệu quả của sự góp ý chưa cao, một trong những nguyên nhân là do trình độ nhận thức pháp luật của dân còn thiếu và yếu. Tình hình này cần được khắc phục trong thời gian tới nếu chúng ta muốn có một hệ thống luật pháp sát thực với đời sống.

Dân trí là điều kiện thực thi pháp luật, bởi vì trong một xã hội có dân trí cao, người dân sẽ am hiểu pháp luật sâu rộng, từ đó hình thành một văn hoá pháp luật cao, mà văn hóa pháp luật như đã nói chính là nền tảng cho việc thực thi pháp luật tốt. Khi mọi công dân đã am hiểu tầm quan trọng của pháp luật đối với sản xuất và đời sống thì họ sẽ tự giác chấp hành pháp luật một cách nghiêm túc mà không cần sự nhắc nhở từ phía chính quyền. Trình độ dân trí chưa cao ở Việt Nam hiện nay là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự vi phạm pháp luật, nhất là những luật thông dụng trong đời sống hàng ngày như luật hình sự, dân sự, tư pháp quốc tế. Trình độ dân trí chưa cao làm hạn chế trình độ nhận thức, dẫn đến những vi phạm về pháp lệnh dân số, làm cho dân số Việt Nam có chiều hướng gia tăng quá nhanh trong những năm gần đây, ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế và ô nhiễm môi trường, gia tăng tình trạng thất nghiệp và tệ nạn xã hội. Tình trạng dân trí chưa cao đã vô tình làm cho việc tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống có nguy cơ hồi phục ở một số vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Dân trí chưa cao cũng là nguyên nhân cơ bản dẫn đến những hành vi phạm pháp gây nhức nhối dư luận xã hội thời gian gần đây như bạo lực gia đình, bạo hành trẻ nhỏ.

Trình độ dân trí chưa cao đã tạo nên lực cản không nhỏ làm chậm tiến trình xây dựng Nhà nước pháp quyền, bởi vì luật pháp dù có đầy đủ và thích hợp

với cuộc sống, nhưng những người thực hiện nó không hiểu vai trò quan trọng của nó, không thực thi một cách đầy đủ thì pháp luật đó cũng trở nên thừa.

Dân trí có tầm quan trọng trong việc bảo vệ và giám sát pháp luật. Khi trình độ dân trí của xã hội cao, người dân sẽ có nhu cầu tự thân tìm đến pháp luật, đọc và am hiểu quyền và nghĩa vụ công dân của mình, do vậy họ sẽ tự bảo vệ. Khi dân trí phát triển cao, người dân sẽ tự tin vào những việc làm xem có vi phạm pháp luật hay không, điều này giúp họ tránh được những tiêu cực của các công chức nhà nước liên quan đến pháp luật như cảnh sát, thuế vụ, hải quan, v.v..

Tình trạng người dân phải mãi lộ cho cảnh sát trên các trục đường giao thông ở Việt Nam đa phần bắt đầu từ việc người dân không hiểu luật và sợ cảnh sát giao thông một cách vô hình. Thực trạng này đang dóng một hồi chuông cảnh tỉnh cho cả hai phía (cảnh sát và người tham gia giao thông) để xử phạt và nộp phạt cho đúng, nếu không sẽ tiếp tay cho mãi lộ, gây phiền hà cho các phương tiện tham gia giao thông, làm xấu hình ảnh của người cảnh sát nhân dân.

Trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay dân trí càng trở nên cần thiết. Sự hiểu biết, nhất là sự hiểu biết về một xã hội công nghiệp hiện đại sẽ giúp cho con người có một nếp nghĩ và cách làm phù hợp, ứng xử linh hoạt với sự thay đổi của hoàn cảnh. Dân trí phát triển sẽ tạo nên một nhu cầu tự thân của mỗi công dân trong việc thực thi và bảo vệ pháp luật, thúc đẩy tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Dân chủ là kết quả đấu tranh lâu dài của quần chúng lao động chống lại các chế độ chuyên chế. Dân chủ là một hiện tượng mang tính lịch sử, nội dung dân chủ thay đổi theo sự biến động của lịch sử và trình độ nhận thức con người. Dân chủ luôn gắn liền với chế độ chính trị và hình thức nhà nước của mỗi quốc gia. Tuy nhiên, trong xu hướng toàn cầu hoá hiện nay, dân chủ không còn bó hẹp trong phạm vi quốc gia mà đã mở rộng ra phạm vi quốc tế, xuất hiện khái niệm “dân chủ toàn cầu”. TS. Ngô Huy Cương trong cuốn Dân chủ và pháp luật dân

chủ, cho rằng một trong những thành tố đảm bảo quyền dân chủ là nhà nước pháp

thực thi nền dân chủ xã hội chủ nghĩa theo phương châm “dân chủ xã hội chủ nghĩa là dân chủ gấp triệu lần dân chủ tư sản”.

Sau cách mạng tháng 8-1945, Nhà nước dân chủ nhân dân Việt Nam được thành lập. Nhưng trong thực tế vấn đề dân chủ cũng chưa được thể hiện một cách trọn vẹn. Lý do cơ bản là chúng ta tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội từ một nước phong kiến lạc hậu, không trải qua chế độ tư bản nên chưa có những bước tập sự về dân chủ tư sản. Thực tế cho thấy, tuy còn những hạn chế nhất định, nhưng dân chủ tư sản là thành quả đấu tranh lâu dài của nhân loại. Những thành tựu mà dân chủ tư sản đạt được mang ý nghĩa cách mạng to lớn trong cuộc đấu tranh chống lại chế độ quân chủ phong kiến. Việc chưa trải qua kinh nghiệm dân chủ tư sản đã ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Về phía cán bộ công chức nhà nước, do bị ảnh hưởng của chế độ phong kiến và chế độ quan liêu, nên còn xem nhẹ vai trò dân chủ của nhân dân. Họ giải quyết công việc hành chính một cách chậm trễ, vòng vo, đôi khi cố tình gây phiền hà, sách nhiễu. Về phía người dân, do thiếu am hiểu pháp luật, nên người dân còn lúng túng, ngại khiếu tố, khiếu nại vì sợ liên lụy đến bản thân. Tình trạng này nếu không chấm dứt sẽ ảnh hưởng đến công việc hành chính nhà nước, làm chậm tiến trình xây dựng nhà nước pháp quyền. Vì một nhà nước được coi là nhà nước pháp quyền khi mọi công việc hành chính nhà nước được giải quyết nhanh gọn, dứt điểm, cụ thể theo luật định.

Trong xu hướng toàn cầu hoá hiện nay, vấn đề dân chủ liên quan mật thiết với vấn đề nhân quyền. Nhân quyền là những quyền cơ bản nhất của con người, là thành quả đấu tranh lâu dài và gian khổ của nhân loại trong cuộc đấu tranh chống lại các chế độ quân chủ chuyên chế. Nhân quyền là giá trị phổ biến toàn nhân loại theo nguyên tắc công pháp quốc tế được áp dụng ở mọi nơi và đối với mọi người, nhân quyền cũng ít nhiều mang tính đặc thù của mỗi quốc gia. Pháp luật là một trong những phương tiện quan trọng, là công cụ hữu hiệu, là biện pháp cụ thể để thực hiện và bảo vệ nhân quyền. Sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khẳng định tính thực tiễn của dân chủ, đem lại những hiệu quả thiết thực cho đời

sống. Chỉ có chủ nghĩa xã hội mới bảo đảm thực sự vấn đề dân chủ. Tuy nhiên, trong thực tế đời sống Việt Nam hiện nay, đôi lúc, đôi nơi nhiều hiện tượng vi phạm dân chủ còn xảy ra ảnh hưởng đến uy tín của nhà nước xã hội chủ nghĩa và cản trở tiến trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Trong công việc lập pháp, tuy các dự thảo luật đã được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng để lấy ý kiến đóng góp của nhân dân, nhưng sự đóng góp này mang tính hiệu quả chưa cao vì nhiều lý do như: 1) Nội dung góp ý không sâu sát, chưa thật sự thẳng thắn do lo ngại va chạm đến chính quyền. 2) Sự góp ý nếu không được viết một cách nhã nhặn thì đôi lúc bị nhà chức trách hiểu nhầm cho là sự phê phán, bất đồng chính kiến. 3) Sau khi nhận được những góp ý của nhân dân về dự thảo luật thì hầu như không có cơ quan chức trách nào trả lời hay phản hồi cho người góp ý, nên người góp ý cảm thấy sự góp ý của mình không mấy hiệu quả. Hiện tượng này cần được rút kinh nghiệm nhằm nâng cao trách nhiệm của những cơ quan có liên quan đến sự phản hồi ý kiến cho dân trong quá trình đăng tải dự thảo pháp luật.

Trong quá trình hành pháp, đôi lúc, đôi nơi còn có hiện tượng thiếu dân chủ đã gây nên tình trạng triển khai và áp dụng pháp luật không thấu tình đạt lý, gây sự bức xúc trong dư luận xã hội, và giảm tính nghiêm minh của pháp luật. Đền bù, giải tỏa đất đai là một ví dụ điển hình. Khi nhà nước có dự định xây dựng một khu công nghiệp, triển khai một dự án nào đó thì cần có sự bàn bạc trước với dân, thỏa thuận giá đền bù hợp tình, hợp lý để nhân dân sẵn lòng di dời, nhường đất cho dự án. Nếu không sự tranh chấp, khiếu kiện chắc chắn sẽ xảy ra, làm chậm tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Trong lĩnh vực tư pháp, nếu thiếu dân chủ trong quá trình điều tra xét hỏi sẽ gây nên những hậu quả xã hội khôn lường như quy oan, xử ép. Không có con số thống kê chính xác, nhưng số vụ án xử oan, sai trong mấy chục năm qua chiếm một tỷ lệ khá cao gây bất bình trong xã hội, làm cho hình ảnh người thẩm phán, quan tòa trở nên mờ nhạt khi nắm trong tay cán cân công lý.

Những phân tích trên cho thấy, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa chỉ có thể thành công khi chúng ta phát huy được dân chủ, thu hút được sự tham gia đông đảo của nhân dân vào việc lập pháp, hành pháp và tư pháp.

Một phần của tài liệu Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa việt nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Trang 105 - 110)